https://kevesko.vn/20220504/ngan-hang-nha-nuoc-siet-tin-dung-de-han-che-dau-co-15050258.html
Ngân hàng Nhà nước: Siết tín dụng để hạn chế đầu cơ
Ngân hàng Nhà nước: Siết tín dụng để hạn chế đầu cơ
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp bất động sản bày tỏ quan điểm về việc siết chặt tín dụng đối với ngành bất động sản. 04.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-04T16:34+0700
2022-05-04T16:34+0700
2022-05-04T16:34+0700
bất động sản
kinh tế
việt nam
xã hội
ngân hàng nhà nước vn
đất đai
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/04/11149102_0:26:2000:1151_1920x0_80_0_0_fdd4b15457891d279b49a41d37a901b6.jpg
Phía ngân hàngTheo ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tín dụng hiện cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái báo hiệu tương lai khả quan đối với nền kinh tế khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phục hồi tích cực.Riêng tín dụng vào bất động sản không có biến động nhiều kể từ đầu năm nay tới nay, chiếm gần 20% trong tổng dư nợ. Con số này không cao mà thấp hơn so với giai đoạn trước tăng 28%.Đồng thời, giải thích về việc một số khách vay bị chậm giải ngân khoản vay mua nhà do ngân hàng chờ cấp hạn mức tín dụng, ông Tú cho biết quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát tín dụng ngân hàng để vốn phải phục vụ cho hoạt động sản xuất, những lĩnh vực ưu tiên để khôi phục nền kinh tế.Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong cả năm, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây cũng đã có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp…Phía doanh nghiệp bất động sảnTheo trao đổi của ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM với báo Tuổi Trẻ, sau khi xảy ra một số vụ án liên quan đến huy động tín dụng bất động sản, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã có động thái kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản, tới thời điểm này, một số ngân hàng đã điều chỉnh, thông báo vẫn tiếp tục cho người dân có nhu cầu mua nhà, sửa nhà được vay.Tuy nhiên, các ngân hàng khó có thể xác định ai có nhu cầu thật, ai vay để đầu tư. Dẫn đến người dân khó tiếp cận tín dụng và với những người có nhu cầu thật, người dân buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn trong xã hội như người thân, gia đình, thậm chí cả "tín dụng đen".Chính vì thế, vị này cho rằng các ngân hàng phải kiểm soát được mục đích sử dụng của người vay tiền để hỗ trợ người vay, phải đánh giá đúng nhu cầu vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.Ý kiến chuyên giaBên cạnh đó, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng kiến nghị ngân hàng nên xem xét cấp tín dụng kịp thời các dự án tốt có phương án kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi rõ ràng, minh bạch. Bởi, dự án bất động sản được triển khai sẽ thúc đẩy các ngành vật liệu, xây dựng duy trì sản xuất và phát triển.Một lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhấn mạnh bất động sản là đầu ra của nhiều ngành nghề khác: xi măng, sắt thép cũng như việc làm... Nếu siết bất động sản chắc chắn những nhóm trên sẽ bị chững lại. Bên cạnh đó, nếu siết quá, doanh nghiệp khó vay vốn phát triển dự án dẫn đến khan hiếm nguồn cung khiến giá bất động sản sẽ tăng. Vì vậy cần kiểm soát tiền đầu cơ đất đai để tránh tạo ra bong bóng.Ông Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết với cho vay dự án, các ngân hàng chỉ loại trừ những dự án không đảm bảo pháp lý, kiểu "xí chỗ" để đó kéo theo những hệ luỵ ảnh hưởng đến người dân như không thể ra sổ cho người mua. Còn với dự án đảm bảo pháp lý, bán được hàng thì chẳng có lý do gì ngân hàng không cho vay.
https://kevesko.vn/20220426/thao-go-kho-khan-cho-thi-truong-bat-dong-san-du-lich-14931672.html
https://kevesko.vn/20220421/su-vo-ly-trong-gia-nha-va-gia-bat-dong-san-o-viet-nam-14844637.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/04/11149102_127:0:1907:1335_1920x0_80_0_0_0f35fc9310f4897faa5e3b0f1eb3f630.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bất động sản, kinh tế, việt nam, xã hội, ngân hàng nhà nước vn, đất đai
bất động sản, kinh tế, việt nam, xã hội, ngân hàng nhà nước vn, đất đai
Ngân hàng Nhà nước: Siết tín dụng để hạn chế đầu cơ
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp bất động sản bày tỏ quan điểm về việc siết chặt tín dụng đối với ngành bất động sản.
Theo ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tín dụng hiện cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái báo hiệu tương lai khả quan đối với nền kinh tế khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phục hồi tích cực.
Riêng tín dụng vào bất động sản không có biến động nhiều kể từ đầu năm nay tới nay, chiếm gần 20% trong tổng dư nợ. Con số này không cao mà thấp hơn so với giai đoạn trước tăng 28%.
Đồng thời, giải thích về việc một số khách vay bị chậm giải ngân khoản vay mua nhà do ngân hàng chờ cấp hạn mức tín dụng, ông Tú cho biết quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát tín dụng ngân hàng để vốn phải phục vụ cho hoạt động sản xuất, những lĩnh vực ưu tiên để khôi phục nền kinh tế.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong cả năm,
Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
"Thời gian qua, tín dụng vào bất động sản đã được kiểm soát rất chặt chẽ, tới đây có thể sẽ kiểm soát chặt hơn nữa. Tuy nhiên, vốn vẫn ưu tiên phục vụ nhu cầu chính đáng cho người dân mua nhà, đất để ở thật; hạn chế đáp ứng cho mục đích đầu cơ", ông Tú nói.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây cũng đã có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản,
chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp…
Phía doanh nghiệp bất động sản
Theo trao đổi của ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM với báo Tuổi Trẻ, sau khi xảy ra một số vụ án liên quan đến huy động tín dụng bất động sản, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã có động thái kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào
bất động sản, tới thời điểm này, một số ngân hàng đã điều chỉnh, thông báo vẫn tiếp tục cho người dân có nhu cầu mua nhà, sửa nhà được vay.
Tuy nhiên, các ngân hàng khó có thể xác định ai có nhu cầu thật, ai vay để đầu tư. Dẫn đến người dân khó tiếp cận tín dụng và với những người có nhu cầu thật, người dân buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn trong xã hội như người thân, gia đình, thậm chí cả "tín dụng đen".
Chính vì thế, vị này cho rằng các ngân hàng phải kiểm soát được mục đích sử dụng của người vay tiền để hỗ trợ người vay, phải đánh giá đúng nhu cầu vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng kiến nghị ngân hàng nên xem xét cấp tín dụng kịp thời các dự án tốt có phương án kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi rõ ràng, minh bạch. Bởi, dự án bất động sản được triển khai sẽ thúc đẩy các ngành vật liệu, xây dựng duy trì sản xuất và phát triển.
Một lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhấn mạnh bất động sản là đầu ra của nhiều ngành nghề khác: xi măng, sắt thép cũng như việc làm... Nếu siết bất động sản chắc chắn những nhóm trên sẽ bị chững lại. Bên cạnh đó, nếu siết quá, doanh nghiệp khó vay vốn phát triển dự án dẫn đến khan hiếm nguồn cung khiến giá bất động sản sẽ tăng. Vì vậy cần kiểm soát tiền đầu cơ đất đai để tránh tạo ra bong bóng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết với cho vay
dự án, các ngân hàng chỉ loại trừ những dự án không đảm bảo pháp lý, kiểu "xí chỗ" để đó kéo theo những hệ luỵ ảnh hưởng đến người dân như không thể ra sổ cho người mua. Còn với dự án đảm bảo pháp lý, bán được hàng thì chẳng có lý do gì ngân hàng không cho vay.