https://kevesko.vn/20220615/my-dang-tang-cuong-su-hien-dien-o-chau-a-bang-cach-xoa-bot-yeu-cau-doi-dau-voi-trung-quoc-15662444.html
Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở châu Á bằng cách xóa bớt yêu cầu đối đầu với Trung Quốc
Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở châu Á bằng cách xóa bớt yêu cầu đối đầu với Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Cuối tuần vừa qua, Mỹ đã cố gắng tăng cường vị thế của mình ở châu Á bằng cách trấn an các nước rằng, họ không cần tham gia liên minh chống lại Trung... 15.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-15T10:08+0700
2022-06-15T10:08+0700
2022-06-15T12:11+0700
báo chí thế giới
hoa kỳ
trung quốc
châu á
chính trị
asean
đông nam á
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/18/9979182_0:0:2001:1125_1920x0_80_0_0_8698df0ec0c484103d4656a2e76c01c7.jpg
Các quốc gia có cần thực hiện sự lựa chọn không?Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á (còn gọi là Shangri-La) ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lưu ý đến sự gia tăng "đáng lo ngại" các cuộc đụng độ không an toàn và không chuyên nghiệp giữa máy bay Trung Quốc và máy bay của các nước khác. Ông cho rằng, hành động của Trung Quốc làm suy yếu sự ổn định và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) tuyên bố, mọi nỗ lực tách Đài Loan khỏi Trung Quốc đều sẽ thất bại, quân đội Trung Quốc sẵn sàng hành động quyết đoán trước những nỗ lực đó. Ông nói thêm rằng, Washington là lực lượng gây bất ổn chính đứng đằng sau các cuộc xung đột từ Đông Âu đến khu vực Tây Thái Bình Dương.Tờ Bangkok Post viết rằng, hầu hết các quốc gia châu Á trước đây bị chia rẽ bởi các cường quốc thuộc địa, đều không muốn đứng về phía nào và chỉ muốn để cả hai phe cung cấp sự hỗ trợ cho họ. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto nói, tất cả các quốc gia "nên có không gian riêng của họ, quyền của họ phải được tôn trọng", và ông Inia Batikoto Seruiratu, người đứng đầu bộ phận an ninh quốc gia của Fiji, nhận mạnh rằng, người dân trên đảo quốc nhỏ bé của ông "nhận được lợi ích từ tất cả các mối quan hệ mà nước này hiện có, bao gồm cả từ Trung Quốc”.Chính quyền Biden đang cố gắng vượt qua sự hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với khu vực sau khi cựu Tổng thống Donald Trump chính thức ký sắc lệnh rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, mà quyết định này đã làm gia tăng sự chỉ trích của các đồng minh. Mặc dù ngay sau khi nhậm chức năm ngoái Tổng thống Joe Biden đã hứa Mỹ sẽ ưu tiên hợp tác với châu Á, nhưng, chỉ mới gần đây ông bắt đầu làm rõ chính sách đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc công bố “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (IPEF) được tạo ra để cân bằng hành động quân sự của Mỹ ở châu Á.Lloyd Austin tuyên bố, khu vực này giữ vị trí trung tâm trong "đại chiến lược" của Washington.Đại diện của Hoa Kỳ - hạ nghị sĩ Ami Bera, Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đánh giá cao thông điệp của Austin.Những quan điểm khác nhauChiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass đã làm lộn ngược cuộc tranh luận tại khách sạn Shangri-La, nơi mà những năm trước đây thường thảo luận về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát Biển Đông. Thay vào đó, Mỹ và các đồng minh của họ đã tìm cách giới thiệu Ukraina như một lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra tại các điểm nóng châu Á, ví dụ như Đài Loan.Bộ trưởng Austin nói, “cuộc chiến ở Ukraina báo trước sự hỗn loạn có thể xảy ra nếu một trật tự quốc tế bắt nguồn từ các quy tắc và sự tôn trọng bị coi thường”. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm thứ Sáu, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố rằng, "Đông Á ngày mai có thể giống Ukraina hôm nay". Trong bài phát biểu qua video vào tối thứ Năm, Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky nói rằng, "các quy tắc tương lai của thế giới này đang được quyết định trên các chiến trường của đất nước ông".Sự quan tâm đến Ukraina đã thu hút sự chú ý đến các ý định địa chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã tuyên bố quan hệ đối tác "không có giới hạn" với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trước chiến dịch đặc biệt và kể từ đó bảo vệ lý do chính đáng của Moscow trong việc phát động chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhắc lại rằng, Bắc Kinh ủng hộ những lập luận này và tái khẳng định các yêu sách lãnh thổ của chính Trung Quốc.Bài phát biểu của của ông Ngụy Phượng Hòa đã vấp phải những câu hỏi gay gắt từ các nước láng giềng, ví dụ như Ấn Độ và Việt Nam, về các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Mặc dù Ngụy Phượng Hòa nhấn mạnh "mối quan hệ tốt" với cả hai nước láng giềng, ông vẫn cho rằng, những tuyên bố của họ trong các tranh chấp trước đây là không có cơ sở.Hành động của Hoa KỳHoa Kỳ đã sử dụng nhóm Bộ tứ mới được mở rộng, gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ để tăng cường hỗ trợ trong khu vực và giải quyết những thách thức ngày càng lớn.Ngoài Bộ trưởng Lloyd Austin đang ở thăm Thái Lan, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, Đặc phái viên Hoa Kỳ về Triều Tiên Sung Kim và Cố vấn Bộ Ngoại giao Derek Chollet cũng đến thăm các nước châu Á trong tháng này. Các quan chức ngoại giao Mỹ đã bắt đầu loạt chuyến thăm nhiều quốc gia châu Á sau chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản của Tổng thống Biden vào tháng trước, tại đó ông đã giới thiệu sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) và để Trung Quốc đứng ngoài cuộc.
https://kevesko.vn/20220612/bo-truong-quoc-phong-tq-noi-ve-chien-luoc-an-do-duong---thai-binh-duong-cua-my-15617082.html
https://kevesko.vn/20220611/bo-truong-quoc-phong-my-lloyd-j-austin-noi-gi-voi-dai-tuong-phan-van-giang-15605966.html
trung quốc
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/18/9979182_0:0:1777:1333_1920x0_80_0_0_ce030f71ce4ea565dab0bf369a7e168e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, hoa kỳ, trung quốc, châu á, chính trị, asean, đông nam á
báo chí thế giới, hoa kỳ, trung quốc, châu á, chính trị, asean, đông nam á
Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở châu Á bằng cách xóa bớt yêu cầu đối đầu với Trung Quốc
10:08 15.06.2022 (Đã cập nhật: 12:11 15.06.2022) Cuối tuần vừa qua, Mỹ đã cố gắng tăng cường vị thế của mình ở châu Á bằng cách trấn an các nước rằng, họ không cần tham gia liên minh chống lại Trung Quốc, điều này trái ngược hoàn toàn với việc Bắc Kinh cảnh báo rằng nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích của mình, tờ Bangkok Post viết.
Các quốc gia có cần thực hiện sự lựa chọn không?
Phát biểu tại
Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á (còn gọi là Shangri-La) ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lưu ý đến sự gia tăng "đáng lo ngại" các cuộc đụng độ không an toàn và không chuyên nghiệp giữa máy bay Trung Quốc và máy bay của các nước khác. Ông cho rằng, hành động của Trung Quốc làm suy yếu sự ổn định và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ông Lloyd Austin nói thêm: "Hoa Kỳ đang tuân theo lời khuyên khôn ngoan của các nước nhỏ lập luận rằng, không một ai nên buộc phải lựa chọn đứng về phía nào. Các quốc gia nên được tự do lựa chọn, tự do phát triển thịnh vượng và tự do lập lộ trình của riêng họ".
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) tuyên bố, mọi nỗ lực tách Đài Loan khỏi Trung Quốc đều sẽ thất bại, quân đội Trung Quốc sẵn sàng hành động quyết đoán trước những nỗ lực đó. Ông nói thêm rằng, Washington là lực lượng gây bất ổn chính đứng đằng sau các cuộc xung đột từ Đông Âu đến khu vực Tây Thái Bình Dương.
“Cả hai vị bộ trưởng đều hướng tới các nước ở Nam Toàn cầu”, - ông Reinhard Bütikofer, một nghị sĩ của Đức, người tham dự Hội nghị an ninh châu Á Shangri-La nhận xét. - “Nhưng ở đây họ đã hát những giai điệu khác nhau: Austin đã nói rõ rằng, Washington không bắt các nước phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi Ngụy Phượng Hòa ngụ ý rằng, thế giới sẽ chỉ có một sự lựa chọn - Trung Quốc”.
Tờ Bangkok Post viết rằng,
hầu hết các quốc gia châu Á trước đây bị chia rẽ bởi các cường quốc thuộc địa, đều không muốn đứng về phía nào và chỉ muốn để cả hai phe cung cấp sự hỗ trợ cho họ. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto nói, tất cả các quốc gia "nên có không gian riêng của họ, quyền của họ phải được tôn trọng", và ông Inia Batikoto Seruiratu, người đứng đầu bộ phận an ninh quốc gia của Fiji, nhận mạnh rằng, người dân trên đảo quốc nhỏ bé của ông "nhận được lợi ích từ tất cả các mối quan hệ mà nước này hiện có, bao gồm cả từ Trung Quốc”.
"Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ cảm thấy thoải mái nếu cả hai quốc gia - Mỹ và Trung Quốc - đều nói: "Không nên đặt mình trước sự lựa chọn. Chúng tôi không muốn bạn lựa chọn", - Bộ trưởng Quốc phòng Singapore nói.
“Nhưng, theo tôi, chỉ có các sự kiện cụ thể mới có thể tự nói lên được điều đó".
Chính quyền Biden đang cố gắng vượt qua sự hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với khu vực sau khi cựu Tổng thống Donald Trump chính thức ký sắc lệnh rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, mà quyết định này đã làm gia tăng sự chỉ trích của các đồng minh. Mặc dù ngay sau khi nhậm chức năm ngoái Tổng thống Joe Biden đã hứa Mỹ sẽ ưu tiên hợp tác với châu Á, nhưng, chỉ mới gần đây ông bắt đầu làm rõ chính sách đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc công bố “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (IPEF) được tạo ra để cân bằng hành động quân sự của Mỹ ở châu Á.
Lloyd Austin tuyên bố, khu vực này giữ vị trí trung tâm trong "đại chiến lược" của Washington.
Đại diện của Hoa Kỳ - hạ nghị sĩ Ami Bera, Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đánh giá cao thông điệp của Austin.
“Chúng ta cần phải tìm ra sự cân bằng giữa việc thể hiện lập trường kiên định trước các hành động khiêu khích của Bắc Kinh và việc thể hiện một tầm nhìn tích cực về khu vực này mà không buộc các đối tác phải lựa chọn”, - ông Bera nói.
Những quan điểm khác nhau
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass đã làm lộn ngược cuộc tranh luận tại khách sạn Shangri-La, nơi mà những năm trước đây thường thảo luận về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát Biển Đông. Thay vào đó, Mỹ và các đồng minh của họ đã tìm cách giới thiệu Ukraina như một lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra tại các điểm nóng châu Á, ví dụ như Đài Loan.
Bộ trưởng Austin nói, “cuộc chiến ở Ukraina báo trước sự hỗn loạn có thể xảy ra nếu một trật tự quốc tế bắt nguồn từ các quy tắc và sự tôn trọng bị coi thường”. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm thứ Sáu, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố rằng, "Đông Á ngày mai có thể giống Ukraina hôm nay". Trong bài phát biểu qua video vào tối thứ Năm, Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky nói rằng, "các quy tắc tương lai của thế giới này đang được quyết định trên các chiến trường của đất nước ông".
Sự quan tâm đến Ukraina đã thu hút sự chú ý đến các ý định địa chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã tuyên bố quan hệ đối tác "không có giới hạn" với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trước chiến dịch đặc biệt và kể từ đó bảo vệ lý do chính đáng của Moscow trong việc phát động chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhắc lại rằng, Bắc Kinh ủng hộ những lập luận này và tái khẳng định các yêu sách lãnh thổ của chính Trung Quốc.
Bài phát biểu của của ông Ngụy Phượng Hòa đã vấp phải những câu hỏi gay gắt từ các nước láng giềng, ví dụ như Ấn Độ và Việt Nam, về các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Mặc dù Ngụy Phượng Hòa nhấn mạnh "mối quan hệ tốt" với cả hai nước láng giềng, ông vẫn cho rằng, những tuyên bố của họ trong các tranh chấp trước đây là không có cơ sở.
Chuyên gia cao cấp về an ninh Châu Á - Thái Bình Dương của Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS) Lynn Kuok cho biết: “Chắc chắn rằng, hiện có sự hoài nghi về ý định của Bắc Kinh ở Đông Nam Á, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng được nói lên công khai trong khu vực. Điều khiến tôi ngạc nhiên trong bài phát biểu của Tướng Ngụy Phượng Hòa là một số dòng có thể đã được lấy ra từ một bài phát biểu của Hoa Kỳ - về tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương, đề cao pháp quyền. Như thường lệ, vấn đề chính không phải là những gì Trung Quốc nói, mà là những gì Trung Quốc đang làm trong khu vực”.
Hoa Kỳ đã sử dụng nhóm Bộ tứ mới được mở rộng, gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ để tăng cường hỗ trợ trong khu vực và giải quyết những thách thức ngày càng lớn.
“Cạnh tranh là không thể tránh khỏi, nhưng Washington cần phải tiếp cận nó một cách thận trọng, phải nói rõ rằng Mỹ không ép buộc các nước phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh, mà cần phải đảm bảo rằng các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn có sự lựa chọn và có thể duy trì chủ quyền và độc lập của mình”, - chuyên gia Lisa Curtis, giám đốc chương trình an ninh CNAS cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từng là cố vấn Nhà Trắng về Trung Á và Nam Á, cho biết.
Ngoài Bộ trưởng Lloyd Austin đang ở thăm Thái Lan, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, Đặc phái viên Hoa Kỳ về Triều Tiên Sung Kim và Cố vấn Bộ Ngoại giao Derek Chollet cũng đến thăm các nước châu Á trong tháng này. Các quan chức ngoại giao Mỹ đã bắt đầu loạt chuyến thăm nhiều quốc gia châu Á sau chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản của Tổng thống Biden vào tháng trước, tại đó ông đã giới thiệu sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) và để Trung Quốc đứng ngoài cuộc.
“Một mức độ cạnh tranh nhất định có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi khó có thể đề xuất IPEF, dù nó có vẻ chưa hoàn hảo, nếu Mỹ không cảm thấy cần phải cạnh tranh với Trung Quốc”, - ông Shahriman Lockman, Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia cho biết.