Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam làm gì?

© AP Photo / J. Scott ApplewhiteThứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2022
Đăng ký
Bà Wendy Sherman - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - sẽ có chuyến công du 9 ngày đến thăm 4 nước châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam và Lào. Chuyến công du của bà Sherman dự kiến bắt đầu vào ngày 5/6.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, chuyến công du của bà Sherman phản ánh cam kết của nước này đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sắp thăm Việt Nam

Về thời điểm, chuyến thăm của Thứ trưởng Sherman diễn ra sau Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN vào tháng trước, sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như sau khi Mỹ công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF).
Theo lịch trình, bà Sherman sẽ đến thăm cả Hà Nội và TP.HCM để trao đổi về quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ.
Tại Thủ đô Hà Nội, Thứ trưởng Sherman sẽ gặp một số lãnh đạo, bao gồm Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc để thảo luận về quan hệ Việt - Mỹ, cũng như chia sẻ về sự ủng hộ của Washington dành cho Việt Nam.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Sáng kiến kinh tế của Biden ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đã trở thành "trò cười"
Tại TP.HCM, bà Sherman sẽ gặp Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và có bài phát biểu tại Đại học Fulbright Việt Nam.
Trong chuyến công du lần này, bà Sherman sẽ công bố hỗ trợ bổ sung của Mỹ đối với các hoạt động rà phá vật liệu chưa nổ, minh chứng cho cam kết của Washington về giải quyết hậu quả chiến tranh.
Thứ trưởng Sherman cũng sẽ trao đổi về khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng với các đại diện trong lĩnh vực tư nhân tại Việt Nam. Bà Sherman và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan sẽ phát động dự án của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) nhằm đối phó với nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam.

Chương trình nghị sự của bà Sherman tại các nước châu Á khác

Tại Seoul (Hàn Quốc), Thứ trưởng Sherman sẽ gặp một số quan chức Hàn Quốc, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Park Jin, Bộ trưởng Thống nhất Kwon Young Se và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Cho Hyun Dong.
Bà Sherman cũng sẽ gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Mori Takeo và có cuộc gặp ba bên với ông Cho và ông Mori để thảo luận về việc hợp tác giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản để giải quyết những thách thức quan trọng trong thế kỷ 21, vì lợi ích của khu vực và thế giới.
Tại Manila (Philippines), bà Sherman sẽ gặp Tổng thống đắc cử Ferdinand Marcos Jr. cũng như các thành viên cấp cao của chính quyền hiện tại và chính quyền kế nhiệm để thảo luận về việc củng cố mối quan đồng minh Mỹ - Philippines.
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. phát biểu tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
“Kỷ nguyên mới” của quan hệ Mỹ - ASEAN có gì mới?
Tại Vientiane (Lào), Thứ trưởng Sherman sẽ gặp Phó thủ tướng Kikeo Khaykhamphithoune và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bounleua ​​Phandanouvong để thảo luận về cách thức tốt nhất nhằm hỗ trợ Lào, khi quốc gia này theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy thịnh vượng và kết nối với các nước láng giềng ASEAN.
Nói với Thời báo Nam Hoa buổi sáng, bà Deepa Ollapally, giáo sư tại Trường Vấn đề Quốc tế Elliott thuộc Đại học George Washington, cho rằng chuyến công du của Thứ trưởng Sherman thực sự là một hoạt động lớn của Mỹ nhằm chứng tỏ rằng họ vẫn đang tập trung rất nhiều vào khu vực châu Á.
Bà Sherman đã nhiều lần đến châu Á trước đó, bao gồm cả Trung Quốc. Trong chuyến đi này, một trong các mục tiêu của bà là nhằm cải thiện quan hệ ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong bối cảnh Seoul và Tokyo rơi vào căng thẳng nhiều năm qua.
Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã cho thấy dấu hiệu rằng ông muốn liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ và Nhật Bản trong các vấn đề địa chính trị, bao gồm cạnh tranh với Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала