Việt Nam lo ngại cuộc đua lãi suất sẽ khiến thị trường tiền tệ 'tịt' thanh khoản

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNKỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việc lãi suất tiền gửi tăng mạnh như hiện nay đang trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế 70% nguồn vốn phụ thuộc vào tín dụng như Việt Nam. Tình trạng này có thể khiến thị trường tiền tệ rơi vào trạng thái 'tịt' thanh khoản.
Cuối tuần qua, có gần 20 ngân hàng (NH) công bố tăng lãi suất tiền gửi, mức tăng trải dài cho tất cả kỳ hạn. Đối với tiền gửi ngắn hạn, đa số các nhà băng đều đẩy lãi suất lên mức kịch trần.
Có 2 điểm rất đáng chú ý trong “cuộc đua” lãi suất lần này. Thứ nhất là sự vào cuộc của nhóm Big 4 (4 NH thương mại nhà nước). Đáng chú ý, đây là lần cập nhật biểu lãi suất đầu tiên của NH này kể từ tháng 8.2021 và cũng là lần tăng đầu tiên sau giai đoạn giảm liên tục từ tháng 7.2019.
Thứ hai là lãi suất tăng tốc rất nhanh từ các NH cổ phần, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Đơn cử như NH TMCP Sài Gòn (SCB), nhà băng này giữ ngôi quán quân cho gần như tất cả kỳ hạn (12 tháng là 7,3%/năm và trên 12 tháng là 7,55%/năm). Tiếp theo là NamABank là 7,2%/năm, CBBank là 7,15%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Thuế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Giá xăng tăng, những con số 'đẹp như mơ' trong ngân sách và nỗi vất vả của người dân
Theo đó, nguyên nhân chính các NH tăng lãi suất là do lạm phát. Trước áp lực này, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải hút bớt tiền về, khiến nhiều NH gặp áp lực thanh khoản. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch tăng cao càng khiến nhà băng ngày càng “khát vốn”.
Tình trạng này sẽ kéo theo lãi suất cho vay tăng mạnh. Mức lãi suất cho vay bình quân hiện nay tại hơn 20 NH cổ phần đang niêm yết trên sàn dao động bình quân khoảng 8 - 10%/năm. Theo đà tăng lãi suất huy động từ 1 - 2%/năm tại nhiều kỳ hạn từ đầu năm đến nay, tương ứng lãi suất cho vay tăng mạnh.
“Nếu lãi suất cho vay tăng mạnh không chỉ tạo gánh nặng cho DN mà chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm của Quốc hội, Chính phủ cũng trở nên vô nghĩa”, một chuyên gia chia sẻ lo ngại với VnExpress.
Về phía NHNN, tại cuộc họp báo thường kỳ quý 2, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định trong khi các nước tăng mạnh lãi suất thì NHNN vẫn cố gắng giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Ngân hàng nào tăng lãi suất tiết kiệm 'khủng' 11,6%/năm?
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng việc giữ được lãi suất hay không phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát. Nếu giữ được mục tiêu Quốc hội giao lạm phát không vượt quá 4% trong năm 2022 thì hoàn toàn có thể giữ ổn định được mặt bằng lãi suất.
Song, từ đầu năm đến nay CPI tăng khá nhanh do “nhập khẩu” lạm phát từ bên ngoài (hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao), đặc biệt bão giá xăng dầu. Vì vậy, việc giảm giá xăng dầu hiện nay là yếu tố tiên quyết, sẽ hạ nhiệt được giá tất cả hàng hóa khác, hạ nhiệt lạm phát và ghìm được lãi suất.
Trong quá khứ, Việt Nam đã có bài học đắt giá, khi cuộc đua lãi suất khiến thị trường tiền tệ rơi vào tình trạng mất thanh khoản, nguy cơ đổ vỡ, nền kinh tế hứng chịu lạm phát cao, DN cũng đua nhau giải thể, đóng cửa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала