Ở Mỹ nói về "cơn ác mộng chiến lược" liên quan đến việc Phần Lan gia nhập NATO

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhNATO
NATO  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đường biên giới dài của Phần Lan với Nga sẽ là "cơn ác mộng chiến lược" đối với NATO, bà Emma Ashford, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Scowcroft cho biết trong một bài báo đăng trên Bloomberg.
Như tác giả viết, trong dự toán gây tổn hại cho Nga, các nhà lãnh đạo của Mỹ và NATO không tính đến chi phí kết nạp các thành viên mới, trong khi quyết định đó chỉ có hai điểm cộng rõ ràng: một là tính biểu tượng, tức là biểu thị tình đoàn kết, và tính kỹ thuật, do thực tế là việc gia nhập liên minh của Thụy Điển và Phần Lan sẽ làm tư cách thành viên của họ trong EU ràng buộc chặt chẽ hơn.

Vấn đề phức tạp

“Về tất cả các khía cạnh khác, tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển là một vấn đề phức tạp và đáng lo ngại. Cụ thể, cả hai quốc gia đều có nền kinh tế phát triển cao nhờ đó họ có thể đóng góp vào tiềm lực công nghệ của NATO, đồng thời về mặt quân sự, họ mạnh hơn nhiều quốc gia châu Âu khác”, - bà Ashford chỉ rõ.
"Tuy nhiên, từ quan điểm về toàn bộ liên minh - và đặc biệt là Hoa Kỳ - những lợi ích ấy không còn quá rõ ràng", - bà nhấn mạnh.
Trụ sở NATO tại Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2022
Mong muốn gia nhập NATO của người dân Phần Lan được gọi là tin giả
Theo bà, quân đội Phần Lan và Thụy Điển từ lâu đã tập trung vào việc bảo vệ lãnh thổ của riêng họ, vì vậy đóng góp của họ vào việc phòng thủ chung là rất đáng nghi ngờ.
Ngoài ra, có thể các cam kết của Helsinki và Stockholm về tăng chi tiêu quân sự và tăng cường tiềm lực liên minh sẽ không được thực hiện, do đó họ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ "theo cách nghiễm nhiên".

“Lịch sử dạy rằng: tình huống dễ xảy ra nhất, đó là vào thời điểm Washington chuyển hướng sang châu Á, Mỹ sẽ phải gánh trên vai việc chăm lo đến hai quốc gia nữa”, - chuyên gia cảnh báo.

Như bà Ashford chỉ rõ, tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ đem lại một số lợi ích chiến lược cho NATO thông qua việc tăng cường kiểm soát Biển Baltic.
"Nhưng mặt khác, lãnh thổ Phần Lan là một cơn ác mộng chiến lược,- bà viết. Phần Lan và Nga có hơn 1.300 km đường biên giới chung "mở sẵn cho các mối đe dọa quân sự của Nga", - tác giả nhận định.

Thành viên mới của liên minh

“Có nhiều lý do khác để thận trọng, ví dụ, mối lo việc kết nạp thêm các thành viên mới sẽ làm liên minh sẽ trở nên cồng kềnh hơn luôn thường trực. Không cần phải là thiên tài mới đoán trước được rằng việc điều hành 32 quốc gia sẽ khó hơn là 30 quốc gia”, - tác giả viết, đồng thời lưu ý một lần nữa rằng thái độ ủng hộ dành cho các thành viên mới trong NATO không phải là nhất trí hoàn toàn.

NATO - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2022
Các chuyên gia Mỹ hoài nghi việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO
Theo bà, trước khi chấp thuận đơn xin gia nhập của Stockholm và Helsinki, các chính trị gia nên nhìn bức tranh chiến lược một cách tổng thể và đánh giá xem liệu bước đi này có tác dụng tăng cường liên minh hay không.
“Theo Điều 10 của Hiến chương NATO, các thành viên hiện tại có thể mời các quốc gia mới nếu họ “đóng góp vào an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương. Xét về tiêu chí này thì quyết định chiến lược kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào liên minh tuyệt nhiên không đảm bảo sẽ mang lại tác dụng”, - tác giả Ashford lưu ý.
Phần Lan và Thụy Điển trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraina đã trao cho Tổng Thư ký NATO đơn xin gia nhập liên minh vào ngày 18/5. Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn việc khởi động quá trình xem xét hai đơn đăng ký này. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói rằng Ankara sẽ không ủng hộ đơn xin gia nhập NATO của Helsinki và Stockholm, vì họ không thể tin tưởng vào cam kết của hai nước trên liên quan đến đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала