https://kevesko.vn/20220522/tu-tru-cua-viet-nam-la-ai-15295946.html
“Tứ trụ” của Việt Nam là ai?
“Tứ trụ” của Việt Nam là ai?
Sputnik Việt Nam
Theo Kết luận số 35-KT/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ... 22.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-22T15:50+0700
2022-05-22T15:50+0700
2022-05-22T15:50+0700
việt nam
đảng cộng sản việt nam
chính phủ
quốc hội việt nam
phạm minh chính
nguyễn xuân phúc
nguyễn phú trọng
vương đình huệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/04/15053833_0:0:1417:798_1920x0_80_0_0_076fc5cdb488b3194be06eded1e384f0.jpg
Nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.“Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh”Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (Kết luận số 35-KT/TW ngày 05/5/2022).Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị của Việt Nam đã được hình thành, bổ sung và phát triển qua nhiều giai đoạn. Đã cơ bản bảo đảm được sự ổn định và đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.Do vậy, Bộ Chính trị cho rằng, cần thiết phải rà soát, sắp xếp các chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở bảo đảm nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới, nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 26 - NQ/TW, Nghị quyết số 27 - NQ/TW khoá XII và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.Lãnh đạo chủ chốt - “Tứ trụ” của Việt Nam là ai?Sau khi xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị kết luận ban hành danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.Theo đó, Bộ máy chính trị của Việt Nam được tổ chức theo ba nhóm chính dưới sự lãnh đạo tối cao của Đảng với các nhóm danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương.Một là nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc.Như vậy, các chức danh “quan trọng nhất” – vốn được coi là “Tứ trụ” của Việt Nam hiện nay chính là các vị trí người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.Trong đó, chức danh Tổng Bí thư là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, chủ trì công việc của Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quyền hạn khác.Theo Điều 4 Hiến pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.Hiện nay, Tổng Bí thư cũng kiêm nhiệm Bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng hiện đang nắm giữ cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.Tiếp đó, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, theo Hiến pháp 2013. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.Chủ tịch nước giữ nhiệm vụ và quyền hạn như: Công bố Hiến pháp, luật; Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tặng thưởng huân chương, huy chương, quyết định cho nhập, thôi quốc tịch; Thống lĩnh lực lượng vũ trang; Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước…Hiện tại, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đang nắm cương vị Chủ tịch nước và cũng là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo, điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Thủ tướng Chính phủ được giao các quyền hạn về tổ chức nhân sự như: đề nghị Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các cơ quan ngang bộ; đề nghị Quốc hội phê chuẩn phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quang ngang bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… Hiện đồng chí Phạm Minh Chính đang là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.Chủ tịch Quốc hội (trước đây còn gọi là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1945–1960) hoặc Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960–1976)) là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Đồng chí Vương Đình Huệ hiện đang giữ cương vị người đứng đầu Quốc hội Việt Nam.Ngoài ra, theo Kết luận số 35, nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lýThứ hai là nhóm chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.Trong đó, nhóm chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý gồm 3 bậc.Bậc 1 gồm có: Ủy viên Trung ương chính thức (Ủy viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác); Trưởng ban đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Bậc 2 gồm có: Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; Chủ tịch HĐND, UBND TP Hà Nội, TP.HCM; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Bậc 3 gồm có: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.Cán bộ diện Ban Bí thư quản lýTại Việt Nam, các chức danh do Ban Bí thư quản lý cũng chia thành 3 bậc.Bậc 1 gồm có: Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chánh án TAND Tối cao: Phó Viện trưởng VKSND Tối cao.Bậc 2 gồm có: Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn; Phó bí thư tỉnh ủy, thành uỷ, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; Trợ lý các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.Bậc 3 gồm có: Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thẩm phán TAND Tối cao, Kiểm sát viên VKSND Tối cao.Ba là khung chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.Nhóm này gồm có các cấp: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng và tương đương; Phó trưởng phòng và tương đương; cán bộ xã, phường, thị trấn.“Chỉ điều chỉnh những vị trí thật sự bất hợp lý”Bộ Chính trị yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương quán triệt và thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị; chịu trách nhiệm tiếp tục rà soát, sắp xếp các chức danh, chức vụ theo phân cấp quản lý bảo đảm đồng bộ, thống nhất với danh mục do Bộ Chính trị ban hành. Đồng thời bảo đảm sự kế thừa, ổn định của tổ chức bộ máy, chỉ điều chỉnh những vị trí thật sự bất hợp lý hoặc chưa được sắp xếp; một người đảm nhiệm nhiều chức vụ thì lấy chức vụ cao nhất đề xác định chức danh lãnh đạo.Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương xây dựng đề án danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, Công an; đồng bộ, thống nhất với các chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị. Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định nội dung.Bộ Chính trị cũng yêu cầu Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về vị trí công tác, số lượng chức danh, chức vụ cán bộ và bảng lương chức vụ đồng bộ với bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị do Bộ Chính trị ban hành.Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận này.Cùng với Kết luận số 35-KT/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ nhằm bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; giải quyết hài hòa giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài. Tuy vậy, vẫn không làm “phình to” bộ máy, tăng thêm chức danh và cán bộ luân chuyển phải trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển.
https://kevesko.vn/20210428/tu-tru-viet-nam-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-o-dau-10438610.html
https://kevesko.vn/20210331/vi-sao-viet-nam-lai-chon-ong-vuong-dinh-hue-vao-tu-tru-10302857.html
https://kevesko.vn/20220219/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-da-noi-gi-voi-nhung-nguyen-lanh-dao-nhu-ong-nguyen-tan-dung-13813969.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/04/15053833_51:0:1402:1013_1920x0_80_0_0_76996cda173bd731a755d44d7783bf57.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đảng cộng sản việt nam, chính phủ, quốc hội việt nam, phạm minh chính, nguyễn xuân phúc, nguyễn phú trọng, vương đình huệ
việt nam, đảng cộng sản việt nam, chính phủ, quốc hội việt nam, phạm minh chính, nguyễn xuân phúc, nguyễn phú trọng, vương đình huệ
Nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.
“Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh”
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (Kết luận số 35-KT/TW ngày 05/5/2022).
Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị của Việt Nam đã được hình thành, bổ sung và phát triển qua nhiều giai đoạn. Đã cơ bản bảo đảm được sự ổn định và đáp ứng yêu cầu
công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Tuy nhiên, do chưa có quy định tổng thể, đồng bộ về chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều thứ bậc, nên việc vận dụng chức vụ tương đương trong sắp xếp, bố trí cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ còn nhiều bất cập...”, - Bộ Chính trị nêu.
Do vậy, Bộ Chính trị cho rằng, cần thiết phải rà soát, sắp xếp các chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở bảo đảm nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới, nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 26 - NQ/TW, Nghị quyết số 27 - NQ/TW khoá XII và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Lãnh đạo chủ chốt - “Tứ trụ” của Việt Nam là ai?
Sau khi xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị kết luận ban hành danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Theo đó, Bộ máy chính trị của Việt Nam được tổ chức theo ba nhóm chính dưới sự lãnh đạo tối cao của Đảng với các nhóm danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương.
Một là nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc.
“Trong đó, nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt bao gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”, - Bộ Chính trị nêu rõ.
Như vậy, các chức danh “quan trọng nhất” – vốn được coi là “Tứ trụ” của Việt Nam hiện nay chính là các vị trí người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.
Trong đó, chức danh Tổng Bí thư là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, chủ trì công việc của Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quyền hạn khác.
Theo Điều 4 Hiến pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
Hiện nay, Tổng Bí thư cũng kiêm nhiệm Bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng hiện đang nắm giữ cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiếp đó, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, theo Hiến pháp 2013. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Chủ tịch nước giữ nhiệm vụ và quyền hạn như: Công bố Hiến pháp, luật; Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tặng thưởng huân chương, huy chương, quyết định cho nhập, thôi quốc tịch; Thống lĩnh lực lượng vũ trang; Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước…
Hiện tại, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đang nắm cương vị Chủ tịch nước và cũng là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo, điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ được giao các quyền hạn về tổ chức nhân sự như: đề nghị Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các cơ quan ngang bộ; đề nghị Quốc hội phê chuẩn phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quang ngang bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… Hiện đồng chí Phạm Minh Chính đang là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội (trước đây còn gọi là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1945–1960) hoặc Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960–1976)) là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội –
cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Đồng chí Vương Đình Huệ hiện đang giữ cương vị người đứng đầu Quốc hội Việt Nam.
Ngoài ra, theo Kết luận số 35, nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
Thứ hai là nhóm chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Trong đó, nhóm chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý gồm 3 bậc.
Bậc 1 gồm có:
Ủy viên Trung ương chính thức (Ủy viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác); Trưởng ban đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bậc 2 gồm có: Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; Chủ tịch HĐND, UBND TP Hà Nội, TP.HCM; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bậc 3 gồm có: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Cán bộ diện Ban Bí thư quản lý
Tại Việt Nam, các chức danh do Ban Bí thư quản lý cũng chia thành 3 bậc.
Bậc 1 gồm có: Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chánh án TAND Tối cao: Phó Viện trưởng VKSND Tối cao.
Bậc 2 gồm có: Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn; Phó bí thư tỉnh ủy, thành uỷ, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; Trợ lý các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.
Bậc 3 gồm có: Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thẩm phán TAND Tối cao, Kiểm sát viên VKSND Tối cao.
Ba là khung chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.
Nhóm này gồm có các cấp: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng và tương đương; Phó trưởng phòng và tương đương; cán bộ xã, phường, thị trấn.
“Chỉ điều chỉnh những vị trí thật sự bất hợp lý”
Bộ Chính trị yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương quán triệt và thực hiện
Kết luận của Bộ Chính trị; chịu trách nhiệm tiếp tục rà soát, sắp xếp các chức danh, chức vụ theo phân cấp quản lý bảo đảm đồng bộ, thống nhất với danh mục do Bộ Chính trị ban hành. Đồng thời bảo đảm sự kế thừa, ổn định của tổ chức bộ máy, chỉ điều chỉnh những vị trí thật sự bất hợp lý hoặc chưa được sắp xếp; một người đảm nhiệm nhiều chức vụ thì lấy chức vụ cao nhất đề xác định chức danh lãnh đạo.
Quân ủy Trung ương,
Đảng ủy Công an Trung ương xây dựng đề án danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, Công an; đồng bộ, thống nhất với các chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị. Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định nội dung.
Bộ Chính trị cũng yêu cầu Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về vị trí công tác, số lượng chức danh, chức vụ cán bộ và bảng lương chức vụ đồng bộ với bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị do Bộ Chính trị ban hành.
Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận này.
Cùng với Kết luận số 35-KT/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ nhằm bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; giải quyết hài hòa giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài. Tuy vậy, vẫn không làm “phình to” bộ máy, tăng thêm chức danh và cán bộ luân chuyển phải trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển.