https://kevesko.vn/20220624/trung-quoc-bi-de-doa-mat-danh-hieu-cong-xuong-the-gioi-vao-tay-viet-nam-15882836.html
Trung Quốc bị đe dọa mất danh hiệu công xưởng thế giới vào tay Việt Nam
Trung Quốc bị đe dọa mất danh hiệu công xưởng thế giới vào tay Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đang lo sợ mất đi danh hiệu “công xưởng thế giới” vào tay Việt Nam trong bối cảnh áp lực tăng lên từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh... 24.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-24T18:14+0700
2022-06-24T18:14+0700
2022-06-24T18:14+0700
trung quốc
việt nam
kinh tế
kinh doanh
doanh nghiệp
sản xuất
xuất khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/0a/15133285_0:0:3078:1731_1920x0_80_0_0_580c6f52a9b4bc31782ab958cc189be1.jpg
Giới học giả Trung Quốc tranh cãi gì về nguy cơ bị Việt Nam đe dọa đoạt mất danh hiệu và vị thế “công xưởng thế giới”?Tranh cãi việc Việt Nam đe dọa vị thế công xưởng thế giới của Trung QuốcCác cuộc tranh luận bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc có thể bị đe dọa bởi Việt Nam, nền kinh tế mở đang vươn lên mạnh mẽ, chưa bao giờ ngừng lại.Xung quanh chuyện Việt Nam có thể chiếm vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc, tồn tại rất nhiều luồng ý kiến tranh cãi bên trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đặc biệt là kể từ khi Bộ Công Thương Việt Nam báo cáo giá trị xuất khẩu trong quý đầu tiên của năm 2022 đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.Theo Thời báo Bưu điện Nam hoa Buổi sáng (South China Morning Post – SCMP), Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm và xôn xao về mức tăng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.South China Morning Post ngày 24/6 đăng tải bài viết với tựa đề “Vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc bị Việt Nam đe dọa nhưng không có gì cần phải lo lắng”, trong đó, chỉ rõ cuộc tranh cãi đang dấy lên ở đất nước tỷ dân về những bước tiến đáng kinh ngạc của nền kinh tế Việt Nam cũng như chuyện liệu vị trí công xưởng số 1 thế giới của Trung Quốc có bị đạp đổ hay lung lay.Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã quy đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong quý đầu năm nay (mức 88,58 tỷ USD) sang đồng Nhân dân tệ (564,8 tỷ NDT) vượt qua giá trị xuất khẩu từ cảng chính của Trung Quốc ở Thâm Quyến (407,6 tỷ NDT) trong 3 tháng đầu năm 2022.Bưu điện Nam hoa Buổi sáng cũng cho rằng, hiện nay, ở Trung Quốc đang lo lắng mất đi danh hiệu “công xưởng thế giới” giữa bối cảnh các áp lực từ bên ngoài tăng lên, tất cả tính chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19 và xung đột ở Ukraina. Giới nghiên cứu Trung Quốc lưu ý, các xung đột địa chính trị này đang buộc các nước đánh giá lại nguy cơ phát sinh từ việc chuỗi sản xuất quá phụ thuộc hay tập trung tại một vài địa điểm nhất định, trong đó, cần tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh.Cụ thể, theo SCMP, riêng về nỗi lo cũng như nguy cơ Trung Quốc bị mất vị thế “công xưởng thế giới” xuất hiện trong bối cảnh môi trường trong nước ngày càng trở nên phức tạp hơn do các cuộc xung đột địa chính trị, ví dụ như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dịch bệnh hay xung đột ở Ukraina, đã khiến nhiều quốc gia phải đánh giá lại mức độ rủi ro đến từ sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.“Chỉ là chuỗi giá trị thấp”?Như đã đề cập, sự lo lắng tại Trung Quốc đã tăng thêm sau thông tin về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1/2022.Tuy thừa nhận rằng, khó mà tránh được việc các ngành công nghiệp, xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty đa quốc gia đang “rời bỏ” Trung Quốc và đổ về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để tranh thủ tận dụng lợi thế chi phí thấp, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng đánh giá, thực tế, chưa cần lo lắng.SCMP tham chiếu ý kiến phân tích của giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, các ngành công nghiệp sản xuất của thế giới “chắc chắn sẽ tụ hội ở Đông Nam Á” tuy nhiên, chuỗi công nghiệp được nâng cấp của Trung Quốc sẽ vẫn duy trì được sức sống trong khu vực và xa hơn nữa.Ông Yao tin rằng, bất chấp những quan ngại về khả năng sản xuất ngày càng tăng của Việt Nam, Trung Quốc vẫn sẽ giữ được danh hiệu “công xưởng của thế giới” “trong ít nhất là 30 năm nữa”.Giới chuyên gia cũng cho rằng, việc chuyển dịch sản xuất sang khu vực Đông Nam Á các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị thấp cho phép người tiêu dùng Trung Quốc hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ, trong khi các ngành công nghiệp nội địa (kể cả ngành phụ trợ) đều được giải phóng, tận dụng khả năng để nâng cấp.Ngoài ra, Giáo sư Yao cho rằng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng là điều không có gì bất ngờ, cũng không đáng lo ngại, đối với các nhà sản xuất ở Quảng Đông bởi hoạt động chuyển sản xuất ra nước ngoài đã diễn ra trong vài năm.Ông Peng cũng nêu quan điểm cho rằng, việc so sánh cả đất nước Việt Nam với Thâm Quyến (một thành phố của Trung Quốc) là có phần khập khiễng và không cân xứng.Thực tế, GDP của Việt Nam chưa bằng 1/5 so với Quảng Đông, tính vào thời điểm cuối năm 2021, trong khi dân số Việt Nam bằng 78% dân số của Quảng Đông.Chuyên gia này cho rằng, một khi xuất khẩu của Việt Nam được đóng góp bởi các ngành công nghiệp của Trung Quốc, thì về bản chất, chẳng qua đây cũng chỉ là một cách để tránh tranh chấp trong thương mại.Việt Nam là điểm thu hút chuỗi sản xuất tận dụng chi phí nhân công rẻGiáo sư kinh tế, đồng thời cũng là cựu Phó Thị trưởng Thâm Quyến Tang Jie cũng cho rằng, các ngành công nghiệp sẽ chuyển dịch tới khu vực Đông Nam Á khi khoảng trống phát triển kinh tế giữa Trung Quốc và các nước láng giềng được mở rộng.Chuyên gia chỉ rõ, thu nhập trung bình ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/10 của Trung Quốc, bởi vậy sự chuyển dịch này là không tránh khỏi, cũng giống như các ngành công nghiệp khổng lồ vào Trung Quốc trong giai đoạn cải cách kinh tế nhiều năm trước.Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ cũng sẽ trở thành những điểm đến thu hút do nhân công giá rẻ sẵn có bên ngoài Trung Quốc.Cựu Phó thị trưởng Thâm Quyến, không thể chỉ nài nỉ các công ty nước ngoài “đừng rời đi”, mà thay vào đó cần phải tạo nên một môi trường tốt hơn để thu hút và buộc họ ở lại.Bên cạnh đó, khi quá trình tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu đang được đẩy mạnh, lợi thế của Trung Quốc giờ chính là tiềm năng từ thị trường lớn, sự đổi mới đang tăng dần và tính hiệu quả chung của nền kinh tế mà nhờ đó thu hút được các công ty đa quốc gia.Tính riêng ba tháng đầu năm 2022, Mỹ là đối tác lớn nhất nhập về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo đó là đến Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Trong tháng 3, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 45,5% so với tháng trước đó và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên con số kỷ lục 34,06 tỷ USD, hơn 10 tỷ USD nếu so với Thâm Quyến nhưng chỉ bằng 60% xuất khẩu của Quảng Đông (với giá trị đạt 57,7 tỷ USD).Ngoài ra, giá trị gia tăng trong sản xuất của Trung Quốc tăng từ 16,98 nghìn tỷ NDT (2,5 nghìn tỷ USD) trong năm 2012 lên 31,4 nghìn tỷ trong năm 2021, theo SCMP dẫn thông tin từ Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Tân Quốc Bân (Xin Guobin) đưa ra hồi đầu tháng này.Bên cạnh đó, xét trên phạm vi toàn cầu, giá trị gia tăng sản xuất của Trung Quốc cũng tăng từ 22,5% lên gần 30%, gần bằng với Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại.Ngoài ra, vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi đây là đối tác thương mại lớn của phần lớn các nước châu Á.Đầu tư vào Trung Quốc cũng có nghĩa là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với toàn châu Á, và một không gian lớn hơn để tăng trưởng, theo Bộ Thương mại nước này.Chiến lược Trung Quốc + 1Như Sputnik đã thông tin, chiến lược Trung Quốc + 1 và xu hướng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã xuất hiện trước đây và gia tăng mạnh mẽ hơn kể từ khi Covid-19 bùng phát.Trong xu hướng này, Việt Nam đã được hưởng lợi và cơ hội đang ngày càng rộng mở hơn bao giờ hết, khi Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách “Zero Covid” quá hà khắc. Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) Yan Liu, xu hướng “Trung Quốc + 1” và dịch chuyển sản xuất gần hơn với thị trường cuối cùng đang thúc đẩy sự phân bổ lại đầu tư ra khỏi Trung Quốc.Theo bà Yan, với chiến lược Trung Quốc + 1, các doanh nghiệp sẽ mở rộng hoạt động ở các nước đang phát triển khác như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Philippines, Việt Nam, Malaysia.Báo cáo mới nhất từ Ngân hàng UOB của Singapore cho thấy, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã khởi sắc trở lại, điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đối với quốc gia này không hề sụt giảm. Báo cáo tăng trưởng kinh tế và dự báo quý kế tiếp cho các thị trường của UOB cho thấy, một trong những lạc quan của kinh tế Việt Nam là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào quốc gia này đã phần nào tăng trở lại trong tháng 5/2022.Ngoài ra, số liệu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong tháng 5, trái ngược với đà sụt giảm của vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là trụ đỡ trong thu hút FDI những tháng đầu khi cả hai nguồn vốn này vẫn tăng mạnh Trong đó, vốn đăng ký mới giảm 53,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%, giúp cho vốn FDI đăng ký 5 tháng đầu năm 2022 chỉ giảm 16,3% so với cùng kỳ, xuống 11,71 tỷ USD. Đặc biệt, số vốn FDI đăng ký tăng mạnh vào năm 2021 ở mức 31,15 tỷ USD cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức sụt giảm của năm nay.Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2022, chiếm 19,4% số dự án mới, 33,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt góp vốn mua cổ phần.Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trong báo cáo gửi Chính phủ cho thấy, dòng vốn đầu tư mới vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong quý I/2022, khi Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid” và tâm lý kinh doanh của nhà đầu tư thận trọng hơn. Trong quý I/2022, chỉ có 55 dự án FDI vào Trung Quốc được ghi nhận, giảm 50,5% so với cùng kỳ năm trước.Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh ấy, nếu biết tận dụng cơ hội, Việt Nam sẽ thu hút được một lượng lớn hơn vốn đầu tư. Ông Peter Kusek, chuyên gia của WB khuyến nghị, Việt Nam có thể tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh đầu tư thông qua các cải cách chính sách đầu tư.Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, 4% là mức tăng vốn đầu tư mà Việt Nam có thể nhận được, khi các tập đoàn đa quốc gia tái phân bổ vốn đầu tư trong vài năm tới.
https://kevesko.vn/20220618/ipef-co-giup-viet-nam-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-thu-20-the-gioi-15744691.html
https://kevesko.vn/20220615/viet-nam-lot-xac-hoan-toan-va-se-la-nen-kinh-te-lon-thu-20-the-gioi-sau-14-nam-nua-15680123.html
https://kevesko.vn/20220609/quan-diem-cua-viet-nam-ve-quan-he-giao-luu-cung-hop-tac-voi-dac-khu-kinh-te-hong-kong-15560487.html
https://kevesko.vn/20220622/trung-quoc-chinh-la-nguyen-nhan-khien-gia-xe-may-o-viet-nam-tang-phi-ly-15828909.html
https://kevesko.vn/20220513/kinh-te-viet-nam-can-tranh-phu-thuoc-vao-trung-quoc-15178053.html
https://kevesko.vn/20220529/quan-he-kinh-te-viet-nam--han-quoc-gio-co-doi-chieu-duoi-thoi-ong-yoon-suk-yeol-15399289.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/0a/15133285_282:0:3013:2048_1920x0_80_0_0_ff57d4f884411dac918bd5d5afa5e197.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, việt nam, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, sản xuất, xuất khẩu
trung quốc, việt nam, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, sản xuất, xuất khẩu