8 năm nữa người Việt sẽ có thu nhập bình quân gần 200 triệu/năm

© Ảnh : TTXVN - Vũ Hữu SinhCông ty TNHH Durian ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Âu
Công ty TNHH Durian ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại hội thảo, TS Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) đưa ra 3 kịch bản thu nhập bình quân vào năm 2030 và năm 2050.
Theo ông Quang, vào năm 2030 dân số Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 105 triệu người, đến năm 2050 tăng lên 115 triệu người, GDP bình quân đầu người (thu nhập bình quân) trong giai đoạn sắp tới cũng tăng lên khá nhanh.
Phương án 1, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của nền kinh tế khoảng 6,34%/năm trong giai đoạn 2021-2030, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7.000 USD vào năm 2030.
Giữ vững đà tăng với GDP bình quân 6,63%/năm trong giai đoạn 2031-2050, đến năm 2050, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 25.000 USD/năm.
Phương án 2, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,05%/năm trong giai đoạn 2021-2030, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 7.500 USD vào năm 2030.
Biểu trưng của Google - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Người Việt thu nhập khủng từ Google, bị truy thu thuế 31 tỷ đồng
Trong giai đoạn 2031-2050, nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nền kinh tế đạt 7,3%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2050 sẽ đạt 32.000 USD.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2031-2050, nếu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của nền kinh tế chỉ đạt 6,7% thì GDP bình quân đầu người của cả nước vào năm 2050 sẽ đạt 27.000 USD.
Về mục tiêu lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Quang cho biết việc quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững.
Cũng theo dự thảo quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trong giai đoạn từ nay đến 2030, nước ta sẽ phát triển các hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn với cao tốc Bắc - Nam và quốc lộ 1A, hành lang kinh tế Đông - Tây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Mặc lạm phát, GDP quý II của Việt Nam tăng 7,72%, cao nhất 10 năm qua
Đồng thời hình thành các vùng động lực ưu tiên của quốc gia như tam giác động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; khu vực ven biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tứ giác động lực TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu, tam giác Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang.
Bản quy hoạch tổng thể quốc gia do Bộ KH-ĐT xây dựng cũng đưa ra lấy ý kiến về 4 phương án phân vùng và liên kết vùng. Đó là giữ nguyên việc phân chia cả nước thành 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện nay, 3 phương án còn lại là phân chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội theo hướng tách vùng Trung du miền núi phía Bắc hiện nay thành 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc; 2 phương án còn lại tách vùng Nam Trung bộ thành 2 vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала