Giá xăng tăng, những con số 'đẹp như mơ' trong ngân sách và nỗi vất vả của người dân

© Depositphotos.com / Erwin WodickaThuế.
Thuế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Giá xăng tăng đồng nghĩa với việc Nhà nước có thể thu thêm ngân sách từ các loại thuế áp dụng với mặt hàng này. Tuy nhiên, đây lại là gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân khi vật giá đua nhau trong bối cảnh lạm phát cận kề.
Ngày 21/6 vừa qua, mỗi lít xăng RON 95-III đã chính thức tăng lên mức cao nhất lịch sử - 32.870 đồng. Sau 16 đợt điều chỉnh, trong đó 12 lần tăng giá, hiện mỗi lít xăng RON 95-III đã đắt thêm 9.000 đồng, còn E5 RON 92 là 8.150 đồng so với hồi đầu năm 2022. Đáng kể nhất, dầu diesel - loại nhiên liệu dùng nhiều trong vận tải, đã tăng thêm gần 11.800 đồng so với thời điểm 11/1.
Mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng được cấu thành từ:
1.
Giá CIF nhập khẩu xăng dầu thành phẩm
2.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95, xăng sinh học E5 RON92 là 8%)
3.
Thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng 10%
4.
Thuế bảo vệ môi trường 1.900 - 2.000 đồng (sau khi được giảm 50% từ 1/4 năm nay).
5.
Các khoản lợi nhuận định mức, chi phí định mức, chi phí vận chuyển... khoảng 4-5%.
Thực tế, trong cơ cấu tính thuế giá bán lẻ xăng dầu vẫn có hiện tượng tính thuế chồng thuế. Chẳng hạn, thuế VAT được đánh 10% trên giá bán ra, và cơ cấu giá bán đã gồm các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường.
Thuế VAT = (giá CIF nhập khẩu + thuế nhập khẩu 10% + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bảo vệ môi trường + chi phí định mức + lợi nhuận định mức) * 10%.
Tiếp đến, giá để tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá CIF và thuế nhập khẩu.
Mua bán xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu của Petrolimex. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
VCCI cho rằng Việt Nam nên bỏ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu, vì sao?
Tuy nhiên, trong vài kỳ điều hành gần đây, các cơ quan chức năng đã dừng trích 300 đồng một lít xăng vào Quỹ bình ổn xăng dầu, nên trong cơ cấu tính thuế VAT hiện không có số tiền này.
Dựa theo công thức trên, mỗi lít xăng hiện nay đang bị đánh khoảng 9.500-10.000 đồng các loại thuế, tương ứng tỷ trọng hơn 30%. Nếu cộng thêm các loại chi phí định mức kinh doanh xăng dầu, lợi nhuận định mức thì tỷ trọng thuế, các chi phí trong mỗi lít xăng loại này khoảng 35%.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để đề xuất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng, 500 đồng với dầu. Theo đó, đây cũng là mức giảm thuế "kịch kim" theo thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, dù đề xuất này có được thông qua, thì giới chuyên gia vẫn cho rằng giảm thêm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng với xăng sẽ không có nhiều tác dụng với đà đi lên chưa biết điểm dừng của giá thế giới hiện nay.
Theo các chuyên gia, nguồn thu thuế của Việt Nam tăng cũng đến từ một phần giá hàng hoá (trong và ngoài nước) dâng lên. Khi giá cả tăng thì thu thuế tính theo tỷ lệ phần trăm cũng tăng nhanh.
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Quốc hội tiếp tục thảo luận về KT-XH và NSNN - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2022
Giá xăng liên tục tăng: Phó thủ tướng yêu cầu họp khẩn
Không thể phụ nhận diều này sẽ sớm đem lại "những con số đẹp như mơ" cho thu ngân sách. Nhưng ở khía cạnh khác, đây lại là gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân khi vật giá đua nhau vươn lên những đỉnh cao mới.
Theo trao đổi của ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, với VnExpress, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế cần được xem xét giảm đầu tiên trước sức tăng nóng giá xăng hiện nay, sau đó mới đến các loại thuế khác.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) Nguyễn Quốc Việt cũng thấy thuế tiêu thụ đặc biệt, hay thuế VAT với xăng là hai loại thuế có thể tạm thời cân nhắc giảm, trong bối cảnh mức thuế suất (thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT) đối với mỗi lít xăng là 10%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала