Việt Nam thực sự có thể trở thành “con hổ mới” của châu Á?

© AFP 2023 / Nhac NguyenQuốc kỳ Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2022
Đăng ký
Đến nay, châu Á có “4 con hổ” là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông. Đây là 4 nền kinh tế đã trải qua quá trình công nghiệp hóa thần tốc, có tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao trong suốt những năm 1960 cho đến đầu thế kỷ 21.
Những năm gần đây, Việt Nam cũng cho thấy sự trở mình ngoạn mục với nhiều biến chuyển cực kỳ mạnh mẽ. Vậy làm thế nào để Việt Nam từng bước trở thành con hổ mới của châu Á?

Những thành tựu to lớn

Nếu nói đến "4 con hổ" châu Á, chúng ta thấy rằng từ năm 1960 đến 1990, các nước này ghi nhận mức tăng trưởng trung bình khoảng 6% mỗi năm, và chính tốc độ này đã tạo điều kiện cho phát triển và công nghiệp hóa.
Nếu bây giờ, nhìn vào trường hợp của Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy rằng kể từ năm 1986, năm đầu tiên Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã vào hàng cao nhất thế giới, với tốc độ bình quân 6,55% mỗi năm cho đến năm 2019...
Do đại dịch, tỷ lệ này đã giảm đi vào các năm 2020 và 2021 (lần lượt 2,9% và 2,58%). Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn dương và là điều mà ít quốc gia trên thế giới có thể làm được.
Trong 2 thập kỷ qua, GDP bình quân đầu người Việt Nam đã tăng 3,7 lần, trong khi tỷ lệ đói nghèo được kéo giảm.

Kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022

Năm 2022 là thời điểm để phục hồi. Ở Việt Nam, sự phục hồi này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ và nhanh chóng. Gần đây, tạp chí Business Times có bài viết cho rằng trong năm năm, Việt Nam rất có thể sẽ trở thành con hổ châu Á mới.
Theo đó, Business Times ghi nhận những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự trỗi dậy của một tầng lớp giàu có mới nổi ở Việt Nam, vốn không ngần ngại phô trương những thứ sang trọng như căn hộ cao cấp, siêu xe thể thao hào nhoáng,…
Trên thực tế, người Việt đã sớm chuyển từ xe đạp sang xe máy, và bây giờ từ xe máy sang ô tô. Việt Nam cũng đã bắt đầu tự sản xuất ô tô, nổi bật là thương hiệu Vinfast…
Việt Nam cũng cho thấy sự năng động trong lĩnh vực khởi nghiệp và gia công phần mềm, và đang dần đạt được những thành tựu đáng kể khi so với các quốc gia khác của Đông Nam Á, theo tờ báo Pháp Le Petit Journal.
Một lĩnh vực khác mà Việt Nam đang tập trung phát triển là năng lượng tái tạo. Đặc biệt, năng lượng mặt trời là một ngành rất có triển vọng hiện nay.
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
IMF: Tình hình thế giới ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tốc độ phát triển nhanh chóng

Hãy quay trở lại với "4 con hổ" phiên bản gốc. Ở những quốc gia này, công nghiệp hóa ban đầu là một phương tiện giải phóng đất nước khỏi nhập khẩu, như tờ Investopedia đã phân tích.
Thoạt đầu, số lượng sản xuất được chú trọng hơn cả, vsau đó chất lượng cũng dần được nâng cao, mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế.
Trong khi đó, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia cạnh tranh nhất trên hành tinh, và ngành công nghiệp đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng thuộc top cao nhất thế giới. Có thể thấy, ở đây có sự tương quan rất lớn đối với “4 con hổ” hiện tại của châu Á.
Vẫn theo quan sát của Investopedia, “bốn con hổ” châu Á của thế kỷ 20 rõ ràng đều phát triển tự do thương mại, từ đó hướng tới xuất khẩu…
Cần nhớ rằng Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA…
Theo ông Marko Walde, Trưởng đại diện Bộ Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, trong số 10 nước thuộc cộng đồng kinh tế Đông Nam Á, chỉ có 4 nước là thành viên của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Trong 4 nước này, chỉ có Singapore và Việt Nam là có hiệp định thương mại tự do với châu Âu.

"Do đó khi chúng tôi nghĩ đến việc đầu tư ở khu vực này, Việt Nam nổi lên là nước có vị trí thuận lợi vì ở đây chúng tôi có thể dễ dàng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam đi Bắc Mỹ, châu Âu. Điều này khiến các bạn trở nên rất hấp dẫn", - ông Walde cho biết.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam đã khép lại năm 2021 với con số kỷ lục 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất từ ​​công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit (Vương quốc Anh), ngành sản xuất ghi nhận mức tăng rất mạnh ở Việt Nam vào tháng 1 năm 2022.
Trong khi đó, cơ quan xếp hạng Fitch Credit cũng đưa ra dự báo về một tương lai tươi sáng cho ngành xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, đầu tư xanh cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2021, Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường lớn thứ 3 thế giới về lắp đặt công suất điện gió ngoài khơi mới, chỉ xếp sau Trung Quốc và Vương quốc Anh.
Theo Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 do Bộ Công Thương và Cục Năng lượng Đan Mạch công bố, Việt Nam đã tiến được một bước đi dài trong quá trình chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Nếu kết hợp các yếu tố đã phân tích trên, có thể thấy Việt Nam đang thực sự chuyển mình thành một con hổ mới của châu Á ngay trong năm Canh Dần.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала