https://kevesko.vn/20220712/sau-rieng-viet-nam-xuat-khau-sang-trung-quoc-bac-kinh-van-nam-daodang-chuoi-16269046.html
Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn “nắm dao đằng chuôi”
Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn “nắm dao đằng chuôi”
Sputnik Việt Nam
Sau chanh dây (chanh leo), sầu riêng Việt Nam đã chính thức được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, tuy nhiên, quy định đóng gói, tiêu chuẩn phải theo... 12.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-12T03:15+0700
2022-07-12T03:15+0700
2022-07-12T05:03+0700
trung quốc
việt nam
sầu riêng
thái lan
kinh tế
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/197/79/1977967_0:99:3123:1855_1920x0_80_0_0_58b6b1c76db3b1b18ee4a614abeb4559.jpg
Sau 4 năm trời đàm phán, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan đã ký được Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với quả sầu riêng xuất khẩu chính ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc.Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung QuốcNgày 11/7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.Như vậy, từ nay sầu riêng Việt Nam sẽ được nhập khẩu chính ngạch qua tất cả cửa khẩu của Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây. Nghị định thư sẽ có hiệu lực trong 3 năm, bắt đầu từ 11/7.Việc ký kết nghị định thư nói trên đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chuẩn bị, đàm phán trong hơn 2 năm qua.Tuy nhiên, có thể thấy, Bắc Kinh vẫn “cầm đằng chuôi”. Cụ thể, theo các điều khoản nghị định thư, khi mặt hàng sầu riêng được đưa đến cửa khẩu Trung Quốc, hải quan nước này sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan, đồng thời làm công tác kiểm dịch.Các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất sang Trung Quốc phải được lên danh sách, đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Thông tin đăng ký phải có đầy đủ thông tin, trong đó bao gồm tên, địa chỉ và mã số. Điều này là để khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của nghị định thư, cơ quan chức năng có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác.Trước khi lô hàng đầu tiên xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc danh sách vườn trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt.Danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên và được công bố rộng rãi trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.Những lô hàng sầu riêng từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký, không được phê duyệt sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.Bên cạnh đó, các vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vườn trồng, nằm cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ lập tức những quả rụng và thối hỏng.Đồng thời, còn phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), như giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất hoặc sinh học, cũng như các biện pháp canh tác khác.Việc giám sát và quản lý vùng trồng sầu riêng xuất khẩu phải được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về kiểm dịch thực vật và cán bộ quản lý kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đơn vị do Bộ này ủy quyền tập huấn.Mọi vùng trồng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại.Trong đó, hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi rõ các thông tin như tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác.Khi được yêu cầu, phía Việt Nam phải cung cấp cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc những hồ sơ này.Năm 2021, sản lượng sầu riêng Việt Nam ước đạt chừng 642.600 tấn, tăng 15% so với năm trước đó. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất sầu riêng tươi của Việt Nam nhưng phần lớn là đi theo đường tiểu ngạch.Việt Nam đã xuất những loại quả nào vào Trung Quốc?Thực tế, để xuất khẩu được quả sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống kiểm dịch thực vật ở các nơi khi có hàng hóa đến cần kiểm tra xuất xứ của hàng hóa liên quan đến mã số, yêu cầu kỹ thuật về bao bì nhãn mác.Đồng thời, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức tập huấn ngay các yêu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc cho các bên liên quan để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đưa sản phẩm sầu riêng tươi sang Trung Quốc.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp nhấn mạnh, vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi lớn và nhiều tiềm năng đối với Việt Nam. Vì vậy, quá trình đàm phán để mở cửa thị trường đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật khởi động từ năm 2018 đến nay.Theo Cục Trồng trọt, thống kê đến cuối năm 2021, sản lượng sầu riêng của Việt Nam ước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Sầu riêng được xuất khẩu đến nhiều quốc gia nhưng chủ yếu dưới dạng múi đã tách vỏ hoặc được cấp đông.Như Sputnik thông tin, gần nhất, Trung Quốc cũng đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/2022.Như vậy, sầu riêng là loại quả thứ mười một của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc, cùng với thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt và chanh leo.Thái Lan ‘độc bá’ thị trường sầu riêng Trung QuốcTheo Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chalermchai Sri-on, trong năm nay 2022, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc sẽ mang về cho Thái Lan 120 tỷ baht (khoảng 3,5 tỷ USD).Ở Trung Quốc, sầu riêng Thái Lan đang độc bá thị trường khi chiếm khoảng 40% thị phần. Xếp tiếp sau đó là sầu riêng của Chile với 15% thị phần. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 3 với 6% thị phần.Cũng theo Bộ trưởng Chalermchai, ngoài Trung Quốc, sầu riêng Thái Lan cũng được chào đón rộng rãi ở nhiều thị trường phát triển khác.Ví dụ, năm 2021, ở đặc khu Hồng Kông, sầu riêng Thái Lan chiếm 5,56% thị phần. Con số này ở Hàn Quốc là 0,12%, ở Mỹ là 0,24% và ở Nhật Bản là 0,06%. Dự kiến, Ủy ban Trái cây của Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng để hỗ trợ người nông dân.Các khu vực tư nhân sẽ được huy động để làm tăng khối lượng vận chuyển sầu riêng qua các tàu container và dịch vụ đường sắt, nhằm bù đắp sự tăng giá nhiên liệu do xung đột Nga-Ukraina. Mục tiêu sẽ là tăng sản lượng thêm 55% bằng đường biển, 40% bằng đường bộ và 5% qua đường sắt Trung Quốc-Lào và đường hàng không.Mới đây, ông Alongkorn Ponlaboot cho biết, cố vấn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã, mặc dù trái cây xuất khẩu từ Thái Lan bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero-Covid của Trung Quốc, Thái Lan vẫn dự kiến xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc trong quý I năm nay nhiều hơn 42% so với năm ngoái.Đồng thời, giá sầu riêng Thái Lan tại Trung Quốc cũng tăng lên 120-150 baht một kg, trong khi các loại trái cây khác như nhãn và xoài cũng được xuất khẩu với số lượng lớn hơn.Trước đó, trong năm 2021, Thái Lan đã xuất khẩu 875.097 tấn sầu riêng sang Trung Quốc, tổng trị giá 109,2 tỷ baht. Đáng chú ý, con số này đạt được khi Trung Quốc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch Covid-19.
https://kevesko.vn/20220523/viet-nam-the-hien-mong-muon-xuat-khau-chinh-ngach-sau-rieng-sang-trung-quoc-15315618.html
https://kevesko.vn/20220707/trung-quoc-va-thai-lan-san-sang-ket-noi-chau-a-voi-chau-au-bang-duong-sat-16180090.html
trung quốc
thái lan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/197/79/1977967_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_b4c95c1f12f38b45093160ae8e58d65e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, việt nam, sầu riêng, thái lan, kinh tế, chính trị
trung quốc, việt nam, sầu riêng, thái lan, kinh tế, chính trị
Sau 4 năm trời đàm phán, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan đã ký được Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với quả sầu riêng xuất khẩu chính ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Ngày 11/7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Như vậy, từ nay
sầu riêng Việt Nam sẽ được nhập khẩu chính ngạch qua tất cả cửa khẩu của Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây. Nghị định thư sẽ có hiệu lực trong 3 năm, bắt đầu từ 11/7.
Việc ký kết nghị định thư nói trên đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chuẩn bị, đàm phán trong hơn 2 năm qua.
Tuy nhiên, có thể thấy, Bắc Kinh vẫn “cầm đằng chuôi”. Cụ thể, theo các điều khoản nghị định thư, khi mặt hàng sầu riêng được đưa đến cửa khẩu Trung Quốc, hải quan nước này sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan, đồng thời làm công tác kiểm dịch.
Các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất sang Trung Quốc phải được lên danh sách, đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tin đăng ký phải có đầy đủ thông tin, trong đó bao gồm tên, địa chỉ và mã số. Điều này là để khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của nghị định thư, cơ quan chức năng có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác.
Trước khi lô hàng đầu tiên xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải gửi cho Tổng cục
Hải quan Trung Quốc danh sách vườn trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt.
Danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên và được công bố rộng rãi trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Những lô hàng sầu riêng từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký, không được phê duyệt sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vườn trồng, nằm cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ lập tức những quả rụng và thối hỏng.
Đồng thời, còn phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), như giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất hoặc sinh học, cũng như các biện pháp canh tác khác.
Việc giám sát và quản lý vùng trồng sầu riêng xuất khẩu phải được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về kiểm dịch thực vật và cán bộ quản lý kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đơn vị do Bộ này ủy quyền tập huấn.
Mọi vùng trồng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại.
Trong đó, hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi rõ các thông tin như tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác.
Khi được yêu cầu, phía Việt Nam phải cung cấp cho
Tổng cục Hải quan Trung Quốc những hồ sơ này.
Năm 2021, sản lượng sầu riêng Việt Nam ước đạt chừng 642.600 tấn, tăng 15% so với năm trước đó. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất sầu riêng tươi của Việt Nam nhưng phần lớn là đi theo đường tiểu ngạch.
Việt Nam đã xuất những loại quả nào vào Trung Quốc?
Thực tế, để xuất khẩu được quả sầu riêng chính ngạch sang
thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống kiểm dịch thực vật ở các nơi khi có hàng hóa đến cần kiểm tra xuất xứ của hàng hóa liên quan đến mã số, yêu cầu kỹ thuật về bao bì nhãn mác.
Đồng thời, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức tập huấn ngay các yêu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc cho các bên liên quan để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đưa sản phẩm sầu riêng tươi sang Trung Quốc.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp nhấn mạnh, vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi lớn và nhiều tiềm năng đối với Việt Nam. Vì vậy, quá trình đàm phán để mở cửa thị trường đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật khởi động từ năm 2018 đến nay.
Theo Cục Trồng trọt, thống kê đến cuối năm 2021, sản lượng sầu riêng của Việt Nam ước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Sầu riêng được xuất khẩu đến nhiều quốc gia nhưng chủ yếu dưới dạng múi đã tách vỏ hoặc được cấp đông.
Như Sputnik thông tin, gần nhất, Trung Quốc cũng đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/2022.
Như vậy, sầu riêng là loại quả thứ mười một của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc, cùng với thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt và chanh leo.
Thái Lan ‘độc bá’ thị trường sầu riêng Trung Quốc
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chalermchai Sri-on, trong năm nay 2022, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc sẽ mang về cho Thái Lan 120 tỷ baht (khoảng 3,5 tỷ USD).
Ở Trung Quốc, sầu riêng Thái Lan đang độc bá thị trường khi chiếm khoảng 40% thị phần. Xếp tiếp sau đó là sầu riêng của Chile với 15% thị phần. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 3 với 6% thị phần.
Cũng theo Bộ trưởng Chalermchai, ngoài Trung Quốc,
sầu riêng Thái Lan cũng được chào đón rộng rãi ở nhiều thị trường phát triển khác.
Ví dụ, năm 2021, ở đặc khu Hồng Kông, sầu riêng Thái Lan chiếm 5,56% thị phần. Con số này ở Hàn Quốc là 0,12%, ở Mỹ là 0,24% và ở Nhật Bản là 0,06%. Dự kiến, Ủy ban Trái cây của Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng để hỗ trợ người nông dân.
Các khu vực tư nhân sẽ được huy động để làm tăng khối lượng vận chuyển sầu riêng qua các tàu container và dịch vụ đường sắt, nhằm bù đắp sự tăng giá nhiên liệu do xung đột Nga-Ukraina. Mục tiêu sẽ là tăng sản lượng thêm 55% bằng đường biển, 40% bằng đường bộ và 5% qua đường sắt Trung Quốc-Lào và đường hàng không.
Mới đây, ông Alongkorn Ponlaboot cho biết, cố vấn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã, mặc dù trái cây xuất khẩu từ Thái Lan bị ảnh hưởng bởi
chính sách Zero-Covid của Trung Quốc, Thái Lan vẫn dự kiến xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc trong quý I năm nay nhiều hơn 42% so với năm ngoái.
Đồng thời, giá sầu riêng Thái Lan tại Trung Quốc cũng tăng lên 120-150 baht một kg, trong khi các loại trái cây khác như nhãn và xoài cũng được xuất khẩu với số lượng lớn hơn.
Trước đó, trong năm 2021, Thái Lan đã xuất khẩu 875.097 tấn sầu riêng sang Trung Quốc, tổng trị giá 109,2 tỷ baht. Đáng chú ý, con số này đạt được khi Trung Quốc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch Covid-19.