https://kevesko.vn/20220617/so-cham-vao-tai-sao-vu-khi-phuong-tay-khien-kiev-ngac-nhien-15711709.html
"Sợ chạm vào". Tại sao vũ khí phương Tây khiến Kiev ngạc nhiên
"Sợ chạm vào". Tại sao vũ khí phương Tây khiến Kiev ngạc nhiên
Sputnik Việt Nam
Phương Tây đang tăng cường vận chuyển vũ khí sát thương tới Ukraina. Mỹ đã công bố gói vũ khí mới trị giá 700 triệu đô la như một phần của "gói viện trợ khẩn... 17.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-17T10:23+0700
2022-06-17T10:23+0700
2022-06-17T13:47+0700
cuộc khủng hoảng ở ukraina
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
phương tây
ukraina
viện trợ quân sự
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/02/15028732_0:85:1024:661_1920x0_80_0_0_a3545214bb30f19d14a1cd4a8a8461fb.jpg
Tuy nhiên, các binh sĩ của quân đội DNR và LNR đã nghiên cứu kỹ lưỡng các "món quà" từ Hoa Kỳ và Tây Âu. Các mẫu vũ khí nước ngoài thực sự hiệu quả như thế nào? Tại sao Kiev không hài lòng với các nguồn cung cấp? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.Lính Ukraina gặp khó với “sát thủ diệt tăng” JavelinHai tháng trước, lực lượng vũ trang Ukraina đã tích cực sử dụng các hệ thống chống tăng do phương Tây sản xuất, chủ yếu ở hướng Kiev và Kharkov, cũng như tại Mariupol. Các quân nhân Ukraina đã ghi nhận rằng, vũ khí này hoạt động hiệu quả trong các cuộc phục kích.Ngoài ra, trong kho vũ khí của quân đội Ukraina còn có các loại hệ thống chống tăng và súng phóng lựu: Javelin của Mỹ, NLAW của Anh, Matador của Singapore-Israel, Panzerfaust 3 của Đức, AT4 của Thụy Điển.Bất chấp những tính năng của Javelin được công bố rộng rãi, tên lửa này không trở thành loại thuốc thần tiên, chữa bách bệnh. Có những trường hợp xe tăng vẫn tiếp tục di chuyển sau khi bị bắn trúng bốn lần. Ngoài ra, hệ thống này gặp nhiều trục trặc: độ tin cậy của hệ thống hướng dẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường. Theo những người tham gia trận chiến ở Mariupol, các hệ thống chống tăng như vậy thực sự không giúp ích được gì - thiết bị chỉ đơn giản là không "nhìn thấy" động cơ nóng của phương tiện chiến đấu trong khói từ đám cháy.Ngay cả người Mỹ cũng thừa nhận sự thiếu hiệu quả. Tờ Washington Post viết rằng, Lầu Năm Góc đã quá lười biếng trong việc dịch bản hướng dẫn dài 286 trang sang tiếng Ukraina. Quân nhân Ukraina đã phải học mọi thứ với sự trợ giúp của Google dịch. Ngoài ra còn thiếu pin điện dự phòng (hệ thống Javelin thường xuyên cạn pin chỉ sau bốn giờ). Và chương trình đào tạo sử dụng Javelin chỉ kéo dài hai ngày.Mối đe dọa đối với máy bay chiến đấuTheo các binh sĩ của quân đội DNR, hệ thống chống tăng NLAW của Anh gây nhiều vấn đề hơn. Tuy nhiên, hầu hết các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM đều cạn pin trong bộ theo dõi mục tiêu, điều này khiến chúng trở nên vô dụng. Ngoài ra, các tổ hợp có tầm bắn tương đối ngắn: khoảng 800 mét.Theo quân đội DNR, các hệ thống phòng không cơ động, chủ yếu là Stinger của Mỹ, Starstreak và Martlet của Anh, cũng như Mistral của Na Uy mà phương Tây cung cấp hàng nghìn chiếc, cũng ảnh hưởng đến diễn biến của trận chiến. Các binh sĩ của quân đội Cộng hòa Nhân dân Donetsk nhấn mạnh rằng, các hệ thống này là mối đe dọa lớn đối với máy bay chiến đấu của Nga. Máy bay trực thăng và máy bay tấn công buộc phải nâng mũi để tấn công mục tiêu từ độ cao thấp bằng tên lửa không điều khiển. Một mặt, điều này cho phép máy bay không rơi vào tầm ngắm của MANPADS, mặt khác, làm giảm độ chính xác.Cuộc chiến giữa các hệ thống pháo có cỡ nòng khác nhauTrong mấy tuần gần đây, Ukraina đã nhận được những khẩu lựu pháo cỡ nòng 155mm của Mỹ: pháo kéo M777, các phiên bản cũ của pháo tự hành M109, pháo dã chiến M114, cũng như pháo tự hành bánh lốp Caesar của Pháp, FH70 của Ý và một số loại khác. Các hệ thống như vậy có tầm bắn 30 km. Và kể từ cuối tháng Năm, Lực lượng vũ trang Ukraina được củng cố gần Avdeevka, Maryinka và Peski thường xuyên pháo kích vào trung tâm Donetsk.Để đối phó, quân đội DNR đã nhận được các khẩu lựu pháo tầm xa 152mm Giatsint-B. Tuy nhiên, rất khó để điều khiển hỏa lực của chúng, vì quân đội DNR không có đủ máy bay không người lái. Thêm vấn đề do radar di động, nhờ đó phía Ukraina ước lượng tham số định vị mục tiêu di động.Mối đe dọa từ máy bay không người láiTrong những tuần đầu tiên của chiến sự, Lực lượng vũ trang Ukraina đã tích cực sử dụng máy bay không người lái do thám và tấn công Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, theo các binh sĩ quân đội DNR, hóa ra, thiết bị bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ là mục tiêu dễ dàng đối với các hệ thống tên lửa phòng không của Nga.Vào tháng 4, Washington đã cung cấp cho Ukraina hơn một trăm máy bay không người lái Switchblade còn được gọi là máy bay cảm tử hay máy bay dùng một lần. Tuy nhiên, trong các nguồn mở hầu như không có thông tin về việc sử dụng chúng. Theo các nhà báo phương Tây, lính Ukraina chỉ đơn giản là "sợ chạm vào vũ khí không quen thuộc".Theo các phương tiện truyền thông, tình hình trở nên phức tạp hơn do Ukraina thiếu phụ tùng thay thế và chuyên gia. Và việc đào tạo lại quân nhân quen với các mẫu vũ khí của Liên Xô là rất khó và tốn nhiều thời gian. Kênh truyền hình Mỹ nhấn mạnh, tất cả những điều này gây ra tranh cãi lớn về tính hiệu quả của viện trợ vũ khí do phương Tây cung cấp cho Ukraina.
https://kevesko.vn/20220510/nha-san-xuat-javelin-tang-gap-doi-san-luong-he-thong-ten-lua-chong-tang-15123343.html
https://kevesko.vn/20220610/ong-macron-hua-voi-zelensky-se-gui-vu-khi-hang-nang-cho-ukraina-15579717.html
https://kevesko.vn/20220606/bao-gioi-to-quan-chuc-ukraina-ban-vu-khi-phuong-tay-kiem-loi-rieng--15493780.html
https://kevesko.vn/20220528/europol-lo-ngai-vu-khi-cung-cap-cho-ukraina-se-roi-vao-tay-toi-pham-15395162.html
phương tây
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/02/15028732_0:0:1024:768_1920x0_80_0_0_682a94cc582ca29803f601b3c4281c0b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
cuộc khủng hoảng ở ukraina, phương tây, ukraina, viện trợ quân sự, quan điểm-ý kiến
cuộc khủng hoảng ở ukraina, phương tây, ukraina, viện trợ quân sự, quan điểm-ý kiến
Tuy nhiên, các binh sĩ của
quân đội DNR và LNR đã nghiên cứu kỹ lưỡng các "món quà" từ Hoa Kỳ và Tây Âu. Các mẫu vũ khí nước ngoài thực sự hiệu quả như thế nào? Tại sao Kiev không hài lòng với các nguồn cung cấp? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Lính Ukraina gặp khó với “sát thủ diệt tăng” Javelin
Hai tháng trước, lực lượng vũ trang Ukraina đã tích cực sử dụng các hệ thống chống tăng do
phương Tây sản xuất, chủ yếu ở hướng Kiev và Kharkov, cũng như tại Mariupol. Các quân nhân Ukraina đã ghi nhận rằng, vũ khí này hoạt động hiệu quả trong các cuộc phục kích.
Ngoài ra, trong kho vũ khí của quân đội Ukraina còn có các loại
hệ thống chống tăng và súng phóng lựu: Javelin của Mỹ, NLAW của Anh, Matador của Singapore-Israel, Panzerfaust 3 của Đức, AT4 của Thụy Điển.
Bất chấp những tính năng của Javelin được công bố rộng rãi, tên lửa này không trở thành loại thuốc thần tiên, chữa bách bệnh. Có những trường hợp xe tăng vẫn tiếp tục
di chuyển sau khi bị bắn trúng bốn lần. Ngoài ra, hệ thống này gặp nhiều trục trặc: độ tin cậy của hệ thống hướng dẫn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết và môi trường. Theo những người tham gia trận chiến ở Mariupol, các hệ thống chống tăng như vậy thực sự không giúp ích được gì - thiết bị chỉ đơn giản là không "nhìn thấy" động cơ nóng của phương tiện chiến đấu trong khói từ đám cháy.
Ngay cả
người Mỹ cũng thừa nhận sự thiếu hiệu quả. Tờ Washington Post viết rằng, Lầu Năm Góc đã quá lười biếng trong việc dịch bản hướng dẫn dài 286 trang sang tiếng
Ukraina. Quân nhân Ukraina đã phải học mọi thứ với sự trợ giúp của Google dịch. Ngoài ra còn thiếu pin điện dự phòng (hệ thống Javelin thường xuyên cạn pin chỉ sau bốn giờ). Và chương trình đào tạo sử dụng Javelin chỉ kéo dài hai ngày.
Mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu
Theo các binh sĩ của quân đội DNR, hệ thống chống tăng NLAW
của Anh gây nhiều vấn đề hơn. Tuy nhiên, hầu hết các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM đều cạn pin trong bộ theo dõi mục tiêu, điều này khiến chúng trở nên vô dụng. Ngoài ra, các tổ hợp có tầm bắn tương đối ngắn: khoảng 800 mét.
“Súng phóng lựu Panzerfaust 3 của Đức là thú vị hơn”, - chỉ huy tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 107 của quân đội DNR với biệt danh Troll cho biết. - Loại súng phóng lựu này nhẹ, mạnh và có khả năng bắn trúng bất kỳ thiết bị nào. Ngoài ra, nó tiện dụng và có đặc tính công thái học tốt, đây là tên lửa vác vai".
Theo quân đội DNR, các hệ thống phòng không cơ động, chủ yếu là Stinger của Mỹ, Starstreak và Martlet của Anh, cũng như Mistral của Na Uy mà phương Tây cung cấp hàng nghìn chiếc, cũng ảnh hưởng đến diễn biến của trận chiến. Các binh sĩ của quân đội
Cộng hòa Nhân dân Donetsk nhấn mạnh rằng, các hệ thống này là mối đe dọa lớn đối với máy bay chiến đấu của Nga. Máy bay trực thăng và
máy bay tấn công buộc phải nâng mũi để tấn công mục tiêu từ độ cao thấp bằng tên lửa không điều khiển. Một mặt, điều này cho phép máy bay không rơi vào tầm ngắm của MANPADS, mặt khác, làm giảm độ chính xác.
Cuộc chiến giữa các hệ thống pháo có cỡ nòng khác nhau
Trong mấy tuần gần đây, Ukraina đã nhận được những khẩu lựu pháo cỡ nòng 155mm của Mỹ: pháo kéo M777, các phiên bản cũ của pháo tự hành M109, pháo dã chiến M114, cũng như pháo tự hành bánh lốp Caesar của Pháp, FH70 của Ý và một số loại khác. Các hệ thống như vậy có tầm bắn 30 km. Và kể từ cuối tháng Năm, Lực lượng vũ trang Ukraina được củng cố gần Avdeevka, Maryinka và Peski thường xuyên pháo kích vào trung tâm Donetsk.
“Các cuộc pháo kích từ phía Lực lượng vũ trang Ukraina bắn vào Donetsk đã bắt đầu ngay sau khi họ nhận được vũ khí hạng nặng," - ông Eduard Basurin, đại diện lực lượng quân sự nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DNR) giải thích với các nhà báo.Về mặt chiến lược, không có lý do gì để hành động theo cách này. Ở đây có nhiều yếu tố tâm lý hơn: dọa mọi người, khiến họ bực bội và yêu cầu chấm dứt chiến sự, gieo rắc nỗi sợ hãi”.
Để đối phó, quân đội DNR đã nhận được các khẩu lựu pháo tầm xa 152mm Giatsint-B. Tuy nhiên, rất khó để điều khiển hỏa lực của chúng, vì
quân đội DNR không có đủ máy bay không người lái. Thêm vấn đề do radar di động, nhờ đó phía Ukraina ước lượng tham số định vị mục tiêu di động.
Mối đe dọa từ máy bay không người lái
Trong những tuần đầu tiên của chiến sự, Lực lượng vũ trang Ukraina đã tích cực sử dụng máy bay không người lái do thám và tấn công Bayraktar TB2 của
Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, theo các binh sĩ quân đội DNR, hóa ra, thiết bị bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ là mục tiêu dễ dàng đối với các hệ thống tên lửa phòng không của Nga.
“Sau khi vài chục chiếc Bayraktar bị bắn rơi, quân đội Ukraina đã thay đổi chiến thuật, - một sĩ quan của quân đội DNR với biệt danh Klim giải thích. - Trước đây họ đã sử dụng UAV Bayraktar để tấn công, bây giờ chỉ vì mục đích trinh sát, và chúng nằm ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng không. Nhưng, những máy bay không người lái như vậy không đóng vai trò quan trọng, không giống như những chiếc trực thăng cỡ nhỏ, mà quân đội Ukraina có rất nhiều. Với sự giúp đỡ của chúng, hỏa lực pháo binh được điều chỉnh và địa hình được quan sát. Ở đây nói về cả UAV quân sự và thương mại”.
Vào tháng 4, Washington đã cung cấp
cho Ukraina hơn một trăm máy bay không người lái Switchblade còn được gọi là máy bay cảm tử hay máy bay dùng một lần. Tuy nhiên, trong các nguồn mở hầu như không có thông tin về việc sử dụng chúng. Theo các nhà báo
phương Tây, lính Ukraina chỉ đơn giản là "sợ chạm vào vũ khí không quen thuộc".
CNN cho biết: “Ví dụ, thay vì đạn dược lảng vảng, họ sử dụng những máy bay không người lái thương mại được nhồi chất nổ, vì chúng dễ kiểm soát hơn”.
Theo các phương tiện truyền thông, tình hình trở nên phức tạp hơn do Ukraina thiếu phụ tùng thay thế và
chuyên gia. Và việc đào tạo lại quân nhân quen với các mẫu vũ khí của Liên Xô là rất khó và tốn nhiều thời gian. Kênh truyền hình
Mỹ nhấn mạnh, tất cả những điều này gây ra tranh cãi lớn về tính hiệu quả của viện trợ vũ khí do phương Tây cung cấp cho Ukraina.