Tin đồn thất thiệt làm doanh nhân giàu nhất Việt Nam bay mất bao nhiêu tiền?

CC BY-SA 4.0 / Hải Nam / Pham Nhat Vuong (cropped photo)Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2022
Đăng ký
Chính quyền Việt Nam đã phạt một đối tượng 320 USD vì lỗi tung tin đồn rằng do yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh, tờ Vice cho biết.

Giáng đòn vào nền kinh tế Việt Nam

Suốt mấy ngày, cộng đồng xôn xao rằng tập đoàn quyền lực nhất Việt Nam đang đứng trước bờ vực cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Trên mạng xã hội, người dùng mạng đồn đại về số phận của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, doanh nhân giàu nhất Việt Nam, mà theo nhiều người truyền nhau, chính là «đương sự» bị cấm xuất cảnh rời đất nước. Có những người khác suy đoán rộng thêm - sự sụp đổ của tập đoàn sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bức tranh kinh tế Việt Nam.
Nhưng những tin đồn đó là sai sự thật và còn vượt khỏi tầm kiểm soát trên mạng xã hội. Các bài đăng hoá ra chỉ là sản phẩm tưởng tượng của một người dùng, nhưng đã giáng một đòn mạnh vào thị trường chứng khoán của đất nước.
Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaire Index, chỉ trong một phiên giao dịch duy nhất trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 7, ông Phạm Nhật Vượng Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tỷ phú đô la hàng đầu của Việt Nam, chỉ trong vẻn vẹn 6 giờ đã mất bay 490 triệu USD. Sau đó, 3 công ty con của tập đoàn Vingroup rớt đài trong bảng xếp hạng chỉ số VN30, vốn là rổ 30 cổ phiếu lớn nhất Việt Nam. Thị trường chứng khoán cả nước cũng chạm mức tối thiểu, thấp nhất trong 16 tháng.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Việt Nam: Tin tức về tỷ phú Phạm Nhật Vượng và biến động cổ phiếu Vingroup
Khi thị trường chứng khoán chao đảo, chính quyền Việt Nam phải vào cuộc, bác bỏ lời đồn đại và khuyến nghị mọi người không đăng lại tin nhảm trên mạng xã hội. Bộ Công an thông báo điều tra 9 đối tượng tung tin đồn thất thiệt, trong đó có Tô Vĩ Hoan, 38 tuổi ở Hà Nội, chủ tài khoản trang mạng xã hội Zalo «Hoàn Tô», do đã đăng tải thông tin sai sự thật nhằm bôi nhọ hình ảnh thương hiệu của Tập đoàn Vingroup. Người này bị phạt 7,5 triệu đồng (320 USD) vì lỗi phát tán thông tin giả.

Thành công của tập đoàn

Là tập đoàn lớn nhất nước, Vingroup đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống Việt Nam, từ bất động sản cho đến điện thoại thông minh, dược phẩm và ô tô, đảm bảo cấp việc làm cho hơn 40.000 nhân sự và tạo ra thu nhập khoảng 2% GDP quốc gia.
Ngày 13 tháng 7, đơn vị chuyên trách ô tô của Vingroup là VinFast tuyên bố sẽ huy động không dưới 4 tỷ USD cho nhà máy sản xuất xe điện đầu tiên của mình ở Hoa Kỳ. Dự án chiếm chỗ trên trang chủ nhiều tờ báo, gây chú ý lớn khi được công bố vào đầu năm nay và đi ngược lại xu thế toàn cầu khi một tập đoàn Việt Nam mở nhà máy trên đất Mỹ.

Tầm quan trọng của Vingroup đối với nền kinh tế Việt Nam

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, doanh nhân giàu nhất đất nước với tổng giá trị tài sản 5,77 tỷ USD, lãnh đạo một tập đoàn ngày càng mở rộng, được Chính phủ đánh giá cao. Chuyên gia Việt Nam học Lê Hồng Hiệp từ Viện ISEAS nhận xét rằng tập đoàn này «có sự bảo vệ to lớn từ phía Chính phủ» vì tầm quan trọng kinh tế của Vingroup đối với Việt Nam.

"Nếu tin đồn là về một công ty không lớn hoặc một doanh nhân không tầm cỡ, hẳn là Chính phủ sẽ chẳng mấy quan tâm, - ông Lê Hồng Hiệp nói với VICE World News. - Nhưng bởi Vingroup là tập đoàn tư nhân khổng lồ nhất ở Việt Nam, và nếu có chuyện gì xảy ra với doanh nghiệp này thì không chỉ riêng Vingroup mà nền kinh tế quốc dân cũng sẽ bị ảnh hưởng".

Lê Thị Thu Thủy - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Vingroup hợp tác chiến lược cùng Intel nâng cao các giải pháp công nghệ

"Do tầm quan trọng của Vingroup đối với nền kinh tế đất nước, tôi nghĩ rằng Chính phủ có mọi căn cứ để can thiệp, đặc biệt khi thông tin bịa đặt sai sự thật là tin đồn gắn với pháp luật Nhà nước", - chuyên gia này nói thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала