https://kevesko.vn/20220630/nguyen-chu-tich-ha-noi-nguyen-the-thao-dinh-den-vu-bam-nat-quy-hoach-duong-le-van-luong-16019661.html
Nguyên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo dính đến vụ băm nát quy hoạch đường Lê Văn Lương?
Nguyên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo dính đến vụ băm nát quy hoạch đường Lê Văn Lương?
Sputnik Việt Nam
Bộ Xây dựng nói gì về nguyên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vụ băm nát quy hoạch đường Lê Văn Lương – Tố Hữu? 30.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-30T22:37+0700
2022-06-30T22:37+0700
2022-06-30T22:37+0700
việt nam
hà nội
pháp luật
xã hội
bộ công an việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/411/28/4112882_0:0:3641:2048_1920x0_80_0_0_6723967ed7f1ea2c750210b1acf35f14.jpg
Các luật sư, ĐBQH cho rằng, việc “băm nát” quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu là “phá hoại kinh tế đất nước”, có thể ví như “giết người không dao”, do đó, có thể chuyển sang Bộ Công an điều tra nếu nghi ngờ có tham nhũng, tiêu cực.Hà Nội đang chờ báo cáoTrong Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng, hàng loạt sai phạm trong công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại hầu hết công trình thuộc trục đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Trung Hòa - Nhân Chính đều được chỉ rõ.Đáng chú ý, sau khi Kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng về những sai phạm trong quy hoạch được công bố, trả lời báo chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: Thành phố đang chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc báo cáo giải trình rõ về vụ việc được nêu trong Kết luận thanh tra.Đặc biệt, trong báo cáo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng có đề cập đến vai trò của nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.Cụ thể, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, có nhiều dự án, công trình được điều chỉnh quy hoạch sai quy định, chất tải lên khu vực đường Lê Văn Lương - Tố Hữu dưới thời ông Nguyễn Thế Thảo nắm cương vị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.Ông Nguyễn Thế Thảo, quê Bắc Ninh, là Kiến trúc sư tốt nghiệp tại Ba Lan, Tiến sĩ Kinh tế và Lý luận Chính trị cao cấp.Ông Nguyễn Thế Thảo nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, X và XI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ (2007 - 2015), Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII.Ông Nguyễn Thế Thảo liên quan gì?Hồi tháng 8 năm 2007, ông Nguyễn Thế Thảo được điều động từ vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.Đến năm 2015, ông Thảo nghỉ công tác. Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng (cụ thể là Kết luận thanh tra số 39) đã chỉ ra trong thời gian ông Nguyễn Thế Thảo làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, có rất nhiều dự án, công trình được điều chỉnh theo hướng chất tải bất chấp quy định pháp luật, sức chịu đựng hạ tầng.Đồng thời, lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc lần lượt là các ông Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thế Hùng, còn Giám đốc Sở Xây dựng lần lượt là các ông Đỗ Xuân Anh, Nguyễn Thế Hùng, Lê Văn Dục.Cũng trong kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng, có hàng chục dự án, công trình được Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND TP.Hà Nội điều chỉnh “phù phép” theo hướng nâng tầng, tăng mật độ xây dựng, “hô biến” từ đất đơn chức năng thành đa chức năng, chất tải tùy tiện.Sau đó là Sở Xây dựng, UBND cấp quận lại tiếp tục cấp phép xây dựng bừa bãi, buông lỏng quản lý xây dựng trong thời gian dài, dẫn đến “băm nát” quy hoạch tuyến Lê Văn Lương – Tố Hữu.“Giết người không dao”Một số luật sư của Đoàn luật sư TP.Hà Nội đánh giá, theo quy định pháp luật, các văn bản điều chỉnh quy hoạch có thể được các Phó Chủ tịch ký thay hoặc Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ký.Tuy nhiên, tính về nguyên tắc, người đứng đầu phải quán xuyến, chịu trách nhiệm (tức ở đây cần tính đến vai trò của ông Nguyễn Thế Thảo). Các trường hợp điều chỉnh quy hoạch sai quy định mà Kết luận thanh tra Bộ Xây dựng nêu có thể xem xét ở góc độ cố ý làm trái hoặc đồng phạm cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Đáng chú ý, việc điều chỉnh quy hoạch sai quy định như Kết luận thanh tra nêu có thể ví như “giết người không dao” vì các công trình có thể tốn cả trăm tỷ, hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng, mang lại lợi ích kinh tế cho một nhóm người trong xã hội, nhưng để lại thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội cho đất nước trong vài chục đến cả trăm năm. Cụ thể, trực tiếp người dân nhiều thế hệ phải gánh chịu khi quy hoạch bị băm nát không thương tiếc như vậy.Chuyển Công an điều tra?Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long (Tiến sĩ Luật, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp) lo ngại rằng, quy hoạch toàn thành phố sẽ bị phá vỡ nếu không kịp thời thay đổi, kiểm soát chặt chẽ tình trạng này.Theo ông Long bày tỏ quan điểm trên báo Xây dựng (cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng), điểm mấu chốt trong vụ việc trên tuyến đường Lê Văn Lương, đó là việc các cơ quan có thẩm quyền tự ý điều chỉnh quy hoạch.Theo ông Nguyễn Công Long, đây cũng là bài học kinh nghiệm cho việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch ở những tuyến phố khác.Vị Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, việc chuyển hồ sơ vụ việc này sang cơ quan điều tra là “rất cần thiết”.Điều này nhằm làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan, kể cả ở giai đoạn những nhiệm kỳ trước.Liên quan vấn đề này, theo TS.Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tình trạng vi phạm của các công trình trên tuyến đường Lê Văn Lương sẽ tiếp tục tồn tại với thời gian, gây ra rất nhiều hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Trong đó, có những hệ lụy “cho đến bây giờ chưa thấy rõ”.Theo TS. Lưu Bình Nhưỡng, dư luận cũng đã đặt ra nghi ngờ "có lợi ích nhóm", thì các cơ quan phải xem xét có hay không? Chuyên gia chỉ ra rằng, kết luận thanh tra hiện nay mới chỉ là thanh tra chuyên ngành phát hiện vi phạm ở bước khởi đầu, chỉ ra trách nhiệm chung chung nhưng đã có nhiều vấn đề nghiêm trọng.Do vậy, cần phải mở rộng xem xét, điều tra mới đảm bảo chính xác trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan có vi phạm. Trong đó, theo ông Nhưỡng, cần đặc biệt chú trọng xem xét vai trò người đứng đầu các cơ quan như Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND TP.Hà Nội… để xử lý tùy theo mức độ, không loại trừ hình sự nếu có.Ông Nhưỡng phân tích và cho rằng, nếu muốn làm rõ thì cần cả một hệ thống chính trị vào cuộc, xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó mới xác định được có hay không có "lợi ích nhóm", vi phạm mức độ như thế nào, để có biện pháp xử lý triệt để, thậm chí là không loại trừ phải dùng đến cả hình sự.“Phá hoại kinh tế đất nước”Báo Thanh Niên dẫn lời ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng phải đánh giá toàn diện về hậu quả, hệ lụy của việc điều chỉnh quy hoạch sai quy định pháp luật.Ông Lê Thanh Vân cho rằng, tình trạng này rõ ràng làm suy giảm niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước. Thanh tra Bộ Xây dựng phát hiện nhiều vi phạm, có thể đặt nghi vấn về tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm nhưng lại không đủ thẩm quyền điều tra. Do vậy, phải chuyển sang cơ quan điều tra đầy đủ thẩm quyền để làm rõ nhóm lợi ích có hay không.Giữ góc nhìn tương đồng, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, mỗi lần điều chỉnh quy hoạch để một cao ốc mọc lên thì lại có một nhóm nhỏ các “nhà đầu tư” được hưởng lợi.Theo vị đại biểu, hiện tại, điều dư luận hết sức quan tâm là những ai đã tham mưu, đã phê duyệt, ký các quyết định điều chỉnh quy hoạch? Vai trò của cơ quan giám sát ở đâu?
https://kevesko.vn/20220627/hang-loat-du-an-khong-bo-tri-cay-xanh-tren-duong-le-van-luong-15934521.html
https://kevesko.vn/20220623/mien-ke-bien-tai-san-giam-an-3-nam-tu-doi-voi-cuu-chu-tich-ubnd-tp-ha-noi-15845919.html
https://kevesko.vn/20220627/chon-chu-tich-ha-noi-va-bo-truong-bo-y-te-sao-cho-dung-va-trung-15930984.html
https://kevesko.vn/20220622/thanh-uy-tphcm-khai-tru-khoi-dang-hang-loat-can-bo--15822838.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/411/28/4112882_454:0:3185:2048_1920x0_80_0_0_3c91e61ff21e18009a7a7e2171c52804.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hà nội, pháp luật, xã hội, bộ công an việt nam
việt nam, hà nội, pháp luật, xã hội, bộ công an việt nam
Các luật sư, ĐBQH cho rằng, việc “băm nát” quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu là “phá hoại kinh tế đất nước”, có thể ví như “giết người không dao”, do đó, có thể chuyển sang Bộ Công an
điều tra nếu nghi ngờ có tham nhũng, tiêu cực.
Trong Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng, hàng loạt sai phạm trong công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại hầu hết
công trình thuộc trục đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Trung Hòa - Nhân Chính đều được chỉ rõ.
Đáng chú ý, sau khi Kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng về
những sai phạm trong quy hoạch được công bố, trả lời báo chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: Thành phố đang chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc báo cáo giải trình rõ về vụ việc được nêu trong Kết luận thanh tra.
“Thời gian giới hạn theo luật là 60 ngày, từ ngày 17/5 đến 17/7”, - ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong báo cáo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng có đề cập đến
vai trò của nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Cụ thể, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, có nhiều dự án, công trình được điều chỉnh quy hoạch sai quy định, chất tải lên
khu vực đường Lê Văn Lương - Tố Hữu dưới thời ông Nguyễn Thế Thảo nắm cương vị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Ông Nguyễn Thế Thảo, quê Bắc Ninh, là Kiến trúc sư tốt nghiệp tại Ba Lan, Tiến sĩ Kinh tế và Lý luận Chính trị cao cấp.
Ông Nguyễn Thế Thảo nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, X và XI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội nhiệm kỳ (2007 - 2015), Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII.
Ông Nguyễn Thế Thảo liên quan gì?
Hồi tháng 8 năm 2007, ông Nguyễn Thế Thảo được điều động từ vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Đến năm 2015, ông Thảo nghỉ công tác. Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng (cụ thể là Kết luận thanh tra số 39) đã chỉ ra trong thời gian ông Nguyễn Thế Thảo làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, có rất nhiều dự án, công trình được
điều chỉnh theo hướng chất tải bất chấp quy định pháp luật, sức chịu đựng hạ tầng.
Đồng thời, lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc lần lượt là các ông Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thế Hùng, còn Giám đốc Sở Xây dựng lần lượt là các ông Đỗ Xuân Anh, Nguyễn Thế Hùng, Lê Văn Dục.
Cũng trong kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng, có hàng chục dự án,
công trình được Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND TP.Hà Nội điều chỉnh “phù phép” theo hướng nâng tầng, tăng mật độ xây dựng, “hô biến” từ đất đơn chức năng thành đa chức năng, chất tải tùy tiện.
Sau đó là Sở Xây dựng, UBND cấp quận lại tiếp tục cấp phép xây dựng bừa bãi, buông lỏng quản lý xây dựng trong
thời gian dài, dẫn đến “băm nát” quy hoạch tuyến Lê Văn Lương – Tố Hữu.
Một số luật sư của Đoàn luật sư TP.Hà Nội đánh giá, theo quy định pháp luật, các văn bản điều chỉnh quy hoạch có thể được các Phó Chủ tịch ký thay hoặc Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ký.
Tuy nhiên, tính về
nguyên tắc, người đứng đầu phải quán xuyến, chịu trách nhiệm (tức ở đây cần tính đến vai trò của ông Nguyễn Thế Thảo). Các trường hợp điều chỉnh quy hoạch sai quy định mà Kết luận thanh tra Bộ Xây dựng nêu có thể xem xét ở góc độ cố ý làm trái hoặc đồng phạm cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đáng chú ý, việc điều chỉnh quy hoạch sai quy định như Kết luận thanh tra nêu có thể ví như “giết người không dao” vì các công trình có thể tốn cả trăm tỷ, hàng ngàn tỷ đồng để
xây dựng, mang lại lợi ích kinh tế cho một nhóm người trong xã hội, nhưng để lại thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội cho đất nước trong vài chục đến cả trăm năm. Cụ thể, trực tiếp người dân nhiều thế hệ phải gánh chịu khi quy hoạch bị băm nát không thương tiếc như vậy.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long (Tiến sĩ Luật, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp)
lo ngại rằng, quy hoạch toàn thành phố sẽ bị phá vỡ nếu không kịp thời thay đổi, kiểm soát chặt chẽ tình trạng này.
Theo ông Long bày tỏ
quan điểm trên báo Xây dựng (cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng), điểm mấu chốt trong vụ việc trên tuyến đường Lê Văn Lương, đó là việc các cơ quan có thẩm quyền tự ý điều chỉnh quy hoạch.
“Đây là biểu hiện của sự đặc quyền. Từ đặc quyền dẫn tới phá vỡ mọi nguyên tắc, quy hoạch. Và đằng sau sự đặc quyền, ban phát chính sách thì có lợi ích hay không?”, - ông Long nghi vấn.
Theo ông Nguyễn Công Long, đây cũng là bài học
kinh nghiệm cho việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch ở những tuyến phố khác.
Vị Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, việc chuyển hồ sơ vụ việc này sang cơ quan điều tra là “rất
cần thiết”.
Điều này nhằm làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan, kể cả ở giai đoạn những nhiệm kỳ trước.
“Cùng với đó, cần làm rõ có tiêu cực, lợi ích trong điều chỉnh quy hoạch hay không, để căn cứ vào đó xử lý trách nhiệm những người liên quan”, - ĐBQH Nguyễn Công Long nói.
Liên quan vấn đề này, theo TS.Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tình trạng vi phạm của các công trình trên tuyến đường Lê Văn Lương sẽ
tiếp tục tồn tại với thời gian, gây ra rất nhiều hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Trong đó, có những hệ lụy “cho đến bây giờ chưa thấy rõ”.
“Các công trình này sẽ còn tiếp tục tồn tại vài chục, thậm chí cả trăm năm nữa, gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, có những hậu quả đến nay chưa lộ ra”, - ông Lưu Bình Nhưỡng nêu rõ.
Theo TS. Lưu Bình Nhưỡng, dư luận cũng đã đặt ra nghi ngờ "có lợi ích nhóm", thì các cơ quan phải xem xét có hay không?
Chuyên gia chỉ ra rằng, kết luận thanh tra hiện nay mới chỉ là thanh tra chuyên ngành phát hiện vi phạm ở bước khởi đầu, chỉ ra trách nhiệm chung chung nhưng đã có nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Do vậy, cần phải mở rộng xem xét, điều tra mới đảm bảo chính xác trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan có vi phạm. Trong đó, theo ông Nhưỡng, cần đặc biệt chú trọng xem xét
vai trò người đứng đầu các cơ quan như Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND TP.Hà Nội… để xử lý tùy theo mức độ, không loại trừ hình sự nếu có.
Ông Nhưỡng phân tích và cho rằng, nếu muốn làm rõ thì cần cả một hệ thống chính trị vào cuộc, xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó mới xác định được có hay không có "lợi ích nhóm",
vi phạm mức độ như thế nào, để có biện pháp xử lý triệt để, thậm chí là không loại trừ phải dùng đến cả hình sự.
“Phá hoại kinh tế đất nước”
Báo Thanh Niên dẫn lời ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng phải đánh giá toàn diện về hậu quả, hệ lụy của việc điều chỉnh quy hoạch sai quy định
pháp luật.
“Vì đấy là vi phạm nghiêm trọng, phá hại kinh tế đất nước, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhiều thế hệ”, - ông Vân nói thẳng.
Ông Lê Thanh Vân cho rằng, tình trạng này rõ ràng làm suy giảm niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước. Thanh tra Bộ Xây dựng
phát hiện nhiều vi phạm, có thể đặt nghi vấn về tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm nhưng lại không đủ thẩm quyền điều tra. Do vậy, phải chuyển sang cơ quan điều tra đầy đủ thẩm quyền để làm rõ nhóm lợi ích có hay không.
“Việc “băm nát” quy hoạch khu vực đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, trước mắt, có thể chưa nói đến tham nhũng thì với mức độ vi phạm nghiêm trọng như vậy phải bị trừng trị”, - ông Lê Thanh Vân khẳng định.
Giữ góc nhìn tương đồng, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, mỗi lần điều chỉnh quy hoạch để một cao ốc mọc lên thì lại có một nhóm nhỏ các “
nhà đầu tư” được hưởng lợi.
Theo vị đại biểu, hiện tại, điều dư luận hết sức quan tâm là những ai đã
tham mưu, đã phê duyệt, ký các quyết định điều chỉnh quy hoạch? Vai trò của cơ quan giám sát ở đâu?
“Có hay không tình trạng làm ngơ cho sai phạm diễn ra hay vấn đề lợi ích nhóm? Tất cả những câu hỏi đó cần phải được điều tra làm rõ và trả lời rõ ràng trước công luận”, - ĐBQH Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.