Đằng sau việc Việt Nam tặng 'An Nam Đại Quốc họa đồ' cho Bảo tàng Lịch sử châu Âu

© Ảnh : Diplomatic Academy of VietnamNguyễn Hùng Sơn
Nguyễn Hùng Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
Đăng ký
Việt Nam vừa trao tặng ‘An Nam Đại Quốc họa đồ’ cho Bảo tàng Lịch sử châu Âu, do giám mục người Pháp Jean - Louis Taberd thực hiện, với nhiều thông điệp đặc biệt đằng sau đó.
Trên tấm bản đồ thể hiện rất rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được người Pháp ghi rõ ràng là bãi Cát Vàng trên An Nam Đại Quốc họa đồ và điều này sẽ giúp cho bạn bè châu Âu hiểu về lịch sử Biển Đông và thực trạng của Biển Đông hiện nay.

Tặng An Nam Đại Quốc họa đồ cho Bảo tàng Lịch sử châu Âu

Mới đây, ngày 16/6, trong chuyến công tác tại châu Âu, Phó giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hùng Sơn đã trao tặng tấm bản đồ "An Nam Đại Quốc họa đồ" cho Bảo tàng Lịch sử châu Âu.
Tấm bản đồ này có kích thước 84 x 45cm, được xuất bản tại Serampore (Ấn Độ) năm 1838, là công trình của giám mục người Pháp Jean - Louis Taberd.
Ông là Đại diện Tông Tòa ở Lái Thiêu, Đàng Trong, nhận Giám mục hiệu tòa Isauropolis năm 1830. Suốt chiều dài lịch sử cho đến năm 1838 (năm xuất bản), Việt Nam chưa từng có được bản đồ nào rộng lớn, với đầy đủ địa danh ghi chép như họa đồ này.
Được biết, “An nam Đại Quốc họa” là một bản đồ đặc biệt, do nhiều nguyên nhân.
Музей Лувра в Парже, Франция - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2022
Cựu giám đốc bảo tàng Louvre bị cáo buộc gian lận và rửa tiền
Trước hết, bởi chính cái tên “An nam Đại Quốc họa” của nó. Bản đồ này do một vị Giám mục người Pháp thực hiện. Tên của tấm bản đồ được viết bằng 3 thứ tiếng gồm chữ Hán, chữ Quốc ngữ và ngôn ngữ Latin.
Bên cạnh đó, tất cả địa danh trên bản đồ, kể cả các địa danh thuộc Trung Hoa, Lào và Campuchia, đều được viết bằng chữ Quốc ngữ, còn chú dẫn thì sử dụng cả chữ Quốc ngữ, chữ Latin và tiếng Pháp.

An nam Đại Quốc họa có gì đặc biệt?

Sự đặc biệt của tấm bản đồ còn nằm ở chỗ, Việt Nam tuyên bố rõ ràng, nhất quán chủ quyền Biển Đông. Cụ thể, đối với quần đảo giữa Biển Đông có địa danh hành chính là Hoàng Sa (chữ Hán), giám mục Taberd cũng ghi tục danh là Cát Vàng (Nôm) mà người Pháp gọi là Paracel.
Cùng với đó, địa danh Cát Vàng là tiếng Việt chỉ có ở Đại Việt xưa và Việt Nam nay, theo các nhà nghiên cứu, hầu như không thể tìm thấy ở đâu khác.
Điều đặc biệt thứ hai là trên bản đồ có vẽ hình một cụm đảo ở giữa Biển Đông, nằm ở phía Bắc vĩ tuyến 160 Bắc, phía Đông kinh tuyến 1100 Đông, và có dòng chữ: "Paracel seu Cát Vàng" (Paracel hoặc Cát Vàng).
NATO  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Bảo tàng của NATO kể về câu chuyện Mỹ thất bại ở Lào
Đồng thời, dòng chữ này đã khẳng định nhóm đảo Paracel theo cách gọi của người phương Tây chính là nhóm đảo Cát Vàng (hay Hoàng Sa) hiện nay.

Khẳng định chủ quyền Biển Đông

Theo Phó giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hùng Sơn, việc trao tặng bản đồ "An Nam Đại Quốc họa đồ" là một sáng kiến của Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ.
Nhà ngoại giao đánh giá, món quà này cho thấy sự hợp tác rất gần gũi giữa Việt Nam và Bỉ trên rất nhiều khía cạnh chính trị, văn hóa, lịch sử.
“Việc Việt Nam trao tặng một bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử châu Âu thể hiện sự đóng góp của chúng ta giúp châu Âu hiểu rõ lịch sử Việt Nam, lịch sử tương tác của Việt Nam, qua đó giúp bạn bè thế giới thấy rõ hơn lịch sử của Biển Đông, cho thấy người Pháp đã đến nước ta như thế nào, đã tương tác với các quốc gia trong khu vực ra sao, đã nhìn thấy hình hài của nước ta như thế nào và vẽ ra bản đồ đó với sự thừa nhận rõ ràng lãnh thổ của Việt Nam”, chuyên gia lý giải.
Trong đó, Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được người Pháp ghi rõ ràng là bãi Cát Vàng trên bản đồ đó và nó sẽ giúp cho bạn bè châu Âu hiểu về lịch sử Biển Đông và thực trạng của Biển Đông hiện nay.
 Tham nhũng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Cán bộ bảo tàng biến kỷ vật hiến tặng thành đồ đi mua

Hiểu hơn về lịch sử Việt Nam

Đại diện Bảo tàng Lịch sử châu Âu, bà Simina Badica, giám tuyển lưu trữ, cho biết rất vui mừng khi được phía Việt Nam trao tặng "An Nam Đại Quốc họa đồ".
Tấm bản đồ này sẽ được trưng bày trong bộ sưu tập của bảo tàng, giúp cho các nhà nghiên cứu và du khách hiểu rõ hơn về lịch sử địa lý của Việt Nam.
Cần nhấn mạnh rằng, bảo tàng hiện lưu trữ và trưng bày các vật phẩm của hơn 200 quốc gia, nhưng đây là lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử châu Âu tiếp nhận một vật phẩm của Việt Nam.
Bà Simina Badica hy vọng việc hợp tác, trao đổi với Việt Nam trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa sẽ tiếp tục mở rộng hơn trong thời gian tới.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền

Như Sputnik đã thông tin, Hà Nội giữ lập trường nhất quán đối với vấn đề Biển Đông.
Việt Nam khẳng định lại lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật Biển UNCLOS 1982.
Trên thực tế, tranh chấp ở Biển Đông hết sức phức tạp - có tranh chấp liên quan đến hai nước như vấn đề quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; có tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực như vấn đề quần đảo Trường Sa; có những vấn đề liên quan đến các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải.
Đối với những khía cạnh nhạy cảm này, quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng. Đó là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.
© Ảnh : House of European HistoryBảo tàng Lịch sử Châu Âu
Bảo tàng Lịch sử Châu Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
Bảo tàng Lịch sử Châu Âu
Trên tinh thần đó, Việt Nam tích cực chủ động thúc đẩy đàm phán với các nước láng giềng về các vấn đề trên biển.
Trong giải quyết vấn đề biển - đảo với Trung Quốc, Việt Nam kiên trì thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích trên biển của mình; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và phù hợp với tình hình thực tế của ta. Công khai hóa, minh bạch hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông; đấu tranh kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала