Dân Thổ Nhĩ Kỳ chống lại việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO
22:01 17.05.2022 (Đã cập nhật: 13:50 18.05.2022)
© AP Photo / Francois MoriTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
© AP Photo / Francois Mori
Đăng ký
Các độc giả của tờ Haber7 bình luận thông tin Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hội đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg về sự phức tạp của tiến trình Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
Nhiều người kêu gọi Ankara giữ vững lập trường phản đối, ngay cả khi có chuyện áp đặt lệnh trừng phạt chống nước Cộng hòa.
"Chúng ta nhất định không nên nói «Tán thành» với hai nước tài trợ khủng bố này, thậm chí là dưới sức ép của Hoa Kỳ và các nước EU. Cứ mặc họ ra lệnh cấm vận với chúng ta trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, cố thuyết phục để chúng ta chấp nhận cho hai nước kia vào NATO, hãy kiên quyết nói «Không!». Hãy tiến hành trưng cầu dân ý nếu cần, nhưng cứ nói «Không» và đừng nhân nhượng trước sức ép của bất kỳ ai", - một độc giả bày tỏ quan điểm.
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có thể xây dựng liên minh với Nga và trở thành cường quốc hạt nhân, để cho phương Tây và nước Mỹ quỷ tha ma bắt, và trên thế giới sẽ khôi phục sự cân bằng. Hoa Kỳ và phương Tây là mối đe dọa đối với toàn cầu", - độc giả Hakki nêu ý kiến.
"Hãy phủ quyết, nơi nào yếu mỏng thì nơi đó sẽ bị phá vỡ", - Gakko giả thiết.
"Đừng nhận họ vào NATO", - asd viết.
"Lo ngại an ninh lớn nhất của chúng ta là Hoa Kỳ. Sự trợ giúp mà Thụy Điển và Phần Lan dành cho bọn khủng bố chẳng là gì so với những gì người Mỹ đang làm ... Hoàn toàn rõ ràng là những vũ khí mà Hoa Kỳ từ chối chúng ta thì người Mỹ lại đem cung cấp cho kẻ thù của chúng ta", - Nrc tố cáo.
"NATO đâu phải là bạn của chúng ta. Mục tiêu của họ là một nước Thổ Nhĩ Kỳ yếu ớt để có thể lợi dụng", - độc giả tóm tắt.
Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO
Hôm Chủ nhật, Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội cầm quyền ở Thụy Điển công bố quyết định xin gia nhập NATO. Có lưu ý rằng nếu được chấp thuận, Stockholm sẽ phản đối việc triển khai vũ khí hạt nhân và các căn cứ quân sự trên lãnh thổ đất nước này. Phần Lan cũng chính thức quyết định gia nhập khối Liên minh quân sự.
Tuy nhiên, sau đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng không thể tán thành để hai nước nói trên gia nhập liên minh, vì họ không dẫn độ trao cho Ankara các thành viên trong tổ chức của nhà truyền đạo Hồi giáo Fethullah Gülen (FETO) và đảng Công nhân Kurdistan mà Thổ Nhĩ Kỳ đang truy nã.