https://kevesko.vn/20220703/nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-thu-lai-cao-nhat-lich-su-16071328.html
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thu lãi cao nhất lịch sử
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thu lãi cao nhất lịch sử
Sputnik Việt Nam
Theo báo cáo, trong năm 2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận mức lãi ròng sau thuế lên đến 287 tỉ đồng, cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch được giao... 03.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-03T16:18+0700
2022-07-03T16:18+0700
2022-07-03T16:18+0700
việt nam
sách
kinh tế
sản xuất
kinh doanh
giá
sách giáo khoa
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/390/31/3903132_0:52:1000:615_1920x0_80_0_0_afa316119ffb10c431ed81929c0d5c5f.jpg
Trong số đó, phần lớn doanh thu đến từ nguồn thu từ hoạt động phát hành sách, bao gồm sách giáo khoa, sách tham khảo và các xuất bản phẩm khác.Thu lãi kỷ lụcMới đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố "Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021".Nội dung báo cáo ghi nhận, trong năm 2021, nhà xuất bản đã phát hành hơn 164 triệu quyển sách giáo khoa, vượt 40% so với kế hoạch.Về doanh thu, trong năm 2021, doanh thu đơn vị đạt hơn 1.828 tỉ đồng, trong đó đến 97% là nguồn thu từ hoạt động phát hành sách (sách giáo khoa, sách tham khảo, xuất bản phẩm khác...). Số còn lại thuộc về nguồn thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.Lãi ròng sau thuế của đơn vị đạt 287 tỉ đồng, cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch mà cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. Con số này cũng vượt qua mức bình quân lợi nhuận các năm trước (từ 120 - 150 tỉ đồng).Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiện có tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là gần 40%, tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) đạt gần 18%.Ngoài ra, cả 7 công ty con của nhà xuất bản hoạt động trong lĩnh vực tương tự do đơn vị chi phối đều báo lãi, với tổng cộng 46 tỉ đồng.Theo báo cáo, trong năm vừa qua, nhà xuất bản có cả thuận lợi lẫn khó khăn trong quá trình hoạt động.Cụ thể, một số thuận lợi có thể kể đến như, tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Tài chính, sự ủng hộ của các ban, ngành trung ương và địa phương…Trong khi đó, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác giới thiệu sách, tập huấn giáo viên theo kế hoạch và tiến độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dịch bệnh cũng làm trở ngại quá trình triển khai công tác in, vận chuyển, cung ứng sách đảm bảo và đồng bộ trước ngày khai giảng năm học mới.Cùng với đó, việc in ấn sách giáo khoa mới cho lớp 2 và lớp 6 cũng lâm vào thế bị động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt mẫu chậm so với kế hoạch, buộc nhà xuất bản phải vất vả in gấp.Đồng thời, nạn in lậu, làm giả sách ngày càng phát triển về quy mô, số lượng dưới nhiều hình thức tinh vi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ.Được biết, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn.Trên nguyên tắc, đơn vị có trách nhiệm công bố báo cáo tài chính cùng một số báo cáo về hoạt động hàng năm. Mặc dù vậy, trên website của doanh nghiệp cũng như trên Cổng thông tin Doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch đầu tư, vẫn còn nhiều báo cáo của các năm trước chưa được cập nhật.Tình trạng giá sách giáo khoa tăng cao ở Việt NamTrước đó, hồi tháng 5, dư luận cả nước có nhiều ý kiến phản ánh trước việc giá sách giáo khoa mới tăng 2-3 lần so với giá sách giáo khoa cũ.Lãnh đạo nhà xuất bản giải thích, nguyên nhân gây ra giá cao bởi chi phí tăng ở cả 4 yếu tố cấu thành giá bán là số lượng cuốn sách trong một bộ sách, chi phí tổ chức bản thảo, chi phí vật tư và chi phí tiếp thị.Hiện sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính. Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai.Trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng yêu cầu nhà xuất bản rà soát lại quy trình biên soạn, in ấn, phát hành để giảm giá sách. Sau đó, giá sách được giảm 3-9% so với kê khai ban đầu.Tại cuộc họp hồi tháng 6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, ngoài câu chuyện số lượng bản in, vấn đề giá sách giáo khoa còn liên quan đến cơ chế hình thành giá.Trước đây, Nhà nước cấp chi phí biên soạn, in ấn sách. Trong khi đó, thực hiện xã hội hóa, hiện các nhà xuất bản phải tự bỏ tiền ra để biên soạn, in ấn, nên giá thành cao hơn.Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai thông tin, giá sách giáo khoa hiện được quản giá theo quy định tại Luật giáo dục và Luật giá.Trong đó, sách giáo khoa là mặt hàng thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.Chủ đề này đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên nghị trường. Đến giữa tháng 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 3, trong đó bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá.
https://kevesko.vn/20220630/viet-nam-se-nam-trong-top-30-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-16012255.html
https://kevesko.vn/20220618/ipef-co-giup-viet-nam-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-thu-20-the-gioi-15744691.html
https://kevesko.vn/20220615/viet-nam-lot-xac-hoan-toan-va-se-la-nen-kinh-te-lon-thu-20-the-gioi-sau-14-nam-nua-15680123.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/390/31/3903132_56:0:944:666_1920x0_80_0_0_e6a5dd8d4193c73c8c7c72a6f993461a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, sách, kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giá, sách giáo khoa, xã hội
việt nam, sách, kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giá, sách giáo khoa, xã hội
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thu lãi cao nhất lịch sử
Theo báo cáo, trong năm 2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận mức lãi ròng sau thuế lên đến 287 tỉ đồng, cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch được giao, và cao gấp khoảng 2 lần so với bình quân các năm trước.
Trong số đó, phần lớn doanh thu đến từ nguồn thu từ
hoạt động phát hành sách, bao gồm sách giáo khoa, sách tham khảo và các xuất bản phẩm khác.
Mới đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố "Báo cáo
đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021".
Nội dung báo cáo ghi nhận, trong năm 2021, nhà xuất bản đã phát hành hơn 164 triệu quyển sách giáo khoa, vượt 40% so với
kế hoạch.
Về doanh thu, trong năm 2021, doanh thu đơn vị đạt hơn 1.828 tỉ đồng, trong đó đến 97% là nguồn thu từ hoạt động phát hành sách (sách giáo khoa, sách tham khảo, xuất bản phẩm khác...). Số còn lại thuộc về nguồn thu từ hoạt động
tài chính và thu nhập khác.
Lãi ròng sau thuế của đơn vị đạt 287 tỉ đồng, cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch mà cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. Con số này cũng
vượt qua mức bình quân lợi nhuận các năm trước (từ 120 - 150 tỉ đồng).
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiện có tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là gần 40%, tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) đạt gần 18%.
"Hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2021 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiệu quả", - báo cáo ghi nhận.
Ngoài ra, cả 7 công ty con của nhà xuất bản hoạt động
trong lĩnh vực tương tự do đơn vị chi phối đều báo lãi, với tổng cộng 46 tỉ đồng.
Theo báo cáo, trong năm vừa qua, nhà xuất bản có cả thuận lợi lẫn khó khăn trong quá trình hoạt động.
Cụ thể, một số thuận lợi có thể kể đến như, tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Tài chính, sự ủng hộ của các ban, ngành trung ương và
địa phương…
Trong khi đó,
đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác giới thiệu sách, tập huấn giáo viên theo kế hoạch và tiến độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dịch bệnh cũng làm trở ngại quá trình triển khai công tác in, vận chuyển, cung ứng sách đảm bảo và đồng bộ trước ngày khai giảng năm học mới.
Cùng với đó, việc in ấn sách giáo khoa mới cho lớp 2 và lớp 6 cũng lâm vào thế bị động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt mẫu chậm so với kế hoạch, buộc nhà xuất bản phải vất vả in gấp.
Đồng thời, nạn in lậu, làm giả sách ngày càng phát triển về quy mô, số lượng dưới nhiều hình thức tinh vi cũng
gây ảnh hưởng không nhỏ.
"Tình hình cạnh tranh trong xuất bản sách giáo khoa ngày càng gia tăng, những thông tin báo chí, dư luận xã hội bất lợi về bản quyền sách giáo khoa, về hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư giấy in… cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh", - báo cáo nêu rõ.
Được biết, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là
doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn.
Trên nguyên tắc, đơn vị
có trách nhiệm công bố báo cáo tài chính cùng một số báo cáo về hoạt động hàng năm. Mặc dù vậy, trên website của doanh nghiệp cũng như trên Cổng thông tin Doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch đầu tư, vẫn còn nhiều báo cáo của các năm trước chưa được cập nhật.
Tình trạng giá sách giáo khoa tăng cao ở Việt Nam
Trước đó, hồi tháng 5, dư luận cả nước có
nhiều ý kiến phản ánh trước việc giá sách giáo khoa mới tăng 2-3 lần so với giá sách giáo khoa cũ.
Lãnh đạo nhà xuất bản giải thích, nguyên nhân gây ra giá cao bởi chi phí tăng ở cả 4 yếu tố cấu thành giá bán là số lượng cuốn sách trong một bộ sách, chi phí tổ chức bản thảo, chi phí vật tư và chi phí tiếp thị.
Hiện sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với
Bộ Tài chính. Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai.
Trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng yêu cầu nhà xuất bản rà soát lại quy trình biên soạn, in ấn, phát hành để giảm giá sách. Sau đó, giá sách được giảm 3-9% so với kê khai ban đầu.
Tại cuộc họp hồi tháng 6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, ngoài câu chuyện số lượng bản in,
vấn đề giá sách giáo khoa còn liên quan đến cơ chế hình thành giá.
Trước đây, Nhà nước cấp chi phí biên soạn, in ấn sách. Trong khi đó, thực hiện xã hội hóa, hiện các nhà xuất bản phải tự bỏ tiền ra để biên soạn, in ấn, nên giá thành cao hơn.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai thông tin, giá sách giáo khoa hiện được quản giá theo quy định tại Luật giáo dục và Luật giá.
Trong đó, sách giáo khoa là mặt hàng
thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.
Chủ đề này đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên nghị trường. Đến giữa tháng 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 3, trong đó bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá.