https://kevesko.vn/20220629/viet-nam-dang-di-nguoc-xu-the-cua-the-gioi-15982687.html
Việt Nam đang đi ngược xu thế của thế giới
Việt Nam đang đi ngược xu thế của thế giới
Sputnik Việt Nam
Theo Bloomberg, kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi mạnh mẽ bất chấp bất ổn toàn cầu gia tăng nhờ sản xuất và xuất khẩu. 29.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-29T17:15+0700
2022-06-29T17:15+0700
2022-06-29T17:37+0700
việt nam
kinh tế
kinh doanh
doanh nghiệp
sản xuất
xuất khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0a/15577507_0:189:2966:1857_1920x0_80_0_0_d20de48c67181232a6a64a1971ee46e5.jpg
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, Việt Nam dường như đang đi ngược xu thế khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong quý II/2022, tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng 6,5% vẫn là thách thức lớn.Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậcKinh tế Việt Nam tăng trưởng đáng kinh ngạc.Theo Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ (xét trên quý thứ hai hàng năm), nhờ xuất khẩu mạnh mẽ và sản xuất phục hồi giúp bù đắp những rủi ro do đại dịch Covid-19 và giá dầu tăng.Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố ngày 29/6, tờ Bloomberg đưa tin trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng 7,72% so với một năm trước đó, cao hơn mức 5,05% trong quý đầu tiên. Con số này cao hơn so với ước tính trung bình về mức tăng 5,9% trong một cuộc khảo sát trước đó của Bloomberg với các nhà kinh tế.Đây cũng là mức cao nhất kể từ ít nhất là quý đầu tiên của năm 2013, theo số liệu chính thức được Bloomberg theo dõi. Hiệu suất đã giúp nâng mức tăng trưởng trong nửa đầu năm lên 6,42% so với một năm trước, vượt cả mức dự báo của Tổng cục Thống kê về tốc độ 5,5%. Như đã biết, Chính phủ Việt Nam được Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6% -6,5%.Phục hồi ngoạn mụcTổng cục Thống kê cho biết, 6 tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự phục hồi trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó sản xuất, xuất khẩu, bán lẻ, ngân hàng và bảo hiểm dẫn đầu mức tăng trưởng.Như Sputnik thông tin, theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, GDP quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021.Với mức tăng này, GDP 6 tháng đầu năm 2022 được kéo lên 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021. Tuy vậy, thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (tăng 7,70%, đóng góp 48,33%); tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng 6,60%, đóng góp 46,60%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 2,78%, đóng góp 5,07%).Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi.Chỉ tính riêng ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng khá (8,48%) so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.Bên cạnh đó, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế và ngành xây dựng tăng 3,65%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.Đáng chú ý, theo bà Hương, khu vực dịch vụ có sự trở lại ấn tượng so với cùng kỳ các năm 2020 (0,49%) và 2021 (3,92%) với mức tăng 6,6%. Tuy thấp hơn so với các năm 2014-2019 nhưng Tổng cục Thống kê cho rằng triển vọng phục hồi của ngành dịch vụ là khá tích cực trong những tháng tới.Trong khu vực dịch vụ, một số ngành có tỷ trọng đóng góp lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế như bán buôn và bán lẻ tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước và là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,58 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,5%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,19%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,94%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,13%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.Một trụ cột khác của nền kinh tế Việt Nam là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục cho thấy sự phát triển ổn định. Trong đó, ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,97% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,95%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.Cường quốc xuất khẩuTheo Bloomberg, Chính phủ sẽ tập trung vào việc giám sát chặt chẽ giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các sản phẩm xăng dầu, trong nửa cuối năm kiềm chế lạm phát.Bloomberg cũng lưu ý rằng, những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được song hành với việc “cường quốc xuất khẩu Đông Nam Á” đang nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do Trung Quốc phong tỏa dập dịch Covid-19, xung đột ở Ukraina và căng thẳng kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington.Blommber cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ gói hỗ trợ phục hồi, kích cầu kinh tế - tức gói tài khóa trị giá khoảng 347 nghìn tỷ đồng (khoảng 15 tỷ USD) và một chính sách tiền tệ linh hoạt, thông thoáng giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một trong số ít ngân hàng trên thế giới không rơi vào vòng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng nên cảnh giác về rủi ro lạm phát liên quan đến tình trạng giá nhiên liệu xăng dầu tăng kỷ lục và nhập khẩu dẫn đến thâm hụt thương mại.Mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức lớn?Đánh giá về bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm và triển vọng cho cả năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm nay với mức GDP 6,5% là “thách thức lớn”.Cụ thể, theo bà Hương trao đổi với TTXVN cho biết, ngày 8/6/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo kinh tế thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Ukraina khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và nâng dự báo lạm phát.Theo đó, OECD dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2022, giảm mạnh so với mức 4,5% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 12/2021.Tiếp đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, ngày 7/6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022, từ 4,1% xuống còn 2,9%. Trước đó, trong tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2023 sẽ chỉ đạt 3,6%, giảm lần lượt 0,8 và 0,2 điểm % so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022.Yếu tố chính dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại bao gồm chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng cao. Lệnh trừng phạt của phương Tây đối với năng lượng Nga đã dẫn đến tình trạng giá dầu và khí đốt trên toàn thế giới leo thang.Cùng với đó, là sự đứt gãy nguồn cung nhiều loại hàng hóa quan trọng như nông sản, nhiên liệu, kim loại từ Nga và Ukraina khiến giá cả liên tục tăng mạnh. Chính sách zero COVID-19 của Trung Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là nguyên nhân khiến triển vọng phục hồi kinh tế thế giới sau 2 năm đại dịch ngày càng khó khăn hơn.Theo bà Hương, trong đó phải kể đến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ lưu trú ăn uống với mức tăng 25,92%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 16,65%; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 14,01%; ngành dịch vụ khác tăng 16,61%; hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 9,17%; hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng 8,34%.Tính chung 6 tháng đầu năm GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó những ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng đều tăng trưởng khá tốt như ngành chế biến chế tạo tăng 9,66%, hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 9,5%, dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 11,19%, vận tải kho bãi tăng 8,13%, bán buôn bán lẻ tăng 5,82%...Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường.Cụ thể, khi kinh tế trong nước phục hồi tích cực nhưng chưa đạt được như kỳ vọng đề ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, cần độ trễ để phục hồi trong khi tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường….Chính vì vậy, theo ý kiến của Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương, cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, chủ động bám sát tình hình, làm tốt công tác dự báo, xây dựng kịch bản, để có giải pháp điều hành kịp thời với các tình huống phát sinh.
https://kevesko.vn/20220629/mac-lam-phat-gdp-quy-ii-cua-viet-nam-tang-772-cao-nhat-10-nam-qua-15976843.html
https://kevesko.vn/20220620/samsung-giam-san-luong-anh-huong-xuat-khau-cua-viet-nam-15795011.html
https://kevesko.vn/20220629/ngoi-sao-dang-len-viet-nam-chuyen-minh-thanh-trung-tam-san-xuat-cong-nghe-15980997.html
https://kevesko.vn/20220616/viet-nam-co-400-doanh-nghiep-do-nguoi-khuyet-tat-lam-chu-15697279.html
https://kevesko.vn/20220625/my-cho-doanh-nghiep-viet-nam-them-thoi-gian-15903453.html
https://kevesko.vn/20220629/cac-nha-may-san-xuat-linh-kien-cho-apple-samsung-no-nuc-do-bo-vao-viet-nam-15978017.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0a/15577507_119:0:2848:2047_1920x0_80_0_0_4cb9e85f748d6515476e3b0939bd70fc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, sản xuất, xuất khẩu
việt nam, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, sản xuất, xuất khẩu
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương,
Việt Nam dường như đang đi ngược xu thế khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong quý II/2022, tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng 6,5% vẫn là thách thức lớn.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng đáng kinh ngạc.
“Với GDP quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72%, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2013 về sự bùng nổ về xuất khẩu”, - Bloomberg điểm lại.
Theo Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ (xét trên quý thứ hai hàng năm), nhờ
xuất khẩu mạnh mẽ và sản xuất phục hồi giúp bù đắp những rủi ro do đại dịch Covid-19 và giá dầu tăng.
Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố ngày 29/6, tờ Bloomberg đưa tin trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng 7,72% so với một năm trước đó, cao hơn mức 5,05% trong quý đầu tiên. Con số này cao hơn so với ước tính trung bình về mức tăng 5,9% trong một cuộc khảo sát trước đó của Bloomberg với
các nhà kinh tế.
Đây cũng là mức cao nhất kể từ ít nhất là quý đầu tiên của năm 2013, theo số liệu chính thức được Bloomberg theo dõi. Hiệu suất đã giúp nâng mức
tăng trưởng trong nửa đầu năm lên 6,42% so với một năm trước, vượt cả mức dự báo của Tổng cục Thống kê về tốc độ 5,5%. Như đã biết, Chính phủ Việt Nam được Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6% -6,5%.
Tổng cục Thống kê cho biết, 6 tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự phục hồi trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó sản xuất,
xuất khẩu, bán lẻ, ngân hàng và bảo hiểm dẫn đầu mức tăng trưởng.
Như Sputnik thông tin, theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,
GDP quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021.
Với mức tăng này, GDP 6 tháng đầu năm 2022 được kéo lên 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021. Tuy vậy, thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.
Trong mức tăng chung của toàn
nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (tăng 7,70%, đóng góp 48,33%); tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng 6,60%, đóng góp 46,60%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 2,78%, đóng góp 5,07%).
Khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi.
Chỉ tính riêng ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng khá (8,48%) so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
“Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%, thấp hơn mức tăng 11,3% và tương đương mức tăng 9,63% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 2,58 điểm phần trăm”, - báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế và ngành xây dựng tăng 3,65%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.
Đáng chú ý, theo bà Hương, khu vực dịch vụ có sự trở lại ấn tượng so với cùng kỳ các năm 2020 (0,49%) và 2021 (3,92%) với mức tăng 6,6%. Tuy thấp hơn so với các năm 2014-2019 nhưng Tổng cục Thống kê cho rằng
triển vọng phục hồi của ngành dịch vụ là khá tích cực trong những tháng tới.
Trong khu vực dịch vụ, một số ngành có tỷ trọng đóng góp lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế như bán buôn và bán lẻ tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước và là ngành có
đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,58 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,5%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,19%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,94%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,13%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.
Một trụ cột khác của nền kinh tế
Việt Nam là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục cho thấy sự phát triển ổn định. Trong đó, ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,97% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,95%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Theo Bloomberg, Chính phủ sẽ tập trung vào việc giám sát chặt chẽ giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các sản phẩm xăng dầu, trong nửa cuối năm kiềm chế lạm phát.
Bloomberg cũng lưu ý rằng, những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được song hành với việc “cường quốc xuất khẩu
Đông Nam Á” đang nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do Trung Quốc phong tỏa dập dịch Covid-19, xung đột ở Ukraina và căng thẳng kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington.
Blommber cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ gói hỗ trợ phục hồi, kích cầu kinh tế - tức gói tài khóa trị giá khoảng 347 nghìn tỷ đồng (khoảng 15 tỷ USD) và một chính sách tiền tệ linh hoạt, thông thoáng giúp
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một trong số ít ngân hàng trên thế giới không rơi vào vòng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
“Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn mạnh mẽ bất chấp những bất ổn toàn cầu gia tăng”, - Ngân hàng Thế giới nhận định trong báo cáo hồi tháng 6 về quốc gia Đông Nam Á này.
Tuy nhiên,
Chính phủ Việt Nam cũng nên cảnh giác về rủi ro lạm phát liên quan đến tình trạng giá nhiên liệu xăng dầu tăng kỷ lục và nhập khẩu dẫn đến thâm hụt thương mại.
Mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức lớn?
Đánh giá về bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm và triển vọng cho cả năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm nay với mức GDP 6,5% là “
thách thức lớn”.
Cụ thể, theo bà Hương trao đổi với TTXVN cho biết, ngày 8/6/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo kinh tế thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của tình hình xung đột
tại Ukraina khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và nâng dự báo lạm phát.
Theo đó, OECD dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2022, giảm mạnh so với mức 4,5% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 12/2021.
Tiếp đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, ngày 7/6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022, từ 4,1% xuống còn 2,9%. Trước đó, trong tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo
tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2023 sẽ chỉ đạt 3,6%, giảm lần lượt 0,8 và 0,2 điểm % so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022.
Yếu tố chính dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại bao gồm chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng cao. Lệnh trừng phạt của phương Tây đối với năng lượng Nga đã dẫn đến tình trạng giá dầu và khí đốt trên toàn thế giới leo thang.
Cùng với đó, là sự đứt gãy nguồn cung nhiều loại hàng hóa quan trọng như nông sản, nhiên liệu, kim loại từ Nga và Ukraina khiến giá cả liên tục tăng mạnh. Chính sách zero
COVID-19 của Trung Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là nguyên nhân khiến triển vọng phục hồi kinh tế thế giới sau 2 năm đại dịch ngày càng khó khăn hơn.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam dường như đang đi ngược xu thế khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong quý II/2022 khi GDP đạt mức tăng trưởng 7,72%, tăng 0,99 điểm phần trăm so với mức tăng cùng kỳ năm 2021. Việc dỡ bỏ các hạn chế dịch COVID-19 trong nước, mở cửa biên giới và mở lại các hoạt động du lịch quốc tế đã tạo ra sức sống mới trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam”, - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.
Theo bà Hương, trong đó phải kể đến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ lưu trú ăn uống với mức tăng 25,92%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 16,65%; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 14,01%; ngành dịch vụ khác tăng 16,61%; hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 9,17%; hoạt động
bán buôn, bán lẻ tăng 8,34%.
Tính chung 6 tháng đầu năm GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó những ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng đều tăng trưởng khá tốt như ngành chế biến chế tạo tăng 9,66%, hoạt động
tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 9,5%, dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 11,19%, vận tải kho bãi tăng 8,13%, bán buôn bán lẻ tăng 5,82%...
Tuy nhiên, theo vị
chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường.
“Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân”, - bà Nguyễn Thị Hương thẳng thắn và cho biết, mục tiêu tăng trưởng 6,5% đặt ra cho năm 2022 là một thách thức lớn.
Cụ thể, khi kinh tế trong nước phục hồi tích cực nhưng chưa đạt được như kỳ vọng đề ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, cần độ trễ để phục hồi trong khi
tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường….
Chính vì vậy, theo ý kiến của Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương, cả
hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, chủ động bám sát tình hình, làm tốt công tác dự báo, xây dựng kịch bản, để có giải pháp điều hành kịp thời với các tình huống phát sinh.
“Sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và sự quyết tâm, nỗ lực, linh hoạt của các doanh nghiệp và người dân sẽ là những yếu tố quan trọng để nền kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng như mục tiêu đã đặt ra”, - bà Hương khẳng định.