- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Chính trị gia Nhật Bản cho rằng Mỹ và Anh kích động xung đột ở Ukraina

© Sputnik / RIA Novosti / Chuyển đến kho ảnhCông binh Nga làm việc ở vùng Kherson.
Công binh Nga làm việc ở vùng Kherson. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Mỹ và Anh đã làm nhiều việc để kích động xung đột ở Ukraina, ông Muneo Suzuki, chính trị gia đồng thời là đại biểu Thượng viện Nhật Bản nhận xét.

"Mọi chuyện bắt đầu từ sự kiện ngày 23 tháng 10 năm ngoái, khi Ukraina phóng một máy bay không người lái tấn công (Bayraktar). Hành động đó đánh dấu sự khởi đầu mọi việc. Sau đó, Putin nhận ra rằng đòn tấn công có thể giáng vào người dân nước mình và di chuyển quân. Nhưng Mỹ khi ấy lại bắt đầu khiêu khích: "Nga sắp sửa tấn công, Nga sẽ tấn công ngay bây giờ". Trong khi việc cần thiết không phải là khiêu khích, mà cần kiên quyết yêu cầu Ukraina ngừng sử dụng UAV tấn công và kêu gọi Putin kiềm chế. Đó là những gì Tổng thống Hoa Kỳ đáng ra phải làm. Chứ không phải là xúc xiểm: “Nga sắp đánh, đánh ngay đấy”. Tôi cho rằng điều đó khó có thể tưởng tượng. Sau đó, các nước G7, Vương quốc Anh tiếp tục đưa ra những lời lẽ khiêu khích cứng rắn. Theo tôi có vấn đề lớn ở đây", - ông Suzuki nói.

Chính trị gia cho rằng Mỹ và các nước G7 phải chịu trách nhiệm về tình trạng leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraina.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky ở Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
Mỹ và đồng minh đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraina

"Mỹ không phải là cảnh sát thế giới. Mỹ không phải là quốc gia tài chính của thế giới. Họ chỉ có thể khăng muốn đảm nhận vai trò đó. Tất cả những hành động khiêu khích ấy đến từ Mỹ và Anh. Nhật Bản không nên ngả theo việc này", - ông Muneo Suzuki khẳng định.

Muneo Suzuki là một chính trị gia có bề dày kinh nghiệm: năm nay đánh dấu 40 năm kể từ khi ông trở thành nghị sĩ Quốc hội. Hiện nay ông đại diện cho Nippon Ishin (Đảng Duy Tân Nhật Bản) tại Thượng viện. Ông nổi tiếng trong chính trường Nhật Bản vì quan tâm đến việc ký kết hiệp ước hòa bình và phát triển quan hệ song phương với Nga. Suzuki thường cố vấn cho cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người mà dưới thời cầm quyền của ông quan hệ tiếp xúc giữa hai nước phát triển rất tích cực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала