https://kevesko.vn/20220710/gio-vi-xuyen-viet-nam-cau-sieu-cho-nhung-nguoi-linh-nga-xuong-vi-quan-trung-quoc-16231099.html
Giỗ Vị Xuyên, Việt Nam cầu siêu cho những người lính ngã xuống vì quân Trung Quốc
Giỗ Vị Xuyên, Việt Nam cầu siêu cho những người lính ngã xuống vì quân Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Trong xung đột Việt Nam – Trung Quốc, chiến tranh biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên là chiến trường chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt nhất. Ngày... 10.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-10T14:24+0700
2022-07-10T14:24+0700
2022-07-10T14:24+0700
việt nam
trung quốc
cuộc xung đột trung-việt năm 1979
lịch sử
https://cdn.img.kevesko.vn/img/485/43/4854358_0:54:1025:630_1920x0_80_0_0_4065cd334bc718962cacfaa7ad8cad54.png
Và ngày 9/7, đích thân một nguyên lãnh đạo của Việt Nam – nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đã cùng với những người đứng đầu tỉnh Hà Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh các Anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở Vị XuyênNgày 9/7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ cầu siêu, tưởng niệm anh linh các Anh hùng liệt sĩ hy sinh ở chiến trường Vị Xuyên trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở vùng biên giới phía Bắc những năm 1979-1989.Đáng chú ý, sự kiện được tổ chức tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên với sự tham dự của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân.Các lãnh đạo cao nhất của tỉnh Hà Giang cũng có mặt, như Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XV tỉnh Hà Giang Đặng Quốc Khánh, Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo cựu chiến binh các tỉnh, thành phố trong cả nước, thân nhân liệt sĩ và các đoàn viên, thanh niên, nhân dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.Lễ cầu siêu được tổ chức nhằm tri ân, tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022) và kỷ niệm ngày Giỗ trận Vị Xuyên (12/7/1984).Đại lễ cầu siêu này cũng là dịp để các thế hệ hôm nay thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tri ân anh hùng, liệt sĩ – uống nước thì phải nhớ nguồn, có độc lập tự do hòa bình và hạnh phúc như ngày nay thì không ai được phép quên những người đã không tiếc máu xương mình nằm xuống.Đại lễ cũng là cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, biết ơn sự hy sinh của những người anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc, chống lại kẻ thù xâm lược, bất kể đó là kẻ thù nào, giặc ngoại xâm nào.Những anh hùng bất tửNhư đã biết, nghĩa trang huyện Vị Xuyên hiện là nơi yên nghỉ của 1.853 liệt sĩ, có 1 ngôi mộ tập thể các liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Theo lời thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2 từng chia sẻ, trong suốt 10 năm liền bám trụ giữ đất Vị Xuyên, Hà Giang (1979 - 1989), hơn 4.000 bộ đội Việt Nam đã hy sinh, hàng ngàn người bị thương.Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7), cựu chiến binh và thân nhân trên khắp mọi miền Tổ quốc hội tụ về đây, kính cẩn nghiêng mình, kính dâng lên các anh hùng liệt sĩ những vòng hoa tươi thắm, nén hương thơm để tỏ lòng thành kính.Chia sẻ tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã gửi tới các gia đình thương binh, liệt sĩ, các cựu chiến binh, chư tôn giáo phẩm, đại đức tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam sự biết ơn sâu sắc và những lời tri ân.Chủ tịch Hà Giang nhắc lại, mảnh đất Vị Xuyên hơn 40 năm về trước là «chiến trường ác liệt nhất, dài nhất» trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, diễn ra trong suốt 10 năm (từ năm 1979 đến năm 1989).Cuộc chiến đấu đã giành thắng lợi oanh liệt, nhưng tổn thất, hy sinh vô cùng to lớn: hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, trên 9.000 cán bộ, chiến sĩ bị thương, hiện vẫn còn gần 2.000 hài cốt của cán bộ, chiến sĩ vẫn chưa được tìm thấy và quy tập, hàng ngàn hécta đồi núi vẫn còn sót lại bom mìn, vật nổ.Từ năm 2013 đến nay, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 tổ chức rà phá được hơn 7,6 nghìn hécta diện tích ô nhiễm bom mìn; tìm kiếm, quy tập được 130 hài cốt liệt sĩ và 1 mộ tập thể; Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên, các nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ, đài tưởng niệm được quan tâm tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa được tổ chức rộng khắp, thiết thực, hiệu quả.Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Hà Giang luôn dành tình cảm, thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đến nay, đã kêu gọi tài trợ trên 349 tỷ đồng, đóng góp trên 300 nghìn ngày công lao động, hỗ trợ xây dựng 5.815 căn nhà cho các gia đình sau hơn 2 năm thực hiện.Cũng tại Đại lễ cầu siêu, các đơn vị, cá nhân đã trao 1 nhà tình nghĩa 60 triệu đồng và 100 suất quà trị giá 50 triệu đồng gửi đến thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách huyện Vị Xuyên; trao 1 nhà tình nghĩa 60 triệu đồng và 50 suất quà trị giá 25 triệu đồng gửi đến thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách huyện Xín Mần.Với những nỗ lực này, lãnh đạo tỉnh Hà Giang mong muốn qua đó giáo dục thế hệ trẻ biết sống nhân ái, trân quý những giá trị cao đẹp của lịch sử, từ đó phấn đấu học tập, rèn luyện xứng đáng với truyền thống vẻ vang của lớp cha anh đi trước.Trước anh linh các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ở Vị Xuyên, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn khẳng định, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục đoàn kết thống nhất để xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp.Mặt trận Vị Xuyên là “lò vôi thế kỷ”Theo nội dung cuốn “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên là Tham mưu trưởng mặt trận, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, người trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên - Hà Tuyên từ năm 1985-1989 và là Trưởng ban Liên lạc toàn quốc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, thì Vị Xuyên chính là “lò vôi thế kỷ”.Theo tướng Huy, Mặt trận Vị Xuyên là chiến trường ác liệt chống quân xâm lược, diễn ra trong suốt 10 năm (1979-1989). Hàng trăm trận chiến đấu đã diễn ra rất quyết liệt, nhiều cán bộ chiến sĩ ở mọi miền đất nước và đồng bào Việt Nam đã hy sinh trên mảnh đất này.Để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của Trung Quốc, trong 5 năm (từ 1984 đến 1989), Việt Nam đã lần lượt huy động tới hàng chục sư đoàn chủ lực, các trung đoàn bộ binh địa phương, đặc công; một số trung đoàn, lữ đoàn pháo binh, công binh, hóa học… hàng vạn dân quân, du kích tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Vị Xuyên, hàng chục vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ cho mặt trận Vị Xuyên.Đối với Vị Xuyên, có thể nói, từ sau ngày 18/3/1979, gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngớt tiếng pháo, đạn, súng cối từ bên kia biên giới rót sang. Từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, Vị Xuyên nhanh chóng trở thành điểm nóng, một mặt trận trọng điểm trong chính sách “gặm nhấm” biên giới Việt Nam của quân Trung Quốc thời điểm đó.Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh này, theo tướng Huy, phía Việt Nam đo lại, có ngọn núi bị đánh bạt đi hơn 3m. Ác liệt đến mức mà anh em gọi đó là “Lò vôi thế kỷ”. Trong đó, nhiều trận đánh giành, giữ đất của quân và dân Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm: 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích… phía Việt Nam cũng đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân Trung Quốc, buộc họ phải rút quân về bên kia biên giới.Thắng lợi rất oanh liệt nhưng tổn thất của Việt Nam cũng rất lớn. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã anh dũng hy sinh mà phần lớn trong số họ mới trên dưới 20 tuổi. Hàng ngàn người bị thương, hàng trăm thôn bản bị xóa sạch. Hàng ngàn hécta ruộng vườn, đồi núi bị cày xới, đầy bom mìn, vật nổ… Đến nay, vẫn còn hàng ngàn liệt sĩ nằm rải rác trên khắp chiến trường Vị Xuyên mà chưa tìm được hài cốt, nhiều mộ liệt sĩ chưa có tên trong nghĩa trang…Năm 1989 Trung Quốc ngừng bắn pháo vào mặt trận Vị Xuyên. Ngày 15/5/1989, kẻ địch bắt đầu nổ mìn phá công xưởng ở cao điểm 233 và một số nơi khác, bắt đầu rút quân. Cụ thể là từ 7h ngày 15/5/1989, quân Trung Quốc cho nổ mìn đồng loạt phá bỏ hơn 20 căn hầm kiên cố ở một số điểm cao mà họ đang chiếm giữ trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên, nay thuộc tỉnh Hà Giang. Cũng từ ngày đó, hai bên đã ngừng bắn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Đến tháng 10/1989, Trung Quốc rút hết quân khỏi đất Việt Nam, kết thúc 5 năm lấn chiếm biên giới Vị Xuyên, 10 năm tấn công xâm lược Việt Nam (2/1979 – 10/1989). Đến năm 1990, cuộc chiến mới thực sự kết thúc rồi bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1991, theo Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy.Tại lễ cầu siêu ngày 9/7 với sự hiện diện của nguyên lãnh đạo Việt Nam – đồng chi Nguyễn Tấn Sang và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang, các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương, dâng hoa và rải đậu cát tường, mong anh linh các anh hùng, liệt sĩ an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên được siêu thoát, luôn được an lành, cầu cho Quốc thái dân an, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc và Hà Giang ngày càng phát triển thịnh vượng.
https://kevesko.vn/20220216/hoi-uc-chien-tranh-vi-xuyen-vi-sao-trung-quoc-rut-quan-khoi-viet-nam-nam-1979-13757683.html
https://kevesko.vn/20210727/quan-doi-va-nhan-dan-lao-khong-bao-gio-quen-mau-xuong-cua-quan-tinh-nguyen-viet-nam-10863554.html
https://kevesko.vn/20211223/tuong-thuoc-quan-doi-viet-nam-la-doi-quan-bach-chien-bach-thang-12990386.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/485/43/4854358_56:0:967:683_1920x0_80_0_0_bb2f008a6ece9ad26662928a63ad00ad.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, trung quốc, cuộc xung đột trung-việt năm 1979, lịch sử
việt nam, trung quốc, cuộc xung đột trung-việt năm 1979, lịch sử
Và ngày 9/7, đích thân một nguyên lãnh đạo của Việt Nam – nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đã cùng với những người đứng đầu tỉnh Hà Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh các Anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở Vị Xuyên
Ngày 9/7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ cầu siêu, tưởng niệm anh linh các Anh hùng liệt sĩ hy sinh ở chiến trường Vị Xuyên trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở vùng biên giới phía Bắc những năm 1979-1989.
Đáng chú ý, sự kiện được tổ chức tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên với sự tham dự của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân.
Các lãnh đạo cao nhất của tỉnh Hà Giang cũng có mặt, như Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XV tỉnh Hà Giang Đặng Quốc Khánh, Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo cựu chiến binh các tỉnh, thành phố trong cả nước, thân nhân liệt sĩ và các đoàn viên, thanh niên, nhân dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Lễ cầu siêu được tổ chức nhằm tri ân, tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022) và kỷ niệm ngày Giỗ trận Vị Xuyên (12/7/1984).
Đại lễ cầu siêu này cũng là dịp để các thế hệ hôm nay thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tri ân anh hùng, liệt sĩ – uống nước thì phải nhớ nguồn, có độc lập tự do hòa bình và hạnh phúc như ngày nay thì không ai được phép quên những người đã không tiếc máu xương mình nằm xuống.
Đại lễ cũng là cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, biết ơn sự hy sinh của những người anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc, chống lại kẻ thù xâm lược, bất kể đó là kẻ thù nào, giặc ngoại xâm nào.
Như đã biết, nghĩa trang huyện Vị Xuyên hiện là nơi yên nghỉ của 1.853 liệt sĩ, có 1 ngôi mộ tập thể các liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Theo lời thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2 từng chia sẻ, trong suốt 10 năm liền bám trụ giữ đất Vị Xuyên, Hà Giang (1979 - 1989), hơn 4.000 bộ đội Việt Nam đã hy sinh, hàng ngàn người bị thương.
“Đến nay còn hơn 2.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt và ngày 12/7 hằng năm, cựu chiến binh chúng tôi chọn là ngày giỗ trận vị xuyên”, - tướng huy nhấn mạnh.
Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7), cựu chiến binh và thân nhân trên khắp mọi miền Tổ quốc hội tụ về đây, kính cẩn nghiêng mình, kính dâng lên các anh hùng liệt sĩ những vòng hoa tươi thắm, nén hương thơm để tỏ lòng thành kính.
Chia sẻ tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã gửi tới các gia đình thương binh, liệt sĩ, các cựu chiến binh, chư tôn giáo phẩm, đại đức tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam sự biết ơn sâu sắc và những lời tri ân.
Chủ tịch Hà Giang nhắc lại, mảnh đất Vị Xuyên hơn 40 năm về trước là «chiến trường ác liệt nhất, dài nhất» trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, diễn ra trong suốt 10 năm (từ năm 1979 đến năm 1989).
“Tại mặt trận Vị Xuyên, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã quyết tâm chiến đấu, giành giật với địch từng chiến hào, từng cao điểm với tinh thần quả cảm “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá, bất tử”, quyết tâm chặn đứng quân xâm lược, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia”, - Chủ tịch Hà Giang Nguyễn Văn Sơn khẳng định.
Cuộc chiến đấu đã giành thắng lợi oanh liệt, nhưng tổn thất, hy sinh vô cùng to lớn: hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, trên 9.000 cán bộ, chiến sĩ bị thương, hiện vẫn còn gần 2.000 hài cốt của cán bộ, chiến sĩ vẫn chưa được tìm thấy và quy tập, hàng ngàn hécta đồi núi vẫn còn sót lại bom mìn, vật nổ.
Từ năm 2013 đến nay, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 tổ chức rà phá được hơn 7,6 nghìn hécta diện tích ô nhiễm bom mìn; tìm kiếm, quy tập được 130 hài cốt liệt sĩ và 1 mộ tập thể; Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên, các nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ, đài tưởng niệm được quan tâm tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa được tổ chức rộng khắp, thiết thực, hiệu quả.
Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Hà Giang luôn dành tình cảm, thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đến nay, đã kêu gọi tài trợ trên 349 tỷ đồng, đóng góp trên 300 nghìn ngày công lao động, hỗ trợ xây dựng 5.815 căn nhà cho các gia đình sau hơn 2 năm thực hiện.
Cũng tại Đại lễ cầu siêu, các đơn vị, cá nhân đã trao 1 nhà tình nghĩa 60 triệu đồng và 100 suất quà trị giá 50 triệu đồng gửi đến thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách huyện Vị Xuyên; trao 1 nhà tình nghĩa 60 triệu đồng và 50 suất quà trị giá 25 triệu đồng gửi đến thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách huyện Xín Mần.
Với những nỗ lực này, lãnh đạo tỉnh Hà Giang mong muốn qua đó giáo dục thế hệ trẻ biết sống nhân ái, trân quý những giá trị cao đẹp của lịch sử, từ đó phấn đấu học tập, rèn luyện xứng đáng với truyền thống vẻ vang của lớp cha anh đi trước.
Trước anh linh các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ở Vị Xuyên, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn khẳng định, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục đoàn kết thống nhất để xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp.
Mặt trận Vị Xuyên là “lò vôi thế kỷ”
Theo nội dung cuốn “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên là Tham mưu trưởng mặt trận, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, người trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên - Hà Tuyên từ năm 1985-1989 và là Trưởng ban Liên lạc toàn quốc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, thì Vị Xuyên chính là “lò vôi thế kỷ”.
Theo tướng Huy, Mặt trận Vị Xuyên là chiến trường ác liệt chống quân xâm lược, diễn ra trong suốt 10 năm (1979-1989). Hàng trăm trận chiến đấu đã diễn ra rất quyết liệt, nhiều cán bộ chiến sĩ ở mọi miền đất nước và đồng bào Việt Nam đã hy sinh trên mảnh đất này.
“Đây là cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất kể từ sau khi Viêt Nam đánh thắng Mỹ”, - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nêu rõ.
Để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của Trung Quốc, trong 5 năm (từ 1984 đến 1989), Việt Nam đã lần lượt huy động tới hàng chục sư đoàn chủ lực, các trung đoàn bộ binh địa phương, đặc công; một số trung đoàn, lữ đoàn pháo binh, công binh, hóa học… hàng vạn dân quân, du kích tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Vị Xuyên, hàng chục vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ cho mặt trận Vị Xuyên.
Đối với Vị Xuyên, có thể nói, từ sau ngày 18/3/1979, gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngớt tiếng pháo, đạn, súng cối từ bên kia biên giới rót sang. Từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, Vị Xuyên nhanh chóng trở thành điểm nóng, một mặt trận trọng điểm trong chính sách “gặm nhấm” biên giới Việt Nam của quân Trung Quốc thời điểm đó.
“Ác liệt nhất, có đợt, chỉ trong 3 ngày, Trung Quốc đã bắn hơn 100.000 quả đạn pháo vào khu vực Vị Xuyên về đến thị xã Hà Giang. Cả 5 năm, Trung Quốc đã bắn vào mặt trận Vị Xuyên hơn 1,8 triệu viên đại bác”, - trích Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên.
Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh này, theo tướng Huy, phía Việt Nam đo lại, có ngọn núi bị đánh bạt đi hơn 3m. Ác liệt đến mức mà anh em gọi đó là “Lò vôi thế kỷ”. Trong đó, nhiều trận đánh giành, giữ đất của quân và dân Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm: 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích… phía Việt Nam cũng đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân Trung Quốc, buộc họ phải rút quân về bên kia biên giới.
Thắng lợi rất oanh liệt nhưng tổn thất của Việt Nam cũng rất lớn. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã anh dũng hy sinh mà phần lớn trong số họ mới trên dưới 20 tuổi. Hàng ngàn người bị thương, hàng trăm thôn bản bị xóa sạch. Hàng ngàn hécta ruộng vườn, đồi núi bị cày xới, đầy bom mìn, vật nổ… Đến nay, vẫn còn hàng ngàn liệt sĩ nằm rải rác trên khắp chiến trường Vị Xuyên mà chưa tìm được hài cốt, nhiều mộ liệt sĩ chưa có tên trong nghĩa trang…
Năm 1989 Trung Quốc ngừng bắn pháo vào mặt trận Vị Xuyên. Ngày 15/5/1989, kẻ địch bắt đầu nổ mìn phá công xưởng ở cao điểm 233 và một số nơi khác, bắt đầu rút quân. Cụ thể là từ 7h ngày 15/5/1989, quân Trung Quốc cho nổ mìn đồng loạt phá bỏ hơn 20 căn hầm kiên cố ở một số điểm cao mà họ đang chiếm giữ trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên, nay thuộc tỉnh Hà Giang. Cũng từ ngày đó, hai bên đã ngừng bắn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Đến tháng 10/1989, Trung Quốc rút hết quân khỏi đất Việt Nam, kết thúc 5 năm lấn chiếm biên giới Vị Xuyên, 10 năm tấn công xâm lược Việt Nam (2/1979 – 10/1989). Đến năm 1990, cuộc chiến mới thực sự kết thúc rồi bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1991, theo Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy.
23 Tháng Mười Hai 2021, 15:40
Tại lễ cầu siêu ngày 9/7 với sự hiện diện của nguyên lãnh đạo Việt Nam – đồng chi Nguyễn Tấn Sang và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang, các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương, dâng hoa và rải đậu cát tường,
mong anh linh các anh hùng, liệt sĩ an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên được siêu thoát, luôn được an lành, cầu cho Quốc thái dân an, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc và Hà Giang ngày càng phát triển thịnh vượng.