Phương Tây kích động cư dân Hồng Kông phá hoại chính sách «một quốc gia, hai chế độ»

© Sputnik / Taras IvanovHồng Kông
Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) – Tuyên bố của phương Tây - cho rằng Bắc Kinh tước bỏ quyền tự trị rộng rãi của Hồng Kông - là xuyên tạc lịch sử, vi phạm luật pháp quốc tế và nhằm kích động cư dân Hồng Kông phá hoại chính sách «một quốc gia, hai hệ thống».
Chuyên gia cao cấp Tiền Phong từ Trung tâm phân tích «Thái Hoà» kiêm Trưởng phòng nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa tuyên bố như vậy với Sputnik.

«Kể từ thời điểm Hồng Kông trở về Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, các điều kiện liên quan đến phía Anh quy định trong Tuyên bố chung Trung-Anh đã được thực hiện đầy đủ. Từ đó trở đi, không một quốc gia nước ngoài nào, kể cả Vương quốc Anh, có quyền chủ quyền, quyền điều hành hoặc quyền giám sát Hồng Kông, cũng như không có quyền can thiệp vào công việc của Hồng Kông dưới bất kỳ hình thức nào», - ông Tiền nói.

Nhà phân tích nhấn mạnh rằng Hồng Kông được quản lý và sống theo Hiến pháp CHND Trung Hoa và Đạo luật cơ bản của Hồng Kông, chứ không phải theo những mục trong «Tuyên bố chung Trung-Anh».

«Những năm gần đây, dưới chiêu bài dân chủ và với cái cớ «giám sát» việc thực hiện «Tuyên bố chung Trung-Anh», một số thế lực ở Hoa Kỳ và phương Tây cáo buộc Trung Quốc tước đoạt cái gọi là «quyền tự trị» của Hồng Kông, như vậy không chỉ là vi phạm luật pháp quốc tế và chuẩn mực quan hệ quốc tế, mà còn là cố ý xuyên tạc lịch sử và pháp lý», - ông Tiền Phong nhấn mạnh.

Về thực chất, chuyên gia nói thêm, «đó là nỗ lực gây hiểu lầm và kích động cư dân Hồng Kông phá hoại chính sách «một quốc gia, hai hệ thống» cũng như lợi dụng quyền tự chủ ở mức cao của Hồng Kông để chống lại sự quản lý của chính quyền trung ương».
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Ông Tập Cận Bình nói về tương lai của Hồng Kông

Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Hồng Kông

Đảo Hồng Kông chuyển sang «sử dụng vĩnh viễn» của Anh quốc theo Hiệp ước Nam Kinh ký năm 1842 sau khi Vương quốc Anh đánh bại Trung Quốc trong «Chiến tranh nha phiến» lần thứ nhất. Anh lâm thời kiểm soát đảo này. Vào năm 1982, khi sắp kết thúc thời hạn hợp đồng nhượng địa, Thủ tướng Anh khi đó là bà Margaret Thatcher bắt đầu đàm phán với lãnh đạo thực tế của CHND Trung Hoa Đặng Tiểu Bình về tương lai của Hồng Kông. Đặng Tiểu Bình kiên quyết yêu cầu trả toàn bộ Hồng Kông về Trung Quốc và đề xuất ký tuyên bố chung dựa trên cơ sở khái niệm «một quốc gia, hai hệ thống», quy nhận quyền tự trị thuộc địa và hệ thống cai quản hiện có.
Tuy nhiên, sau khi luật bảo vệ an ninh quốc gia của Hồng Kông do chính quyền CHND Trung Hoa ban hành đi vào hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2020, phương Tây bắt đầu ráo riết chỉ trích Trung Quốc, Hoa Kỳ đã thực hiện một số bước đi nhằm xóa bỏ cách tiếp cận ưu đãi trong thương mại với Hồng Kông và áp đặt các biện pháp trừng phạt chống ban lãnh đạo của đặc khu này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала