https://kevesko.vn/20220523/csto-se-mo-rong-15312503.html
CSTO sẽ mở rộng?
CSTO sẽ mở rộng?
Sputnik Việt Nam
Không có gì ngạc nhiên trước việc NATO mở rộng thì Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cũng sẽ buộc phải mở rộng. Vấn đề còn lại là thời điểm chín muồi. 23.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-23T15:00+0700
2022-05-23T15:00+0700
2022-05-23T15:00+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
csto
chính trị
nato
nga
armenia
azerbaijan
gruzia
kazakhstan
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/17/15313710_0:343:2647:1832_1920x0_80_0_0_d2c4201aea0db9cde7e7603ebe2c6982.jpg
Vào ngày 16/5 vừa qua, tại Moskva đã diễn ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước An ninh Tập thể và kỷ niệm 20 năm thành lập CSTO. Tuyên bố của các thành viên của Hội đồng An ninh Tập thể đã được thông qua.Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp với các nguyên thủ các nước thành viên CSTO rằng, CSTO đã giành được uy tín chỉ trong vài năm, trở thành một cấu trúc phòng thủ khu vực hiệu quả.CSTO - một cấu trúc phòng thủ khu vực hiệu quảTổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) được thành lập tại Tashkent (Uzbekistan) ngày 15/5/1992 bởi một hiệp ước được ký kết giữa 9 quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết bao gồm: Liên bang Nga, Armenia, Azerbaijan, Balarus, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Tổ chức này cũng có hai quan sát viên là Afghanistanvà Serbia. Bên cạnh đó, khối này còn có một ứng cử viên tiềm năng (được hiểu là sẽ gia nhập trong tương lai) là Iran, đồng minh chiến lược của Liên bang Nga.Sau 30 năm, do những tranh chấp nội bộ cũng như sự bất ổn chính trị của một số quốc gia, đã có 3 thành viên tuyên bố rời khỏi CSTO gồm Azerbaijan và Gruzia (cùng năm 1999), Uzbekistan (2 lần vào các năm 1999 và 2012). Hiện nay, CSTO chỉ còn 6 thành viên thì 5/6 thành viên đều là các quốc gia sáng lập SNG (trừ Tajikistan): Tuy nhiên, khi quan hệ Nga – NATO, Nga – Mỹ cũng như hai biến động xảy ra ở Trung Á là Mỹ rút khỏi Afghanistanvà bạo loạn ở Kazakhstan thì người ta mới thấy vai trò của CSTO được bộc lộ, đặc biệt là sự biến ở Kazakhstan.Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina sẽ quyết định không chỉ nền an ninh của Nga mà còn quyết định việc CSTO có thể tiếp tục mở rộng hay khôngMột ngày trước khi các nguyên thủ quốc gia của các nước thành viên CSTO gặp cấp cao ở Kremli, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin bày tỏ tin tưởng rằng, CSTO sẽ mở rộng ra hàng chục quốc gia trong tương lai.Theo nhà bình luận Nguyễn Hoàng, đây là một ý tưởng không mới. Trong lịch sử, các cường quốc trên thế giới đều bằng cách này hay cách khác tập hợp một liên minh, một khối các quốc gia tương hợp với mình để khuếch trương sức mạnh của bản thân mình trong cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược ở các khu vực hay rộng hơn là trên toàn cầu.Vì vậy, cùng với những thành công của Nga trong việc “tiễu phỉ thành công ở Chechnya (2000), triệt phá các bàn đạp gần và xa của NATO tại Gruzia (2008) và Syria (2014-2018), chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina sẽ quyết định không chỉ nền an ninh của Nga mà còn quyết định việc CSTO có thể tiếp tục mở rộng, làm đối trọng với NATO ở Châu Âu cũng như làm đối trọng với Mỹ trong cuộc tranh chấp địa chiến lược toàn cầu.Nếu CSTO được mở rộng, thì đó sẽ là một đối trọng mới với NATOGần đây, một số chuyên gia quan hệ quốc tế và các nhà phân tích có ý kiến rằng, Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể mang phong cách của Tổ chức hiệp ước Warszawa.Một số nhà quan sát cho rằng Tổ chức này được Nga thành lập để thay thế khối Hiệp Ước Hữu Nghị, Hợp Tác, và Tương Trợ Warszawa và lấy cớ đó để biện luận cho việc duy trì và mở rộng khối NATO sang phía Đông.Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, xét về tổng thể thì CSTO phù hợp hơn với “Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG/CIS), một thực thể liên minh lỏng lẻo được lập ra bởi Thỏa thuận Bialowieza ngày 8-12-1991. Những giới hạn đó cũng phù hợp với những tuyên bố gần đây của Điện Kremlin rằng nước Nga cần có không gian an ninh của mình trong khuôn khổ biên giới các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Điều này khác với nhiệm vụ của khối Warszawa trước đây là bảo đảm an ninh cho Liên Xô và toàn bộ 7 quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đối đầu trực tiếp với khối NATO ở Tây Âu.Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng cũng có bình luận: Không có gì ngạc nhiên trước việc NATO mở rộng thì CSTO cũng sẽ buộc phải mở rộng. Vấn đề còn lại là thời điểm chín muồi. Và xa hơn một chút thì một chiến thắng cuối cùng của Nga tại Ukraina sẽ là thời điểm chín muồi đó, bất chấp việc Mỹ và NATO thi thố bất cứ biện pháp gì để ngăn chặn chiến thắng đó. Bàn cờ chính trị Châu Âu sẽ thay đổi, ít nhất là tương tự với thời điểm cách đây một thế kỷ, khi nước Nga - Xô Viết đánh bại các thế lực bạch vệ và liên quân 14 nước phương Tây để cho ra đời một kiểu nhà nước hoàn toàn mới trong lịch sử loài người.
https://kevesko.vn/20220523/hoa-ky-ghi-nhan-moi-de-doa-voi-an-ninh-chau-au-khi-nato-mo-rong-15294078.html
https://kevesko.vn/20220522/chuyen-gia-tho-nhi-ky-tim-ra-giai-phap-thay-the-nato-cho-ankara-15289024.html
https://kevesko.vn/20220515/bo-truong-quoc-phong-belarus-khong-loai-tru-viec-mo-rong-csto-15200031.html
https://kevesko.vn/20220516/ong-lukashenko-keu-goi-di-theo-con-duong-trung-quoc-trong-cuoc-chien-thong-tin-chong-phuong-tay-15214053.html
armenia
azerbaijan
gruzia
kazakhstan
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/17/15313710_0:63:2647:2048_1920x0_80_0_0_81b5dc9bbcfe10a1b9b394505a992a45.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, csto, chính trị, nato, nga, armenia, azerbaijan, gruzia, kazakhstan, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina
quan điểm-ý kiến, tác giả, csto, chính trị, nato, nga, armenia, azerbaijan, gruzia, kazakhstan, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina
Vào ngày 16/5 vừa qua, tại Moskva đã diễn ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước An ninh Tập thể và
kỷ niệm 20 năm thành lập CSTO. Tuyên bố của các thành viên của Hội đồng An ninh Tập thể đã được thông qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp với các nguyên thủ các nước thành viên CSTO rằng, CSTO đã giành được uy tín chỉ trong vài năm, trở thành một cấu trúc phòng thủ khu vực hiệu quả.
CSTO - một cấu trúc phòng thủ khu vực hiệu quả
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) được thành lập tại Tashkent (Uzbekistan) ngày 15/5/1992 bởi một hiệp ước được ký kết giữa 9 quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết bao gồm: Liên bang Nga, Armenia, Azerbaijan, Balarus, Gruzia,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Tổ chức này cũng có hai quan sát viên là Afghanistanvà Serbia. Bên cạnh đó, khối này còn có một ứng cử viên tiềm năng (được hiểu là sẽ gia nhập trong tương lai) là Iran, đồng minh chiến lược của Liên bang Nga.
Sau 30 năm, do những tranh chấp nội bộ cũng như sự bất ổn chính trị của một số quốc gia, đã có 3 thành viên tuyên bố rời khỏi CSTO gồm Azerbaijan và Gruzia (cùng năm 1999), Uzbekistan (2 lần vào các năm 1999 và 2012).
Hiện nay, CSTO chỉ còn 6 thành viên thì 5/6 thành viên đều là
các quốc gia sáng lập SNG (trừ Tajikistan):
"Trong quá trình tồn tại, vai trò của CSTO khá mờ nhạt do có nhiều quy định ngăn cản việc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên. Chỉ khi một trong các thành viên có lời kêu gọi trợ giúp thì cơ chế can thiệp mới được kích hoạt. Nguyên nhân thứ hai là tình hình an ninh đối ngoại của các quốc gia trong khối nhìn chung được bảo đảm bởi nhiều thành viên của khối này không nằm trên địa bàn quan trọng trong cạnh tranh chiến lược toàn cầu", - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Tuy nhiên, khi
quan hệ Nga – NATO, Nga – Mỹ cũng như hai biến động xảy ra ở Trung Á là Mỹ rút khỏi Afghanistanvà bạo loạn ở Kazakhstan thì người ta mới thấy vai trò của CSTO được bộc lộ, đặc biệt là sự biến ở Kazakhstan.
"Kể từ khi người đứng đầu Nhà nước Kazakhstan đưa ra lời kêu gọi tợ giúp cho đến khi Liên quân CSTO do Nga dẫn đầu dẹp tan cuộc bạo loạn do các phần tử có vũ trang từ bên ngoài xâm nhập gây ra chỉ vỏn nện không quá 10 ngày. Một hành động mau lẹ như vậy khiến người ta liên tưởng đến các sự kiện đã diễn ra ở Hungary (1956) và Tiệp Khắc (1968) khi cơ chế trợ giúp chính trị-quân sự của Khối Warszawa được kích hoạt”, - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
"Tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi. Chúng ta đang chứng kiến việc hình thành rõ rệt những trục mới, thế giới đa cực đang hình thành trước mắt chúng ta. CSTO bắt đầu có hành động làm ta liên tưởng tới Khối Hiệp ước Warszawa trước đây. Đúng như Tổng thống Nga đã đánh giá: CSTO là một cấu trúc phòng thủ khu vực hiệu quả. Theo lời Tổng thống Vladimir Putin, một loạt các cuộc tập trận chung của CSTO ở Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan đã được lên kế hoạch vào mùa thu năm nay. Những cuộc tập trận này sẽ phục vụ cho việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và mức độ phối hợp của các cơ cấu quân sự của các quốc gia của tổ chức này”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina sẽ quyết định không chỉ nền an ninh của Nga mà còn quyết định việc CSTO có thể tiếp tục mở rộng hay không
Một ngày trước khi các nguyên thủ quốc gia của các nước thành viên CSTO gặp cấp cao ở Kremli, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin bày tỏ tin tưởng rằng,
CSTO sẽ mở rộng ra hàng chục quốc gia trong tương lai.
Theo nhà bình luận Nguyễn Hoàng, đây là một ý tưởng không mới. Trong lịch sử, các cường quốc trên thế giới đều bằng cách này hay cách khác tập hợp một liên minh, một khối các quốc gia tương hợp với mình để khuếch trương sức mạnh của bản thân mình trong cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược ở các khu vực hay rộng hơn là trên toàn cầu.
“Căn cứ tình hình hiện tại thì với sự trỗi dậy thứ hai từ nước Nga (sau Trung Quốc) vai trò độc tôn cai trị toàn cầu của Mỹ đang bị đe dọa, Và Mỹ thông qua cánh tay nối dài ở Châu Âu là NATO, đã “mượn” chính quyền thân phương Tây ở Ukraina là bàn đạp phản kích Nga. Và Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là một đòn “tiên phát chế nhân” của Nga nhằm vào NATO giống như đòn “tiên phát chế nhân” của Thái sư Đại Việt Lý Thường Kiệt năm 1076 vào đất Tống (Trung Quốc) nhằm chế ngự cuộc xâm lăng của Nhà Tống”, - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng phân tích trong trả lời phỏng vấn của Sputnik
Vì vậy, cùng với những thành công của Nga trong việc “tiễu phỉ thành công ở Chechnya (2000), triệt phá các bàn đạp gần và xa của
NATO tại Gruzia (2008) và Syria (2014-2018), chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina sẽ quyết định không chỉ nền an ninh của Nga mà còn quyết định việc CSTO có thể tiếp tục mở rộng, làm đối trọng với NATO ở Châu Âu cũng như làm đối trọng với Mỹ trong cuộc tranh chấp địa chiến lược toàn cầu.
Nếu CSTO được mở rộng, thì đó sẽ là một đối trọng mới với NATO
Gần đây, một số chuyên gia quan hệ quốc tế và các nhà phân tích có ý kiến rằng, Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể mang phong cách của Tổ chức hiệp ước Warszawa.
Một số nhà quan sát cho rằng Tổ chức này được Nga thành lập để thay thế khối Hiệp Ước Hữu Nghị, Hợp Tác, và Tương Trợ Warszawa và lấy cớ đó để biện luận cho việc duy trì và mở rộng khối NATO sang phía Đông.
Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, xét về tổng thể thì CSTO phù hợp hơn với “Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG/CIS), một thực thể liên minh lỏng lẻo được lập ra bởi Thỏa thuận Bialowieza ngày 8-12-1991. Những giới hạn đó cũng phù hợp với những tuyên bố gần đây của Điện Kremlin rằng nước Nga cần có không gian an ninh của mình trong khuôn khổ biên giới các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Điều này khác với nhiệm vụ của khối Warszawa trước đây là bảo đảm an ninh cho Liên Xô và toàn bộ 7 quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đối đầu trực tiếp với khối NATO ở Tây Âu.
“Tuy nhiên nếu khối CSTO được mở rộng, ít nhất đến toàn bộ không gian của Liên bang Xô Viết trước đây và có thêm những thành viên ngoài khu vực (như Iran và Serbia) thì đó sẽ là một đối trọng mới với NATO. Việc duy trì và mở rộng CSTO là hợp logic vì khi đối phương đã tiếp tục tấn công thì bên phòng thủ sẽ không bao giờ chịu lùi. Họ phải tìm kiếm những đồng minh và thi hành các biện pháp kết nối liên minh để bảo vệ an ninh cho chính mình và cho những quốc gia có cùng mối nguy cơ đe dọa”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng cũng có bình luận: Không có gì ngạc nhiên trước việc NATO mở rộng thì CSTO cũng sẽ buộc phải mở rộng. Vấn đề còn lại là thời điểm chín muồi. Và xa hơn một chút thì một chiến thắng cuối cùng của Nga tại Ukraina sẽ là thời điểm chín muồi đó, bất chấp việc Mỹ và NATO thi thố bất cứ biện pháp gì để ngăn chặn chiến thắng đó. Bàn cờ chính trị Châu Âu sẽ thay đổi, ít nhất là tương tự với thời điểm cách đây một thế kỷ, khi nước Nga - Xô Viết đánh bại các thế lực bạch vệ và liên quân 14 nước phương Tây để cho ra đời một kiểu nhà nước hoàn toàn mới trong lịch sử loài người.