https://kevesko.vn/20220605/gao-st25-ngon-nhat-the-gioi-viet-nam-bi-thai-lan-qua-mat-15484492.html
Gạo ST25 ngon nhất thế giới: Việt Nam bị Thái Lan “qua mặt”
Gạo ST25 ngon nhất thế giới: Việt Nam bị Thái Lan “qua mặt”
Sputnik Việt Nam
Theo các chuyên gia, nông sản Việt Nam phong phú, có tính bản địa khá cao nhưng chưa được khai thác đúng mức. Liên quan đến vấn đề này, doanh nghiệp Việt đang... 05.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-05T15:26+0700
2022-06-05T15:26+0700
2022-06-05T15:26+0700
việt nam
kinh tế
đầu tư
công nghiệp
thái lan
tranh chấp
gạo
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0c/08/9811941_0:104:2000:1229_1920x0_80_0_0_5f57c7b51393d463ecbeda1d548f5e3c.jpg
Mới đây, có báo cáo cho thấy tại Việt Nam có cả công ty Thái Lan tham gia xuất khẩu "gạo ST25 từ Việt Nam". Họ nhận định gạo ST25 rất mạnh nhưng Việt Nam chưa làm tốt phần quản lý, khiến thương hiệu giả mạo xuất hiện nên việc kinh doanh thua sút.Xu hướng tiêu dùng thay đổiVừa qua, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã tổ chức buổi tọa đàm Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hậu đại dịch với các sản phẩm Việt Premium "Tốt cho sức khỏe".Sự kiện thuộc khuôn khổ Triển lãm quốc tế Nguồn cung ứng sản phẩm cao cấp cho thị trường Việt Nam - VIPREMIUM 2022, cùng Triển lãm quốc tế Sản phẩm và dịch vụ cho mẹ bầu, mẹ và trẻ em - VIETBABY 2022, được tổ chức tại TP.HCM, do nhà xúc tiến thương mại COEX Việt Nam và một số đơn vị khác phối hợp thực hiện.Tham gia phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Hội nhận định nông sản Việt Nam Vũ Kim Hạnh cho rằng, có 4 xu hướng nổi bật sau đại dịch.Thứ nhất, sau dịch Covid-19, ở người tiêu dùng xuất hiện mối âu lo về sức khỏe và miễn dịch. Thứ hai, nền kinh tế toàn cầu suy giảm. Thứ ba, tình trạng biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng nặng. Thứ tư, môi trường thiên nhiên chịu tổn thương nghiêm trọng.Từ đó, xu hướng tiêu dùng mới là mọi người mong muốn có một chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo tiện lợi, tiết kiệm.Sau khi tham dự Triển lãm Thaifex 2022, có dịp tham quan, khảo sát 1.000 gian hàng tuần trước, bà Hạnh cho biết Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao nhận thấy xu hướng plant-based (thực phẩm dựa trên thực vật) đang nổi lên.Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ côn trùng và sản phẩm sinh học phát triển từ LAB hay các loại nấm. Những loại sản phẩm này gộp chung lại gọi là “đạm thay thế” (alternative protein).Theo bà, so với trước đại dịch Covid-19, điều chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều. Người tiêu dùng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm xanh, sạch, đa dạng và thân thiện với môi trường. Do vậy, ngành bán lẻ cần lưu ý xu hướng này để cung cấp cho người tiêu dùng.Chưa khai thác đúng mứcChia sẻ tại tòa đàm, bà Vũ Kim Hạnh cho rằng, nông sản Việt Nam phong phú, có tính bản địa khá cao… nhưng chưa được khai thác đúng mức.Theo bà Hạnh, qua chuyến đi Thaifex 2022 nghiên cứu thị trường Thái Lan, một số doanh nghiệp Việt nhận thất trình độ chế biến của Thái Lan đã “đi sâu” và khá đa dạng, nói cách khác là đã vượt qua Việt Nam.Mặc dù vậy, khi xuất sang Việt Nam, sản phẩm Thái Lan không cạnh tranh được với những mặt hàng thực phẩm có tính bản địa cao.Lấy ví dụ, Thái Lan chưa biết cách chế biến ra nước cốt dừa ngọt nấu xôi, nấu chè hoặc loại nước cốt dừa hơi mặn làm ốc len xào dừa…Chính vì thế, nếu các doanh nghiệp Việt có thể chế biến ra sản phẩm đạt độ tinh tế nhất định sẽ cạnh tranh tốt hơn. Ngược lại, nếu chất lượng chỉ tương đương những sản phẩm cơ bản thì rất có thể doanh nghiệp Việt sẽ thua thật.Hoặc như hiện tại, chỉ cần bỏ ra 5.000-10.000 đồng ra đầu ngõ là mua được cà pháo về lên men ăn thỏa thích. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp như Sông Hương Foods phải vất vả tính toán quy trình, tiêu chuẩn, giám định chất lượng sản phẩm lên men. Như vậy, điều này đòi hỏi sự đầu tư rất tâm huyết từ doanh nghiệp để nâng cao chất lượng trong cạnh tranh.Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt còn chưa làm tốt về mặt sáng tạo so với người Thái.Hiện công nghệ sấy khô và lên men ở Thái Lan đã rất phổ biến nhưng tại Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp như Vinamit sản xuất sản phẩm theo các công nghệ trên.
https://kevesko.vn/20220531/vingroup-hop-tac-chien-luoc-cung-intel-nang-cao-cac-giai-phap-cong-nghe-15417807.html
https://kevesko.vn/20220602/top-20-doanh-nghiep-bds-no-nan-chong-chat-tai-viet-nam-15442413.html
https://kevesko.vn/20220531/bo-thuong-mai-hoa-ky-xem-xet-san-pham-tu-go-nhap-khau-tu-viet-nam-15423271.html
https://kevesko.vn/20220513/viettel-hop-tac-ve-5g-voi-qualcomm-viet-nam-muon-di-truoc-voi-cong-nghe-6g-15170072.html
https://kevesko.vn/20220519/viet-nam-quan-tam-den-cong-nghe-nang-luong-tai-tao-cua-rosatom-15264552.html
thái lan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0c/08/9811941_112:0:1889:1333_1920x0_80_0_0_722a7c74730e3c4be3682d3af981b2af.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, đầu tư, công nghiệp, thái lan, tranh chấp, gạo, xã hội
việt nam, kinh tế, đầu tư, công nghiệp, thái lan, tranh chấp, gạo, xã hội
Gạo ST25 ngon nhất thế giới: Việt Nam bị Thái Lan “qua mặt”
Theo các chuyên gia, nông sản Việt Nam phong phú, có tính bản địa khá cao nhưng chưa được khai thác đúng mức. Liên quan đến vấn đề này, doanh nghiệp Việt đang bị người Thái “qua mặt” cả về trình độ chế biến, marketing lẫn khâu xuất khẩu.
Mới đây, có báo cáo cho thấy tại Việt Nam có cả
công ty Thái Lan tham gia xuất khẩu "gạo ST25 từ Việt Nam". Họ nhận định gạo ST25 rất mạnh nhưng Việt Nam chưa làm tốt phần quản lý, khiến thương hiệu giả mạo xuất hiện nên việc kinh doanh thua sút.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi
Vừa qua, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã tổ chức buổi tọa đàm Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hậu đại dịch với các sản phẩm Việt Premium "Tốt cho sức khỏe".
Sự kiện thuộc khuôn khổ Triển lãm quốc tế Nguồn cung ứng sản phẩm cao cấp cho thị trường
Việt Nam - VIPREMIUM 2022, cùng Triển lãm quốc tế Sản phẩm và dịch vụ cho mẹ bầu, mẹ và trẻ em - VIETBABY 2022, được tổ chức tại TP.HCM, do nhà xúc tiến thương mại COEX Việt Nam và một số đơn vị khác phối hợp thực hiện.
Tham gia phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Hội nhận định nông sản Việt Nam Vũ Kim Hạnh cho rằng, có 4 xu hướng nổi bật sau đại dịch.
Thứ nhất, sau dịch
Covid-19, ở người tiêu dùng xuất hiện mối âu lo về sức khỏe và miễn dịch. Thứ hai, nền kinh tế toàn cầu suy giảm. Thứ ba, tình trạng biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng nặng. Thứ tư, môi trường thiên nhiên chịu tổn thương nghiêm trọng.
Từ đó, xu hướng tiêu dùng mới là mọi người mong muốn có một chế độ ăn uống cân bằng, tốt
cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo tiện lợi, tiết kiệm.
Sau khi tham dự Triển lãm Thaifex 2022, có dịp tham quan, khảo sát 1.000 gian hàng tuần trước, bà Hạnh cho biết Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao nhận thấy xu hướng plant-based (thực phẩm dựa trên thực vật) đang nổi lên.
Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ côn trùng và sản phẩm sinh học phát triển từ LAB hay các loại nấm. Những loại
sản phẩm này gộp chung lại gọi là “đạm thay thế” (alternative protein).
"Chúng tôi đi suốt hội chợ Thaifex thấy cụm từ “đạm thay thế” này rất nhiều. Tháng 12/2020, Singapore là nước tiên phong trên thế giới cho phép thực phẩm nuôi cấy từ phòng thí nghiệm mang ra bán tại các nhà hàng", - bà Hạnh cho biết.
Theo bà, so với trước đại dịch Covid-19, điều chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều. Người tiêu dùng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm xanh, sạch, đa dạng và thân thiện với môi trường. Do vậy, ngành bán lẻ cần lưu ý xu hướng này để cung cấp cho người tiêu dùng.
Chia sẻ tại tòa đàm, bà Vũ Kim Hạnh cho rằng,
nông sản Việt Nam phong phú, có tính bản địa khá cao… nhưng chưa được khai thác đúng mức.
Theo bà Hạnh, qua chuyến đi Thaifex 2022 nghiên cứu thị trường Thái Lan, một số doanh nghiệp Việt nhận thất trình độ chế biến của
Thái Lan đã “đi sâu” và khá đa dạng, nói cách khác là đã vượt qua Việt Nam.
Mặc dù vậy, khi xuất sang Việt Nam, sản phẩm Thái Lan không
cạnh tranh được với những mặt hàng thực phẩm có tính bản địa cao.
Lấy ví dụ, Thái Lan chưa biết cách chế biến ra nước cốt dừa ngọt nấu xôi, nấu chè hoặc loại nước cốt dừa hơi mặn làm ốc len xào dừa…
Chính vì thế, nếu các doanh nghiệp Việt có thể chế biến ra sản phẩm đạt độ tinh tế nhất định sẽ cạnh tranh tốt hơn. Ngược lại, nếu
chất lượng chỉ tương đương những sản phẩm cơ bản thì rất có thể doanh nghiệp Việt sẽ thua thật.
“Nước dừa Lương Quới áp dụng công nghệ để giữ được 95% chất lượng so với trái dừa tự nhiên. Nếu tôi mua một lon với giá 20.000 đồng bỏ vô tủ lạnh ngon như uống trái dừa tươi vẫn đáng hơn so với mua trái dừa về tìm con dao để chặt rất cực…Tuy nhiên, nếu lon nước dừa không giữ được 95% nguyên vẹn vị của dừa tươi dù bán giá rẻ tôi cũng không mua”, - bà Hạnh nói.
Hoặc như hiện tại, chỉ cần bỏ ra 5.000-10.000 đồng ra đầu ngõ là mua được cà pháo về lên men ăn thỏa thích. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp như Sông Hương Foods phải vất vả tính toán quy trình, tiêu chuẩn, giám định chất lượng sản phẩm lên men. Như vậy, điều này đòi hỏi
sự đầu tư rất tâm huyết từ doanh nghiệp để nâng cao chất lượng trong cạnh tranh.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt còn chưa làm tốt về mặt sáng tạo so với người Thái.
“Tại Thaifex, tôi thưởng thức sầu riêng nấu lẩu, đặc biệt là cà ri măng cụt. Tôi rất ấn tượng với bẹ chuối phơi khô được ép lại thành cái dĩa sâu rất đẹp. Tôi cảm nhận trong đó biết bao nhiêu sự sáng tạo, họ đầu tư rất tỉ mỉ”, - bà Hạnh chia sẻ tại tọa đàm.
Hiện công nghệ sấy khô và lên men
ở Thái Lan đã rất phổ biến nhưng tại Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp như Vinamit sản xuất sản phẩm theo các công nghệ trên.