https://kevesko.vn/20220509/bo-cong-an-thi-diem-rut-tien-bang-can-cuoc-cong-dan-15113832.html
Bộ Công an thí điểm rút tiền bằng căn cước công dân
Bộ Công an thí điểm rút tiền bằng căn cước công dân
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 9/5 Bộ Công an chính thức thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip khi rút tiền mặt tại ATM tại một số ngân hàng địa bàn Hà Nội... 09.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-09T12:05+0700
2022-05-09T12:05+0700
2022-05-09T12:05+0700
việt nam
xã hội
bộ công an việt nam
ngân hàng
an ninh
giấy tờ tùy thân
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/01/12694131_0:150:2000:1275_1920x0_80_0_0_086d3a33dce583b6b7fc3ddced966449.jpg
Sáng 9/5, đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết hiện nay việc rút tiền bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip đã được triển khai thí điểm tại một số ngân hàng địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh.Đại diện C06 nhấn mạnh khi thí điểm được đưa vào thực tiễn, người dân chỉ cần sử dụng căn cước công dân gắn chip là có thể rút tiền mặt tại máy ATM của ngân hàng. Như vậy, để rút tiền mặt tại máy ATM, người dân có thêm một hình thức nữa mà không cần tới thẻ ngân hàng hay dùng mã QR trên ứng dụng ngân hàng số.Theo đại diện C06, việc sử dụng căn cước công dân gắn chip khi rút tiền mặt tại ATM giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn trong các giao dịch tài chính.Vì sau khi khách hàng quét thẻ căn cước công dân tại ATM, hệ thống ngay lập tức kiểm tra và đối chiếu thông tin trên căn cước công dân gắn chip, thay vì như trước đây, chỉ sử dụng duy nhất mật khẩu để xác nhận thông tin. Việc xác nhận thông tin cá nhân sẽ được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học của khách hàng bằng hình thức quét khuôn mặt và vân tay.Ngoài ứng dụng CCCD trong giao dịch ngân hàng, hiện nay, người dân còn có thể sử dụng thẻ gắn chip hoặc ứng dụng VNEID thay cho thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám chữa bệnh tại một số cơ sở.Theo Quyết định số 06 phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, Chính phủ kỳ vọng CCCD gắn chip sẽ từng bước thay thế, tích hợp các giấy tờ tuỳ thân trên cơ sở cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
https://kevesko.vn/20210318/bao-dong-cac-vu-an-lien-quan-den-the-can-cuoc-cong-dan-10232939.html
https://kevesko.vn/20220404/nganh-du-lich-ung-dung-chuyen-doi-so-thich-ung-de-tai-sinh-14547133.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/01/12694131_154:0:1934:1335_1920x0_80_0_0_f810941b4935122facc080e6fd9d2ebb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội, bộ công an việt nam, ngân hàng, an ninh, giấy tờ tùy thân
việt nam, xã hội, bộ công an việt nam, ngân hàng, an ninh, giấy tờ tùy thân
Bộ Công an thí điểm rút tiền bằng căn cước công dân
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 9/5 Bộ Công an chính thức thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip khi rút tiền mặt tại ATM tại một số ngân hàng địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh
Sáng 9/5, đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết hiện nay việc rút tiền bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip đã được triển khai thí điểm tại một số ngân hàng địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh.
Đại diện C06 nhấn mạnh khi thí điểm được đưa vào thực tiễn, người dân chỉ cần sử dụng căn cước công dân gắn chip là có thể rút tiền mặt tại máy ATM của ngân hàng. Như vậy, để rút tiền mặt tại máy ATM, người dân có thêm một hình thức nữa mà không cần tới thẻ ngân hàng hay dùng mã QR trên ứng dụng
ngân hàng số.
Theo đại diện C06, việc sử dụng căn cước công dân gắn chip khi rút tiền mặt tại ATM giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn trong các giao dịch tài chính.
Vì sau khi khách hàng quét thẻ căn cước công dân tại ATM, hệ thống ngay lập tức kiểm tra và đối chiếu
thông tin trên căn cước công dân gắn chip, thay vì như trước đây, chỉ sử dụng duy nhất mật khẩu để xác nhận thông tin. Việc xác nhận thông tin cá nhân sẽ được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học của khách hàng bằng hình thức quét khuôn mặt và vân tay.
"Việc triển khai thành công ứng dụng căn cước công dân gắn chip trên các giao dịch tự động sẽ hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xác thực khách hàng, giảm thời gian tác nghiệp của cán bộ. Đặc biệt, hình thức này còn loại bỏ các rủi ro giả mạo, sai sót trong quá trình tác nghiệp so với kiểm tra đối chiếu chứng minh thư thông thường trước đây", đại diện C06 trao đổi với báo Tuổi Trẻ.
Ngoài ứng dụng CCCD trong giao dịch ngân hàng, hiện nay, người dân còn có thể sử dụng thẻ gắn chip hoặc ứng dụng VNEID thay cho thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám chữa bệnh tại một số cơ sở.
Theo Quyết định số 06 phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030,
Chính phủ kỳ vọng CCCD gắn chip sẽ từng bước thay thế, tích hợp các
giấy tờ tuỳ thân trên cơ sở cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.