Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mỹ bắt tay với Việt Nam dẹp loạn tàu cá Trung Quốc ‘vét sạch’ Biển Đông

© AFP 2023 / Sam YehCông nhân sấy khô cá gần thị trấn Mã Công trên quần đảo Bành Hồ
Công nhân sấy khô cá gần thị trấn Mã Công trên quần đảo Bành Hồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2022
Đăng ký
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden nói sẽ hợp tác với Việt Nam và Đài Loan chống đánh bắt cá trái phép, trong bối cảnh đội tàu cá hùng hậu “không nể mặt ai” của Trung Quốc đang vét sạch Biển Đông cũng như tận diệt tài nguyên biển khắp thế giới.
Mỹ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông, phối hợp với các bên chống đánh bắt cá trái phép, gỡ thẻ vàng IUU.

Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam, Đài Loan chống đánh bắt cá trái phép

Hôm thứ Hai 27/6 theo giờ Washington, chính quyền Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam và Đài Loan cùng một số nước khác để chống đánh bắt cá trái phép.
Chính quyền Joe Biden coi đây là một vấn đề mà các nhà bảo vệ môi trường và các quốc gia phương Tây đặc biệt “ngao ngán” nhất là trước đội tàu cá “đông như kiến” của Trung Quốc.
Trước thềm Hội nghị lớn của Liên Hợp Quốc khai mạc tại Bồ Đào Nha về việc khôi phục tình trạng bị tổn hại của các đại dương trên toàn cầu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một bản ghi nhớ về an ninh quốc gia nhằm tăng cường phối hợp và thực thi các biện pháp chung giữa chính phủ Mỹ với các đối tác của Washington chống đánh bắt bất hợp pháp và sử dụng lao động cưỡng bức ở các vùng biển quốc tế.
Thông cáo cùng ngày (27/6) trên website của Nhà Trắng nêu rõ ý định hợp tác với Việt Nam cùng một số nước khác của chính quyền Biden – Harris.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, Mỹ có kế hoạch bắt tay hợp tác với Việt Nam, Ecuador, Panama, Senegal, Đài Loan về chống đánh bắt cá (thủy sản) bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định (gọi tắt là IUU) - biệt ngữ chuyên ngành tài nguyên môi trường.
Như đã biết, khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU) là quy định về chống đánh bắt hải sản IUU được Ủy ban châu Âu (EC) ban hành tại Quy định số 1005/20081 có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Mục tiêu của IUU là nhằm thiết lập một thống trên toàn châu Âu (EU) để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường EU.
Theo quy định, một cá nhân hoặc tổ chức đánh bắt cá được cho là vi phạm IUU nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn được áp dụng tại khu vực liên quan, hoặc việc đánh bắt cá không có giấy phép hợp lệ, được thực hiện trong vùng biển gần; thực hiện vào mùa cấm đánh bắt; sử dụng các phương tiện đánh bắt bị cấm; không chấp hành các quy định bắt buộc về chế độ báo cáo, giả mạo nhận dạng hoặc cản trở việc điều tra.

Vì sao Mỹ muốn cùng Việt Nam chống đánh bắt cá trái phép?

Một quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden cho hay, dù không công bố thêm chi tiết về bản ghi nhớ nhưng khuôn hợp tác sẽ bao gồm "xây dựng năng lực" hàng hải như một phần của kế hoạch chiến lược của Mỹ.
Kế hoạch sẽ được công bố vào cuối tháng 7. Bản ghi nhớ cũng hạn chế thị trường cho các sản phẩm từ IUU và lao động cưỡng bức.
Mỹ xác định năm đối tác gồm Việt Nam, Ecuador, Panama, Senegal, Đài Loan “không phải vì những nước này là bên vi phạm chính các lệnh đánh bắt IUU mà vì họ luôn sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để chống lại việc đánh bắt cá trái phép”.
Riêng đối với Việt Nam, Mỹ cho rằng, Hà Nội có các tranh chấp và tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng ghi nhận nỗ lực tìm cách thực thi các quy tắc đánh bắt cá hợp pháp và gỡ thẻ vàng IUU của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bắt tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
Biển Đông
Cộng đồng người Việt tại Thái Lan chung tay vì Biển Đông

Đối phó với đội tàu cá hùng hậu của Trung Quốc

Một quan chức Nhà Trắng khác cho hay, trong khi nỗ lực mới của Mỹ không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào cụ thể, thì Trung Quốc là nước vi phạm các lệnh đánh bắt IUU nhiều nhất trên toàn thế giới và cản trở tiến độ phát triển gói biện pháp chống đánh bắt cá IUU. Đội tàu cá Trung Quốc luôn là nỗi ám ảnh vì đánh bắt quá mức.
Một báo cáo gần đây của Quỹ Công lý Môi trường cho biết Trung Quốc sở hữu đội tàu lớn nhất thế giới có khả năng đánh bắt ở các vùng biển xa và thường xuyên có những lời phàn nàn về đội tàu cá “vét sạch” biển khơi của Bắc Kinh.
Nhóm vận động hành lang của Anh nói rằng các thuyền viên đến từ Indonesia và Ghana kể lại, tố cáo các đội thuyền Trung Quốc nằm lì ngoài biển, lạm dụng sức lao động mà không trả lương đầy đủ.
Chủ tàu cá Trung Quốc cũng đe dọa hoặc liên tục có hành vi bạo lực, thậm chí, những gã người Hoa này chỉ cung cấp thực phẩm chất lượng thấp, hết hạn sử dụng, khiến lao động trên tàu bị tiêu chảy cùng nhiều bệnh khác, sức khỏe không đảm bảo.
Hồi đầu tháng 6 này, Philippines cũng lên tiếng tố cáo Trung Quốc đánh bắt cá lậu trong phạm vi EEZ của nước này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đương nhiên, thể hiện lập trường ủng hộ Manila.

Mỹ đã có hành động

Tại Hội nghị về đại dương của Liên Hợp Quốc diễn ra tuần này, Nhà Trắng cũng đã tuyên bố sẵn sàng phối hợp với Anh và Canada để chống những hành vi đánh bắt cá trái phép và vi phạm IUU.
Đây được xem là động thái mới của chính quyền Washington trong việc tăng cường tiếp cận khu vực trước sự gia tăng ảnh hưởng đến từ Trung Quốc.
Nhóm chuyên trách liên ngành của chính quyền Joe Biden gồm 21 cơ quan liên bang đang hoàn thiện kế hoạch 5 năm để giải quyết vấn đề IUU.
Thực tế, các nghị sĩ Mỹ từ lâu đã thúc đẩy chính quyền Biden hành động chống các hành vi vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá và, gọi đây là vấn đề an ninh quốc gia và kinh tế mà Washington cần quan tâm.
Nhiều người kêu gọi Tổng thống Biden cần có thông điệp rõ ràng trên trường quốc tế rằng Mỹ là nước đi đầu trong giải quyết đánh bắt bất hợp pháp và lao động cưỡng bức bằng cách tuyên bố các quy định mới về IUU ngay tại Liên Hợp Quốc.
Đồng thời, việc Mỹ thiết lập liên minh với Canada và Anh để có hành động cấp bách trong việc cải thiện hoạt động theo dõi, kiểm soát và do thám chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU) được đánh giá cao.
Hoa Kỳ được cho là đang nỗ lực triển khai những chính sách nhằm đối phó hiệu quả hơn tình trạng đánh bắt cá lậu, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và các nước ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
Việt Nam muốn Ấn Độ chú ý hơn đến hòa bình ở Biển Đông?
“Bộ Lao động, Bộ Quốc phòng, Tuần duyên Mỹ và các cơ quan hành luật khác của Hoa Kỳ phối hợp với các đối tác tư nhân và nước ngoài cùng “tổ chức điều tra các tàu cá và những bên khai thác hải sản bằng lao động cưỡng ép”, quan chức Nhà Trắng cho hay.

Trung Quốc “phủi” trách nhiệm

Trong khi một số quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đặc biệt quan ngại trước hành vi của các đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc thì động thái của Mỹ rất được hoan nghênh.
Như đã biết, các nước ở khu vực châu Á, cũng như ở Biển Đông đã lên tiếng tố cáo các tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ và gây nên tổn thất cho môi trường cũng như thiệt hại kinh tế cho mình, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ nhận định đánh bắt bất hợp pháp đã vượt qua cướp biển để trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh hàng hải.
Nhà chức trách Hoa Kỳ cho rằng, hành động này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia tranh giành nguồn khai thác quá mức trên biển.
Về phần mình, Trung Quốc không thừa nhận đội tàu cá của họ “vơ vét khắp các vùng biển” mà tuyên bố rằng, Bắc Kinh luôn chỉ đánh bắt cá trong phạm vi chủ quyền của mình, là bên có trách nhiệm và có ý thức tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hạn chế khai thác tận diệt thủy hải sản cũng như nạn đánh bắt cá trái phép.
Trung Quốc cũng ngang nhiên tự áp lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hàng năm với vỏ bọc bảo vệ môi trường, tài nguyên biển nhưng hành vi của Bắc Kinh luôn bị Việt Nam, Philippines, Malaysia và cộng đồng quốc tế lên án thiếu tuân thủ UNCLOS 1982 cũng như luật pháp quốc tế nói chung.
Cuối tháng tư này, nêu phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng ở Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua.
Theo đó, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hoà bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала