https://kevesko.vn/20220717/vi-sao-quan-he-viet--lao-la-co-mot-khong-hai-tren-the-gioi-16396205.html
Vì sao quan hệ Việt – Lào là ‘có một không hai’ trên thế giới?
Vì sao quan hệ Việt – Lào là ‘có một không hai’ trên thế giới?
Sputnik Việt Nam
Trên thế giới không có tình hữu nghị nào như quan hệ đặc biệt Việt Nam và Lào. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu những thành tựu vẻ vang chặng đường 60... 17.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-17T15:37+0700
2022-07-17T15:37+0700
2022-07-17T15:37+0700
việt nam
lào
hợp tác
đầu tư
quan hệ thương mại
tình hữu nghị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/11/16396016_0:107:2048:1259_1920x0_80_0_0_df5c2d29e39f85b750fc6641704713d2.jpg
Trong bài viết đặc biệt của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn khẳng định, 60 năm một chặng đường hào hùng và vẻ vang, Việt Nam – Lào đã cùng đạt được những thành tựu lớn về chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế, xứng đáng “mối quan hệ đặc biệt – vừa là đồng chí, vừa là anh em”.Chưa ở đâu và chưa bao giờ có tình hữu nghị như Việt Nam và LàoNhư đã biết, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, uống chung dòng nước Mekong và cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mối quan hệ đó đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt của 2 dân tộc.Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân, liên quân Việt - Lào chung chiến hào, vượt qua bao gian khổ để đưa sự nghiệp kháng chiến của cả hai nước đi đến thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chấn động địa cầu.Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/9/1962 là sự kiện trọng đại, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong bài viết được Bộ Ngoại giao công bố ngày 17/7.Ông nhấn mạnh, mối quan hệ Việt – Lào đáp ứng nguyện vọng chung tha thiết của nhân dân hai nước về tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trên tinh thần nhân văn “giúp bạn là tự giúp mình”, hợp tác hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi.Mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng và hai nước đã trở thành mối quan hệ mẫu mực, hiếm có trên thế giới như Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định:Sau khi kề vai sát cánh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, hai nước ngày 18/7/1977 ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao đáng giá, hiệp ước này là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để hai bên không ngừng củng cố và phát triển toàn diện quan hệ trong thời kỳ xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đây cũng là dấu mốc vô cùng quan trọng, khẳng định vững chắc tình đoàn kết và hữu nghị “không gì lay chuyển được” giữa những người đồng chí lãnh đạo 2 Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, người viết cuốn “Lính tăng”, kể về cuộc đời của những người lính trên chiến trường, dù là trên đất Lào, hay đất Việt, có một mảnh ghép về Đại tá Nguyễn Văn Nhã, từng chiến đấu tại chiến trường Xiêng Khoảng và cả cuộc đời ông Nhã cũng đúc kết rằng:Những thành tựu quan hệ hợp tác Việt Nam - LàoTheo Bộ trưởng, sự gắn bó tin cậy trong quan hệ chính trị là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương hai nước được duy trì thường xuyên. Hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ ngày càng thực chất và hiệu quả. Nhiều dự án, công trình hợp tác mang đậm dấu ấn của tình hữu nghị thủy chung, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đã và đang phát huy hiệu quả.Hợp tác quốc phòng, an ninh là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam-Lào. Theo ông, hai nước phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở mỗi nước, nhất là phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, củng cố vững chắc đường biên giới giữa hai nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.Về hợp tác kinh tế, đã thành nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước và ngày càng khởi sắc. Thương mại song phương tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Dù chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, song trao đổi thương mại hai nước năm 2021 vẫn tăng trưởng 33,3%, đạt 1,37 tỷ USD.Thương mại song phương tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020. Dù chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, trao đổi thương mại giữa hai nước năm 2021 vẫn tăng trưởng 33,3%, đạt 1,37 tỷ USD. Các dự án của Việt Nam tại Lào đang phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như thủy điện, cơ sở hạ tầng, hàng không, tài chính, ngân hàng, viễn thông, nông nghip như dự án Cảng quốc tế Lào-Việt tại Vũng Áng, Hà Tĩnh cùng với các dự án hợp tác nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt qua biên giới hai nước theo trục Đông - Tây sẽ góp phần quan trọng giúp Lào khai thác vận tải biển và tiếp cận các tuyến hàng hải quốc tế để thực hiện mục tiêu chiến lược của Lào là phấn đấu trở thành một trung tâm hậu cần, tiếp vận (logistics) ở tiểu vùng sông Mekong và khu vực Đông Nam Á.Về hợp tác giáo dục - đào tạo, ông Sơn tổng kết, hàng chục nghìn sinh viên trao đổi học tập giữa hai nước. Hợp tác địa phương, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa - xã hội thu nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là trong phòng chống Covid-19.Việt Nam - Lào cũng duy trì ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ trong các diễn đàn quốc tế đa phương. Hai nước chia sẻ nhiều điểm đồng, ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV), Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS)…Bảo vệ quan hệ Việt – LàoTheo Bộ trưởng Ngoại giao, thế giới và khu vực đang trải qua những biến động sâu sắc và phức tạp. Hai nước Việt Nam và Lào dù còn nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước, nhưng cũng đứng trước nhiều vận hội phát triển mới.Việt Nam đang nỗ lực với quyết tâm cao nhất thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Lào đang ra sức triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và triển khai chiến lược phát triển xanh, xây dựng thành công đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh.Khẳng định quan hệ Việt – Lào luôn có vị trí ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, dù khó khăn, gian khổ đến đâu, hai nước Việt Nam và Lào cũng quyết tâm làm hết sức mình “giữ gìn và bảo vệ mối quan hệ Việt-Lào như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
https://kevesko.vn/20220713/lao-nguong-mo-trinh-do-xay-dung-cua-viet-nam--16311905.html
https://kevesko.vn/20220708/vuot-trung-quoc-thai-lan-viet-nam-la-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-lon-nhat-vao-lao-16203583.html
https://kevesko.vn/20220609/viet-nam-dau-tu-hang-tram-trieu-do-la-vao-dien-va-khoang-san-cua-lao-15564745.html
lào
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/11/16396016_114:0:1934:1365_1920x0_80_0_0_060ae9f6cd9bf079bb86617d35c13eb5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, lào, hợp tác, đầu tư, quan hệ thương mại, tình hữu nghị
việt nam, lào, hợp tác, đầu tư, quan hệ thương mại, tình hữu nghị
Trong bài viết đặc biệt của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn khẳng định, 60 năm một chặng đường hào hùng và vẻ vang, Việt Nam – Lào đã cùng đạt được những thành tựu lớn về chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế, xứng đáng “mối quan hệ đặc biệt – vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
Chưa ở đâu và chưa bao giờ có tình hữu nghị như Việt Nam và Lào
Như đã biết, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, uống chung dòng nước Mekong và cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mối quan hệ đó đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt của 2 dân tộc.
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân, liên quân Việt - Lào chung chiến hào, vượt qua bao gian khổ để đưa sự nghiệp kháng chiến của cả hai nước đi đến thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chấn động địa cầu.
Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/9/1962 là sự kiện trọng đại, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong bài viết được Bộ Ngoại giao công bố ngày 17/7.
“Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng 60 năm qua, Việt Nam và Lào luôn tự hào về mối quan hệ đặc biệt, vừa là đồng chí, vừa là anh em giữa hai nước. Đó là mối quan hệ do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp”, - Bộ trưởng tuyên bố.
Ông nhấn mạnh, mối quan hệ Việt – Lào đáp ứng nguyện vọng chung tha thiết của nhân dân hai nước về tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trên tinh thần nhân văn “giúp bạn là tự giúp mình”, hợp tác hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi.
Mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng và hai nước đã trở thành mối quan hệ mẫu mực, hiếm có trên thế giới như Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định:
“Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có những tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện đến như vậy”.
Sau khi kề vai sát cánh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, hai nước ngày 18/7/1977 ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao đáng giá, hiệp ước này là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để hai bên không ngừng củng cố và phát triển toàn diện quan hệ trong thời kỳ xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đây cũng là dấu mốc vô cùng quan trọng, khẳng định vững chắc tình đoàn kết và hữu nghị “không gì lay chuyển được” giữa những người đồng chí lãnh đạo 2 Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, người viết cuốn “Lính tăng”, kể về cuộc đời của những người lính trên chiến trường, dù là trên đất Lào, hay đất Việt, có một mảnh ghép về Đại tá Nguyễn Văn Nhã, từng chiến đấu tại chiến trường Xiêng Khoảng và cả cuộc đời ông Nhã cũng đúc kết rằng:
Những thành tựu quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào
Theo Bộ trưởng, sự gắn bó tin cậy trong quan hệ chính trị là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương hai nước được duy trì thường xuyên. Hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ ngày càng thực chất và hiệu quả. Nhiều dự án, công trình hợp tác mang đậm dấu ấn của tình hữu nghị thủy chung, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đã và đang phát huy hiệu quả.
“Điển hình như công trình Nhà Quốc hội mới của Lào khánh thành năm 2021, quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, là một trong những biểu tượng có nhiều ý nghĩa của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào trong thời kỳ đổi mới”, - Bộ trưởng Sơn nói.
Hợp tác quốc phòng, an ninh là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam-Lào. Theo ông, hai nước phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở mỗi nước, nhất là phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, củng cố vững chắc đường biên giới giữa hai nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Về hợp tác kinh tế, đã thành nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước và ngày càng khởi sắc. Thương mại song phương tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Dù chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, song trao đổi thương mại hai nước năm 2021 vẫn tăng trưởng 33,3%, đạt 1,37 tỷ USD.
“Hợp tác đầu tư cũng phát triển vượt bậc”, - Bộ trưởng Ngoại giao tuyên bố và dẫn chứng, đến nay, Việt Nam đã đầu tư 214 dự án tại Lào với tổng số vốn 5,33 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.
Thương mại song phương tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020. Dù chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, trao đổi thương mại giữa hai nước năm 2021 vẫn tăng trưởng 33,3%, đạt 1,37 tỷ USD. Các dự án của Việt Nam tại Lào đang phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như thủy điện, cơ sở hạ tầng, hàng không, tài chính, ngân hàng, viễn thông, nông nghip như dự án Cảng quốc tế Lào-Việt tại Vũng Áng, Hà Tĩnh cùng với các dự án hợp tác nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt qua biên giới hai nước theo trục Đông - Tây sẽ góp phần quan trọng giúp Lào khai thác vận tải biển và tiếp cận các tuyến hàng hải quốc tế để thực hiện mục tiêu chiến lược của Lào là phấn đấu trở thành một trung tâm hậu cần, tiếp vận (logistics) ở tiểu vùng sông Mekong và khu vực Đông Nam Á.
Về hợp tác giáo dục - đào tạo, ông Sơn tổng kết, hàng chục nghìn sinh viên trao đổi học tập giữa hai nước.
Hợp tác địa phương, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa - xã hội thu nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là trong phòng chống Covid-19.
Việt Nam - Lào cũng duy trì ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ trong các diễn đàn quốc tế đa phương. Hai nước chia sẻ nhiều điểm đồng, ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV), Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS)…
Bảo vệ quan hệ Việt – Lào
Theo Bộ trưởng Ngoại giao, thế giới và khu vực đang trải qua những biến động sâu sắc và phức tạp. Hai nước Việt Nam và Lào dù còn nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước, nhưng cũng đứng trước nhiều vận hội phát triển mới.
Việt Nam đang nỗ lực với quyết tâm cao nhất thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Lào đang ra sức triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và triển khai chiến lược phát triển xanh, xây dựng thành công đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh.
“Để thực hiện được tầm nhìn, mục tiêu phát triển của mỗi nước, đòi hỏi hai Đảng và hai nước tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và nỗ lực hết sức phát triển quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào lên tầm cao mới, vì tương lai tươi sáng của cả hai dân tộc. Muốn vậy, cần không ngừng củng cố, làm sâu sắc hơn nữa trụ cột quan hệ chính trị Việt Nam-Lào để tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hợp tác”, - Bộ trưởng Sơn nói.
Khẳng định quan hệ Việt – Lào luôn có vị trí ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, dù khó khăn, gian khổ đến đâu, hai nước Việt Nam và Lào cũng quyết tâm làm hết sức mình “giữ gìn và bảo vệ mối quan hệ Việt-Lào như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
“Để mối quan hệ thiêng liêng Việt-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì sự phát triển phồn vinh của hai nước, đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”, - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn kết luận.