Sau nỗ lực của Thủ tướng Chính, LHQ hứa giúp Việt Nam loại bỏ dần điện than

CC0 / Pixabay / Tòa nhà Liên hợp quốc ở New York
Tòa nhà Liên hợp quốc ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2022
Đăng ký
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhắn gửi đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rằng, Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong thiết lập quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng với Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Đặc biệt, Tổng Thư ký Antonio Guterres cho biết, LHQ hoàn toàn ủng hộ nỗ lực bỏ dần điện than của Việt Nam vào năm 2040.

Liên Hợp Quốc hỗ trợ Việt Nam giảm điện than, tăng điện tái tạo

Ngày 18/5 (theo giờ Washington), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã có cuộc tiếp xúc với Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về vấn đề khí hậu, Trợ lý Tổng Thư ký Selwin Hart.
Tại đây, ông Selwin Hart đã trao thư của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong thiết lập quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng với Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), theo TTXVN.
Theo đó, trong thư Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã chúc mừng Việt Nam đã quyết định đưa ra cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị lần thứ 26 các nước thành viên Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-26) về việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và giảm tiêu thụ điện than trong nước.
Tổng Thư ký Antonio Guterres khẳng định Liên Hợp Quốc hoàn toàn ủng hộ nỗ lực bỏ dần điện than của Việt Nam vào năm 2040.
Ông Guterres cũng hoan nghênh thỏa thuận gần đây của các nước G7 ưu tiên Việt Nam để thiết lập quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang cảm ơn sự hỗ trợ mà Liên Hợp Quốc và cá nhân Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc dành cho Việt Nam.
Đại sứ cũng cam kết sẽ sớm chuyển thư tới Thủ tướng Chính phủ và nhấn mạnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trợ lý Tổng Thư ký Selwin Hart và các cơ quan Liên Hợp Quốc về vấn đề này.
Container chứa than - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Lo khủng hoảng “vàng đen” và năng lượng, Việt Nam sẽ mua than từ châu Phi

G7 sẽ hỗ trợ tài chính cho Việt Nam

Các nước G7 sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và Indonesia, nhằm thúc đẩy các quốc gia này chuyển đổi từ nhiệt điện than sang sử dụng năng lượng tái tạo.
Hôm 16/5, Nikkei Asia thông tin cho biết, các thành viên G7 sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi phát điện từ nguồn than đá chủ lực sang năng lượng tái tạo nhằm đẩy nhanh quá trình giảm carbon.

“Trước hết G7 sẽ hỗ trợ sẽ được cung cấp cho Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Senegal”, - thông tin nêu.

Một thỏa thuận dự kiến sẽ đạt được sớm nhất trong hội nghị các Bộ trưởng môi trường, khí hậu và năng lượng G7 vào cuối tháng này.
G7 được kỳ vọng cũng sẽ mở rộng khuôn khổ hỗ trợ. Nhật Bản và Mỹ dự kiến ​​sẽ là những nước hỗ trợ chính cho Indonesia, với các thành viên G7 và Liên minh châu Âu đóng vai trò là đối tác.

“Trong khi đó, Anh và EU sẽ là những nước hỗ trợ cho Việt Nam”, - Nikkei cho hay.

Sáng kiến ​​này cũng sẽ khai thác quỹ dự kiến ​​và kế hoạch tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho quá trình chuyển đổi sớm khỏi than ở Đông Nam Á.
Trước đó, Nam Phi là một trong số các nước nhận được hỗ trợ nhằm hạn chế than đá tại Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vào năm 2021.
Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã cam kết hỗ trợ 8,5 tỷ USD để đẩy nhanh việc đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo của Nam Phi năng lượng và việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than ở quốc gia này.

Nỗ lực của Thủ tướng

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner ở Mỹ.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng, định hướng chiến lược và dẫn dắt hiện nay của UNDP trong hệ thống phát triển Liên Hợp Quốc trong thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì Phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đồng thời cảm ơn UNDP đã luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tái thiết, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội trong gần 50 năm qua.
Đặc biệt, Thủ tướng hoan nghênh Chương trình Hành động Năng lượng Liên Hợp Quốc (UN-Energy Plan of Action) mà Liên Hợp Quốc vừa phát động và cá nhân ông Achim Steiner là Đồng Chủ tịch, với mục tiêu hỗ trợ các nước chuyển đổi năng lượng công bằng, giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam đã thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 và hiện đang triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025 nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2025 trở thành nước phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Việt Nam thiếu than sản xuất điện
Đến năm 2030 trở thành nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; tiến tới đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Ông Chính cho biết, đây là những mục tiêu rất lớn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Mặt khác, Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức khi đại dịch COVID-19 đang gia tăng bất bình đẳng và trầm trọng hóa nhiều vấn đề hiện hữu.
Với những lập luận này, Thủ tướng đánh giá cao các mục tiêu trong Chương trình hợp tác Việt Nam-UNDP giai đoạn 2022-2026 vừa được hai bên thông qua, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội xanh và bền vững và tăng cường sức chống chịu với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng cũng cho biết sẽ chỉ đạo các bộ, ngành cùng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UNDP trong triển khai Chương trình hợp tác cũng như tiếp tục tham vấn chính sách, hợp tác kỹ thuật với UNDP về các lĩnh vực Việt Nam đang quan tâm, trong đó có chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và trung hòa các-bon, phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19 theo hướng xanh và bền vững.
Nhằm cụ thể hóa các cam kết vừa qua của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai các biện pháp mạnh mẽ, tổng thể, toàn diện để giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, quá trình công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thu hút các nguồn đầu tư, tài chính, công nghệ xanh vào Việt Nam để hỗ trợ nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Thủ tướng đề nghị UNDP tiếp tục tư vấn kỹ thuật, chuyên môn cho Việt Nam để đạt thoả thuận thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng với các nước G7”, - Chính phủ cho hay.

Nhà lãnh đạo cũng đồng thời đề nghị UNDP hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược huy động tài chính khí hậu từ các đối tác phát triển khi các biện pháp giảm phát thải trong các lĩnh vực từ nay đến năm 2050 ở Việt Nam đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, ước từ 350-400 tỷ đô la.
Thủ tướng đánh giá cao việc UNDP và các đối tác quốc tế khác đã tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai nhiều chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn trong nước và mong muốn UNDP sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam về tài chính, kỹ thuật, nâng cao năng lực, nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Về phía UNDP, ông Achim Steiner chúc mừng những thành tựu to lớn Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn.

“Việt Nam là một hình mẫu trong phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các Mục tiêu SDGs, mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho LHQ và cộng đồng quốc tế”, - ông Steiner nói.

Đại diện UNDP đặc biệt ấn tượng trước ứng phó linh hoạt, đúng đắn của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, những hướng đi, cam kết mạnh mẽ đi đầu của Việt Nam về phục hồi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các đột phá về thể chế, nhân lực và cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế số.
Tổng Giám đốc UNDP khẳng định UNDP có những ấn tượng hết sức tốt đẹp về đất nước con người Việt Nam, tự hào hơp tác với Việt Nam về tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo trong giai đoạn phát triển mới hết sức quan trọng.
UNDP luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn chính sách và vận động nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới của Việt Nam, đặc biệt đối với xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo hướng xanh, bền vững và bao trùm, thu hút các nguồn đầu tư, tài chính, công nghệ xanh vào Việt Nam để hỗ trợ nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Tại sao Việt Nam quyết định xuất hơn 2 triệu tấn than trong năm 2022?

“Rất mong Việt Nam là hình mẫu châu Á-Thái Bình Dương, giúp các nước cần đầu tư, chuyển đổi năng lượng, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường”, - Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc kỳ vọng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала