Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Việt Nam lên tiếng

© Ảnh : TTXVN phátNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì phiên họp thường kỳ của Bộ Ngoại giao
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì phiên họp thường kỳ của Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2022
Đăng ký
Mới đây, chính quyền Trung Quốc đã đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trong 3 tháng trên Biển Đông tại khu vực phía bắc vĩ độ 16. Phạm vi này có một phần chống lấn với vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phản ứng trước quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời không có các động thái làm phức tạp tình hình Biển Đông.

Phản ứng của Việt Nam trước lệnh cấm của Trung Quốc

Ngày 29/4/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong 3 tháng tại Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam.
Đảo Titu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Biển Đông
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận tại Biển Đông
Theo bà Hằng, lập trường của Việt Nam trước lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, đã nhiều lần được khẳng định rõ trong những năm qua.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đưa ra đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hoà bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

“Không phải lần đầu tiên”

Trước đó, nhà chức trách Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè giai đoạn 1/5-16/8 trên Biển Đông tại khu vực phía bắc vĩ độ 16. Phạm vi này có một phần chống lấn với vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra lệnh cấm này. Trong nhiều năm qua, chính quyền Bắc Kinh vẫn thường xuyên ngang nhiên đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt với cả ngư dân nước khác, tuyên bố sẽ tăng cường giám sát để bắt và xử phạt các trường hợp mà nước này coi là vi phạm.
Đá Vành Khăn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Biển Đông
Chuyên gia Việt Nam lo vấn đề Ukraina là ‘bàn đạp’ để Trung Quốc chiếm Biển Đông?
Ngày 7/4, khi có thông tin Trung Quốc sẽ tập trận trong khu vực chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982
Trước đó nữa, ngày 4/3, Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) phát thông báo về cuộc tập trận trên Biển Đông từ ngày 4 đến 15/3. Theo tọa độ nơi tập trận mà MSA cung cấp, một phần khu vực diễn ra tập trận nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phản ứng trước sự việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 7/3 đã tuyên bố, Việt Nam luôn theo sát các diễn biến tại Biển Đông, đồng thời thực thi chủ quyền và các quyền hợp pháp liên quan phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала