Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Ông Vương Nghị gặp Bộ trưởng Việt Nam: Trung Quốc muốn ‘hiệp thương’ về Biển Đông

© Ảnh : Nguyễn Hồng/Báo Thế giới & Việt NamBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc gặp với Cố vấn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc gặp với Cố vấn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Đăng ký
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam hội gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) tại Bagan, Myanmar.
Trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết, Trung Quốc “coi trọng” vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mong muốn phối hợp với Việt Nam trong hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đối với vấn đề Biển Đông, ông Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc mong muốn thông qua đối thoại, hiệp thương để giải quyết bất đồng.

Đề xuất của Việt Nam tại Hợp tác Mekong – Lan Thương

Ngày 4/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 7 diễn ra tại Bagan, Myanmar.
Việc lựa chọn Myanmar để tổ chức Hội nghị MLC cho thấy nỗ lực của ASEAN trong giải quyết các vấn đề bất đồng và tăng cường tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương năm nay có sự tham dự của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2022
Biển Đông
Việt Nam yêu cầu Đài Loan bớt gây căng thẳng ở Biển Đông
Theo Bộ Ngoại giao thông tin trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu bật sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mekong – Lan Thương.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao nhấn mạnh trong giai đoạn hậu đại dịch, các nước thành viên cần bảo đảm Hợp tác Mekong – Lan Thương phát triển theo hướng thiết thực, lấy vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững làm ưu tiên hàng đầu, đem lại lợi ích thực chất cho người dân.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề xuất bốn nhóm biện pháp chính tại Hội nghị lần này.
Thứ nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh việc lấy hợp tác phục hồi kinh tế và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế làm trọng điểm, tăng cường hợp tác hải quan và tạo thuận lợi thương mại nhằm giải quyết tắc nghẽn hàng hoá, bảo đảm lưu thông hàng hoá và dịch vụ.
Thứ hai, theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, cần hỗ trợ các nước thành viên thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, bao gồm nâng cao năng lực sản xuất và lưu trữ năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng khí hậu.
Thứ ba, đại diện chính quyền Hà Nội cho rằng, cần đẩy mạnh hợp tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là đẩy nhanh việc xây dựng Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mekong – Lan Thương giai đoạn 2023-2027.
Việt Nam khuyến khích mở rộng tham vấn, đối thoại giữa các nước thành viên về kế hoạch phát triển tài nguyên nước; tăng cường chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, khí tượng và vận hành đập thuỷ điện; và tăng cường phối hợp giữa MLC và Uỷ hội sông Mekong.
Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Biển Đông
Philippines lên án Đài Loan diễn tập bắn súng ở Biển Đông
Thứ tư, theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, cần tăng cường kết nối nhân dân thông qua khôi phục và mở rộng hoạt động du lịch, hợp tác giữa các chính quyền địa phương và các chương trình văn hoá, thể thao, truyền thông, trao quyền phụ nữ và thanh niên.

“Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên đánh giá cao, tiếp thu và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị”, - Bộ Ngoại giao cho biết.

Mekong – Lan Thương: Nguyên tắc bình đẳng

Theo Bộ Ngoại giao, các đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá cao những đóng góp tích cực của hợp tác Mekong – Lan Thương đối với hợp tác và phát triển ở khu vực nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Trong đó, kim ngạch thương mại hai chiều giữa các nước Mekong và Trung Quốc năm 2021 đạt gần 400 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020. Nhiều dự án hạ tầng lớn đã được hoàn thành, hàng trăm dự án hỗ trợ kỹ thuật được triển khai.
Cùng với đó, các nước thành viên cũng thành lập các trung tâm hợp tác chuyên ngành, tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách thu hút sự tham gia của đông đảo Bộ, ngành và địa phương các nước thành viên.
Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước đặc biệt hoan nghênh những kết quả đạt được trong hợp tác quản lý nguồn nước sông Mekong và phấn đấu đạt những kết quả thực chất tại Hội nghị Bộ trưởng nguồn nước MLC lần 2 dự kiến tổ chức tại Việt Nam trong năm 2022.
Hội nghị lần này cũng nhấn mạnh các nguyên tắc hợp tác đồng thuận, bình đẳng, tham vấn lẫn nhau, chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cũng như phù hợp với các quy định và luật pháp mỗi nước.
Ngoài ra, các bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác Mekong – Lan Thương theo hướng củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên, xây dựng Cộng đồng ASEAN, và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030.
Công nhân sấy khô cá gần thị trấn Mã Công trên quần đảo Bành Hồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2022
Biển Đông
Mỹ bắt tay với Việt Nam dẹp loạn tàu cá Trung Quốc ‘vét sạch’ Biển Đông
Kết quả, Hội nghị đã thông qua Thông cáo báo chí chung và 4 tuyên bố chung về tăng cường hợp tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, và giao lưu giữa các nền văn minh MLC.
Theo đó, hợp tác MLC trong thời gian tới sẽ chú trọng các nội dung cụ thể.
Thứ nhất, phục hồi và phát triển kinh tế thông qua tăng cường kết nối, thương mại, kinh tế số, năng lực sản xuất, chuỗi cung ứng tự cường, tạo thuận lợi thương mại và thông quan.
Thứ hai, quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên nước: bao gồm thúc đẩy đối thoại chính sách, trao đổi kỹ thuật và nâng cao năng lực trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển cơ sở hạ tầng bền vững; quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn động vật hoang dã; mở rộng hoạt động chia sẽ dữ liệu nguồn nước; triển khai nghiên cứu chung và tăng cường hợp tác giữa Trung tâm hợp tác tài nguyên nước MLC và Ban thư ký Uỷ hội sông Mekong.
Thứ ba, củng cố an ninh y tế, nhất là nâng cao khả năng kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, năng lực cho đội ngũ y tế, và thúc đẩy hợp tác y học cổ truyền.
Thứ tư, giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động văn hoá, du lịch, truyền thông, thể thao, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam

Ngày 4/7, thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 7 tổ chức tại Myanmar, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp song phương với Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Thông tin về cuộc gặp, phía Việt Nam cho hay, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua, nhất là việc duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên với hình thức linh hoạt, hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư tăng trưởng ổn định, khó khăn trong lưu thông hàng hóa giữa hai nước có nhiều cải thiện và tiếp tục tiến triển tích cực.
Trao đổi với Ngoại trưởng Vương Nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc.

“Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển lành mạnh, bền vững, lâu dài với tin cậy chính trị ngày càng cao, hợp tác ngày càng hiệu quả, thực chất”, - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ.

Lưu ý đến phương hướng thúc đẩy quan hệ song phương thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tích cực thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp.
Đặc biệt, Việt Nam cũng mong muốn Trung Quốc tiếp tục tạo thuận lợi để hàng hóa, nhất là nông thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc đi các nước thứ ba.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và các nước ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
Việt Nam muốn Ấn Độ chú ý hơn đến hòa bình ở Biển Đông?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên duy trì phối hợp chặt chẽ trong phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, thúc đẩy sớm khôi phục các chuyến bay thương mại giữa hai nước, đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt khu vực biên giới nhằm tạo thuận lợi cho đi lại của người dân hai bên.

Trung Quốc muốn “hiệp thương” để giải quyết vấn đề Biển Đông

Đối với vấn đề Biển Đông – chủ đề tương đối nhạy cảm trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Việt Nam cũng đề nghị Bắc Kinh thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC và phấn đấu sớm đạt COC thực chất, hiệu lực, phù hợp luật pháp quốc tế; cùng giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Về phần mình, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Đảng, Bắc Kinh mong muốn thông qua đối thoại, hiệp thương để giải quyết bất đồng.

“Trung Quốc sẵn sàng cùng ASEAN thực hiện tốt DOC, sớm đạt được COC, duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải”, - Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh.

© Ảnh : Nguyễn Hồng/Báo Thế giới & Việt NamBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc gặp với Cố vấn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc gặp với Cố vấn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc gặp với Cố vấn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Chính phủ Trung Quốc coi trọng củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt.
Theo ông Vương, Bắc Kinh mong muốn cùng Việt Nam tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, xử lý thỏa đáng bất đồng, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định, mang lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước.
Phát biểu tại cuộc gặp, ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẵn sàng phối hợp thúc đẩy các hoạt động trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp trong thời gian tới thông qua nhiều hình thức linh hoạt.
Theo chia sẻ của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Chính phủ nước này nhất quán chủ trương mở cửa thị trường nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao từ các nước trong khu vực, nhất là các nước ASEAN.

“Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mong muốn phối hợp với Việt Nam trong hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu”, - ông Vương Nghị nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc gặp giữa lãnh đạo Bộ Ngoại giao 2 nước, hai bên cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала