“Quý tử” của vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn được truyền thông chú ý

© Ảnh : IPPGDoanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2022
Đăng ký
William Hiếu Nguyễn (sinh năm 1999) là con trai út của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn và cựu diễn viên Lê Hồng Thủy Tiên. Hiếu Nguyễn cũng là em chồng của “ngọc nữ” Tăng Thanh Hà và nhân vật nổi tiếng trong giới Rich Kids Việt.
Ngày 7/5, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn (với đại diện là thiếu gia William Hiếu Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc IPPG), cùng Đại học Đà Lạt khai trương Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo (AIC) đầu tiên tại Lâm Đồng.

William Hiếu Nguyễn là ai?

Thế hệ F2 nhà tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn, một trong những “Rich Kids” đình đám của Việt Nam - William Hiếu Nguyễn, sinh năm 1999, là con út của ông Johnathan Hạnh Nguyễn và bà Lê Hồng Thuỷ Tiên.
William Hiếu Nguyễn, vừa tốt nghiệp Quản trị kinh doanh tại London. Được biết, khi còn học trung học, Hiếu Nguyễn từng theo học tại Trường Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (International School Ho Chi Minh City - ISHCMC).
ISHCMC là một ngôi trường quốc tế đa quốc gia, đồng giáo dục và đa văn hóa với đại diện của hơn 50 quốc tịch.
Tại đây các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh và cung cấp Chương trình Tú tài Quốc tế (Chương trình Tiểu học, Chương trình Trung học và Văn bằng IB) cho học sinh từ 2 đến 18 tuổi. Năm học 2020 -2021, học phí đối với khối lớp 12 của trường lên tới 775.300.000 đồng/năm.
© Ảnh : William Hieu NguyenWilliam Hiếu Nguyễn
William Hiếu Nguyễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2022
William Hiếu Nguyễn
Cách đây không lâu, Hiếu Nguyễn đã gây chú ý khi là một trong 4 cổ đông chủ chốt góp vốn tại Công ty cổ phần IPP Air Cargo, theo công bố gửi Bộ Giao thông Vận tải, khi xác định “nhân thân” hãng hàng không IPP Air Cargo là 100% vốn Việt Nam.
Hiếu Nguyễn cũng nằm trong ban lãnh đạo, đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Phát triển kinh doanh IPPG, phụ trách IPPTech, eDigi, các lĩnh vực công nghệ và AI, logistics và các dự án “Thành phố thông minh” của IPPG.
Hiếu Nguyễn là em chồng của nữ diễn viên Hà Tăng, em trai của Tiên Nguyễn, thường xuyên góp mặt ở các sự kiện lớn, chương trình giải trí, thời trang đình đám với đẳng cấp xứng đáng là cậu ấm nhà “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn.
Máy bay - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn chỉ còn thiếu cái gật đầu của Thủ tướng
Từng phát biểu về người con trai út của mình, ông Johnathan Hạnh Nguyễn rất tự tin về trình độ am hiểu công nghệ, AI của cậu và thừa nhận mình đã “chuyển giao thế hệ F2 thành công” trong tập đoàn để chuẩn bị cho tương lai về sau.
“Mỗi đứa con trong gia đình, tôi đào tạo theo một hướng. Phillip Nguyễn chuyên về hàng không, Thảo Tiên chuyên về phân phối hàng hiệu xa xỉ, Louis Nguyễn chuyên về hàng hiệu thứ cấp. Còn William Hiếu Nguyễn chuyên về AI, công nghệ”, báo Đầu tư trích lời tỷ phú Hạnh Nguyễn cho hay.
Cũng theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, sau này, William Hiếu Nguyễn sẽ phụ trách kỹ thuật các dự án Fintech của trung tâm tài chính do IPPG sáng lập ra.

Gây ấn tượng

Sở dĩ truyền thông bắt đầu nói đến thế hệ F2 của nhà tỷ phú Hạnh Nguyễn là vì ngày 7/5, thiếu gia nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có mặt tại lễ khánh thành Trung tâm trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Center AIC) đầu tiên tỉnh Lâm Đồng và gây ấn tượng khá mạnh.
Theo đó, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Tập đoàn IPPG) của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn đã tài trợ Trường Đại học Đà Lạt thành lập Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo AIC với mục tiêu đào tạo, định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các công dân Việt Nam từ Hàn Quốc trở về tại sân bay Cần Thơ khuya ngày 2/4.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Giữa mùa dịch, vẫn có “đại gia” muốn lập hãng bay mới
AIC mang mục tiêu tạo ra một môi trường học tập tích cực, giúp phổ cập, cập nhật kiến thức AI-Robotics cho cộng đồng, khơi dậy niềm yêu thích, đam mê AI-Robotics cho học sinh, sinh viên, ươm mầm và bồi dưỡng tài năng về AI-Robotics chất lượng cao cũng như hợp tác, nghiên cứu và phát triển ứng dụng AI trong thực tế cho tỉnh Lâm Đồng và các khu vực lân cận.
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Đà Lạt bày tỏ cảm kích sâu sắc về sự giúp đỡ và tài trợ quý báu của Tập đoàn IPPG, đặc biệt là Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn, cũng là cựu sinh viên của trường.
TS Vinh nhấn mạnh, với sự hỗ trợ của tập đoàn IPPG, sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Lâm Đồng, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, cơ sở giáo dục, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, AIC Trường Đại học Đà Lạt sẽ hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần đưa Trường Đại học Đà Lạt trở thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo AI hàng đầu của khu vực Tây Nguyên.

AIC sẽ là nơi góp phần tuyển chọn, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực AI, phục vụ hiệu quả công cuộc chuyển đổi số của tỉnh Lâm Đồng, khu vực Tây Nguyên và đất nước”, TS. Nguyễn Văn Vinh nhấn mạnh.

Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tài sản bà Thảo Vietjet Air bám đuổi ông Phạm Nhật Vượng, làm rõ “quốc tịch” IPP Air Cargo
Về phần đại diện Tập đoàn IPPG, ông William Hiếu Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc IPPG cho biết, mục tiêu của AIC là giúp học sinh, sinh viên theo đuổi ước mơ trở thành các tài năng AI, các chuyên gia AI, tạo nền tảng giúp lao động Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình.

“Bằng cách giáo dục và đưa AI vào cuộc sống, một hệ sinh thái liên kết chặt chẽ kinh tế – công nghệ đầy hứa hẹn sẽ được hình thành, góp phần đưa Việt Nam bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ và kinh tế toàn cầu”, doanh nhân Hiếu Nguyễn kỳ vọng.

Bên cạnh AIC Đại học Đà Lạt còn có khu trưng bày các giải pháp AI. Tại đây khách tham quan được tìm hiểu, trải nghiệm những sản phẩm AI đã và đang được sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới, cũng như những sản phẩm khoa học về AI của các nhóm nghiên cứu tại các trường đại học. Các mô hình robot hoàn chỉnh của học viên AIC Đại học Đà Lạt cũng được trưng bày cho khách tham quan tại đây.

Công dân toàn cầu

Với công nghệ tiên phong, AIC Trường Đại học Đà Lạt là trung tâm thứ hai (sau AIC đặt tại Đại học Quốc gia TP HCM) trong chuỗi chiến lược phát triển giáo dục trí tuệ nhân tạo trên cả nước, là nơi nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo trí tuệ nhân tạo lớn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Được biết, chương trình đào tạo của AIC sẽ sử dụng bộ giáo trình quốc tế AI, gọi tắt là K12.
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại trụ sở Công ty AIC (số 69, phố Tuệ Tĩnh) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Bộ Công an ra lệnh bắt ông Phan Huy Anh Vũ và Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Đây là bộ sách đã được mua bản quyền và Việt hóa từ bộ giáo trình AI Future Intelligent Manufacture của công ty UBtech Education (Hoa Kỳ), hiện đang được triển khai giảng dạy tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, bộ sách này đã được Hội đồng chuyên gia liên ngành khoa học máy tính, công nghệ và sư phạm thẩm định và đã được đưa vào giảng dạy tại Trung tâm AIC-ITP của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm ngoái.
Ban lãnh đạo AIC Trường Đại học Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều khóa học từ dài hạn (8 tuần) đến ngắn hạn (1 buổi/1 ngày) cho học sinh từ 8 đến 15 tuổi.
Ngoài ra, AIC Trường Đại học Đà Lạt còn có các khóa đào tạo giảng viên dạy các chương trình AI, đào tạo học sinh năng khiếu, và đào tạo các chứng chỉ AI dành cho sinh viên.
Theo Phó Tổng Giám đốc IPPG, tập đoàn sẽ tài trợ và thành lập nhiều trung tâm AIC trên khắp cả nước, với mục tiêu đào tạo, định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ, đào tạo thế hệ trẻ trở thành công dân toàn cầu để thích ứng với việc hội nhập và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của đất nước.
“Đối với IPPG, đây là trách nhiệm xã hội mà chúng tôi luôn mong muốn được thực hiện và được đóng góp”, Hiếu Nguyễn nói.
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc (CEO) CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Sự thật về bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn của AIC vừa bị Bộ Công an Việt Nam ra lệnh bắt
Đại diện tập đoàn cũng khẳng định, sau một năm tích cực phối hợp với Đại học Đà Lạt triển khai thực hiện, giờ đây tất cả chúng ta đều vui mừng khánh thành Trung tâm Giáo dục đào tạo AI đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm AIC – Đại học Đà Lạt sẽ là nơi khơi mở niềm say mê sáng tạo AI cho thế hệ trẻ, là nơi tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có thì nhập cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала