Cảm nghĩ của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ về Thủ tướng Phạm Minh Chính

© AP Photo / J. Scott ApplewhiteThứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong cuộc phỏng vấn với báo chí tại Hà Nội vào ngày 13/6, bà Sherman cho biết đã gặp gỡ và thảo luận với phía Việt Nam nhiều vấn đề như thương mại và phát triển kinh tế, hợp tác năng lượng sạch và y tế, các vấn đề an ninh trong đó có an ninh hàng hải giữa hai nước.

“Mỗi khi tôi đến đất nước của các bạn, tôi luôn nhận ra một điều, đó là quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng sâu sắc hơn", Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman chia sẻ.

Nêu cảm nghĩ về Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Sherman cho rằng Thủ tướng không chỉ là một lãnh đạo tuyệt vời trong các cuộc thảo luận về quan hệ Mỹ - ASEAN mà còn có một chương trình nghị sự hay để thúc đẩy quan hệ song phương, giúp quan hệ hai nước sâu sắc hơn nữa.
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ cũng chia sẻ thêm về các ưu tiên hàng đầu trong hợp tác với Việt Nam sắp tới như đảm bảo an ninh y tế, chống biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tái tạo.
Đặc phái viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ Chris Magnus - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Hợp tác Hải quan Việt – Mỹ giúp Hà Nội thoát đòn trừng phạt từ Hoa Kỳ
Chia sẻ với báo chí bà Sherman cho biết, Mỹ sẽ hỗ trợ hơn 5 triệu USD để lắp đặt hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời tại một trang trại điện mặt trời ở miền Trung của Việt Nam. Hệ thống lưu trữ này sẽ giúp duy trì cung cấp điện vào những ngày trời không nắng, từng bước giảm nhu cầu vào nhiệt điện than.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng không quên đề cập đến việc hợp tác khắc phục di sản chiến tranh ở Việt Nam. Bà thông báo Mỹ sẽ hỗ trợ thêm 19 triệu USD cho các nỗ lực rà phá bom mìn chưa phát nổ sau chiến tranh, 15 triệu USD cho dự án chống buôn bán động vật hoang dã và hợp tác với Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2022 - 2027 với ngân sách dự trù 50 triệu USD.
"Khi Việt Nam thành công, Mỹ cũng sẽ thành công và ngược lại", bà nói về việc hỗ trợ các mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về tương lai của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), một sáng kiến do Mỹ khởi xướng, bà Sherman cho biết ý tưởng này nhằm mục đích "mang lại thịnh vượng cho tất cả các quốc gia".
Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2022
Hợp tác Quốc phòng: Việt Nam coi Mỹ là đối tác hàng đầu
Theo bà, sự thành công của IPEF sẽ được quyết định bởi các quốc gia đã tham gia lễ khởi động quá trình thảo luận hồi tháng 5 vừa rồi trong đó có Việt Nam, 6 nước ASEAN khác cùng Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 26/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội chưa phải là một thành viên của IPEF và việc có tham gia hay không phụ thuộc vào kết quả thảo luận.

"Việc thảo luận nhằm đem lại một chương trình nghị sự kinh tế tích cực, hiệu quả, khả thi cho khu vực và cho mỗi nước, hướng đến một khuôn khổ hợp tác mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng cho khu vực và thế giới", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thông tin.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала