https://kevesko.vn/20220726/chau-phi-la-loi-giai-cho-an-ninh-luong-thuc-toan-cau-16601777.html
Châu Phi là lời giải cho an ninh lương thực toàn cầu?
Châu Phi là lời giải cho an ninh lương thực toàn cầu?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Diễn đàn hợp tác đầu tư Tanzania - Việt Nam diễn ra mới đây đã đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam... 26.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-26T19:32+0700
2022-07-26T19:32+0700
2022-07-26T19:32+0700
tác giả
việt nam
châu phi
tanzania
quan hệ thương mại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/263/30/2633050_0:161:3069:1887_1920x0_80_0_0_30a5224d7beb31e1ce1a51bf8d9445e3.jpg
Sự kiện được tổ chức dưới sự kết hợp với ĐSQ Việt Nam tại Tanzania, Trung tâm xúc tiến đầu tư của Chính phủ Tanzania (TIC) và Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam.Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Sputnik, PGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện IAMES, Chủ tịch Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Châu Phi (VAECA), cho biết:Cũng theo Viện trưởng, Châu Phi hiện là châu lục phát triển chậm hơn các châu lục khác trên thế giới. Nhưng đây chính là lợi thế của người đi sau.Vị chuyên gia cũng cho rằng, dân số trẻ tại Châu Phi là nguồn lực lao động khổng lồ. Trong khi đó, các quốc gia khác trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề già hoá dân số, kể cả Trung Quốc. Hơn nữa, nguồn tài nguyên của các quốc gia trên thế giới thì ở Châu Phi trữ lượng vẫn dồi dào trong nhiều năm tới.Tanzania - Cầu nối Việt Nam với Châu PhiDù thuộc hai châu lục khác nhau, Việt Nam và Tanzania chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong lịch sử và quá trình phát triển đất nước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cả hai nước đều đặt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống người dân, củng cố an ninh quốc phòng, mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế lên hàng đầu.Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Nam Tiến, Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Thống nhất Tanzania, nhấn mạnh:Về phần mình, đại diện Trung tâm xúc tiến đầu tư của Chính phủ Tanzania (TIC), cho biết:Trong hai ngày Diễn đàn hai bên đã thảo luận nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn để các nhà đầu tư và thương mại hai bên có thể tới được với nhau, thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa Việt Nam - Tanzania.Tiềm năng có nhưng 'khó'Trả lời phỏng vấn của Sputnik về thực trạng hợp tác giữa Việt Nam - Tanzania, PGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), nhấn mạnh rằng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Phi nói chung và Tanzania nói riêng đều đang được đánh giá là dưới tiềm năng và kỳ vọng của Chính phủ và giới doanh nghiệp hai bên. PGS. TS Lê Phước Minh chỉ ra nguyên nhân:Theo ông Minh, hiện nay chưa có đại diện ngân hàng nào của Việt Nam tại Châu Phi và ngược lại. Tất cả các quan hệ thanh toán giữa hai bên đều phải thông qua ngân hàng trung gian của các quốc gia khác như Pháp và một số nước Châu Âu. Điều này cũng tạo nên rủi ro cao trong hoạt động tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư.Những "cái nhất” trong bức tranh hợp tácTuy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai quốc gia còn khiêm tốn, điểm sáng trong bức tranh lại thuộc về lĩnh vực viễn thông. Cụ thể là dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội vào đất nước Đông Phi này mang tên Viettel Tanzania (Halotel).Hơn nữa, Hiệp định thương mại được ký giữa hai nước năm 2001, với quy chế MFN trong buôn bán song phương đã mở ra nhiều cơ hội làm ăn mới cho các doanh nghiệp hai nước. Đây thực sự là khung pháp lý quan trọng cho hoạt động trao đổi hàng hoá giữa hai bên.Theo Viện trưởng IAMES, đất nước Đông Phi này hiện tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) được thành lập vào tháng 1/2021, tích cực chuyển đổi số, cách mạng 4.0.Trong đó, vai trò của Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Nam – châu Phi (VAECA) đối với các hoạt động tại Tanzania là rất quan trọng. PGS. TS Lê Phước Minh nhấn mạnh:
https://kevesko.vn/20220725/bi-mat-chinh-cac-chuyen-gia-giai-thich-ly-do-ngoai-truong-nga-toi-chau-phi-16589844.html
https://kevesko.vn/20220722/ong-lavrov-cac-bien-phap-trung-phat-khong-ngan-duoc-nga-cung-cap-nang-luong-cho-chau-phi-16524571.html
https://kevesko.vn/20220712/dac-su-cua-bng-nga-an-ninh-luong-thuc-la-chu-de-chinh-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-nga-chau-phi-16288821.html
https://kevesko.vn/20220719/chuyen-gia-cac-yeu-to-ben-ngoai-tieu-cuc-co-the-khien-mot-so-quoc-gia-chau-a-va-chau-phi-vo-no-16430949.html
châu phi
tanzania
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/263/30/2633050_168:0:2899:2048_1920x0_80_0_0_b91a36e1b4cb30b54e43bd821d455f8c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tác giả, việt nam, châu phi, tanzania, quan hệ thương mại
tác giả, việt nam, châu phi, tanzania, quan hệ thương mại
Châu Phi là lời giải cho an ninh lương thực toàn cầu?
HÀ NỘI (Sputnik) - Diễn đàn hợp tác đầu tư Tanzania - Việt Nam diễn ra mới đây đã đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tanzania nói riêng, với các nước châu Phi khác nói chung được đưa ra thảo luận.
Sự kiện được tổ chức dưới sự kết hợp với ĐSQ Việt Nam tại Tanzania, Trung tâm xúc tiến đầu tư của Chính phủ Tanzania (TIC) và Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Sputnik, PGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện IAMES, Chủ tịch Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Châu Phi (VAECA), cho biết:
“Nói Châu Phi là tương lai đây là một kỳ vọng, mong đợi. Tuy nhiên, cũng dựa thực tế nhất định. 60% diện tích đất nông nghiệp của thế giới nằm ở Châu Phi mà hiện tại chỉ khai thác chưa tới 10%. Trong khi đó các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, đang thiếu các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai canh tác. Vì vậy, an ninh lương thực trong tương lai có thể đến từ Châu Phi".
Cũng theo Viện trưởng, Châu Phi hiện là châu lục phát triển chậm hơn các châu lục khác trên thế giới. Nhưng đây chính là lợi thế của người đi sau.
“Hiện nay, Châu Phi đang muốn áp dụng kinh tế xanh, nông nghiệp xanh và công nghệ xanh, sạch, giảm thiểu carbon. Trong khi các quốc gia Châu Âu, Mỹ thậm chí cả Châu Á gặp khó khăn trong thay đổi từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh, thì Châu Phi có thể đi thẳng vào kinh tế xanh", PGS. TS Lê Phước Minh chỉ ra.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, dân số trẻ tại Châu Phi là nguồn lực lao động khổng lồ. Trong khi đó, các quốc gia khác trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề
già hoá dân số, kể cả Trung Quốc. Hơn nữa, nguồn tài nguyên của các quốc gia trên thế giới thì ở Châu Phi trữ lượng vẫn dồi dào trong nhiều năm tới.
“Do vậy, tôi đánh giá cao việc hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và các nước Châu Phi là một định hướng tương lai quan trọng mà Chính phủ Việt Nam sẽ hướng tới", ông Minh nhấn mạnh.
Tanzania - Cầu nối Việt Nam với Châu Phi
Dù thuộc hai châu lục khác nhau, Việt Nam và
Tanzania chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong lịch sử và quá trình phát triển đất nước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cả hai nước đều đặt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống người dân, củng cố an ninh quốc phòng, mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế lên hàng đầu.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Nam Tiến, Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Thống nhất Tanzania, nhấn mạnh:
“Việt Nam và Tanzania thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1965. Từ đó tới nay, Tanzania đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Tanzania".
Về phần mình, đại diện Trung tâm xúc tiến đầu tư của Chính phủ Tanzania (TIC), cho biết:
“Dư địa hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Tanzania còn rất lớn. Hơn nữa với dự án hợp tác giữa hai nước (2016-2025), đây là cơ hội tốt để hai bên tìm kiếm cơ hội thu hẹp khoảng cách, thúc đẩy hợp tác".
Trong hai ngày Diễn đàn hai bên đã thảo luận nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn để các nhà đầu tư và thương mại hai bên có thể tới được với nhau, thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa Việt Nam - Tanzania.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik về thực trạng hợp tác giữa Việt Nam - Tanzania, PGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), nhấn mạnh rằng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Phi nói chung và Tanzania nói riêng đều đang được đánh giá là dưới tiềm năng và kỳ vọng của Chính phủ và giới doanh nghiệp hai bên. PGS. TS Lê Phước Minh chỉ ra nguyên nhân:
“Thứ nhất, đó là việc thiếu thông tin trao đổi về pháp luật, quy định về kinh doanh giữa các bên. Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có đường bay thẳng, mà đường biển thì lại quá xa. Đây cũng là một hạn chế nữa về khoảng cách. Thứ hai, việc thiếu thông tin về chính sách và pháp luật cản trở các nhà đầu tư của Việt Nam đầu tư vào thị trường Châu Phi vì còn nhiều e ngại. Nguyên nhân thứ ba chính là sự bất ổn về chính trị tại các quốc gia Châu Phi cũng là rào cản lớn đối với giới đầu tư vì liên quan đến an toàn và bảo toàn lợi ích. Thứ tư là cơ chế thanh toán giữa hai bên".
Theo ông Minh, hiện nay chưa có đại diện ngân hàng nào của Việt Nam tại Châu Phi và ngược lại. Tất cả các quan hệ thanh toán giữa hai bên đều phải thông qua ngân hàng trung gian của các quốc gia khác như Pháp và một số nước Châu Âu. Điều này cũng tạo nên rủi ro cao trong hoạt động tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư.
“Một lý do nữa là bản thân Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia có lợi thế về nguồn vốn đầu tư. Tại Châu Phi hiện nay nhà đầu tư lớn nhất vẫn là Trung Quốc, tiếp đến là các nước Châu Âu. Trung Quốc họ đầu tư không chỉ về công nghệ, nhân lực mà còn cả nguồn vốn. Trong khi đó, Việt Nam hiện mới tính đến khả năng đầu tư về công nghệ và nhân lực (chuyên gia). Nguồn vốn của Việt Nam vẫn còn hạn chế", vị chuyên gia chia sẻ thêm với Sputnik.
Những "cái nhất” trong bức tranh hợp tác
Tuy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai quốc gia còn khiêm tốn, điểm sáng trong bức tranh lại thuộc về lĩnh vực
viễn thông. Cụ thể là dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội vào đất nước Đông Phi này mang tên Viettel Tanzania (Halotel).
“Đầu tư thành công nhất của Việt Nam tại Tanzania phải nói đến Viettel. Tổng dự án đầu tư của Viettel tại đây là hơn 700 triệu đô la và đem lại thành công lớn. Mạng viễn thông Halotel do Viettel đầu tư tại Tanzania được người dân rất ưa chuộng, phủ sóng trên 90% diện tích đất nước Tây Phi này, đến tận vùng sâu vùng xa. Điều này góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đất nước bạn. Do đại dịch COVID-19 cũng như biến động chính trị, Viettel Tanzania cũng gặp nhiều khó khăn nhưng thành công thì rất rõ", PGS. TS Lê Phước Minh chỉ ra.
Hơn nữa, Hiệp định thương mại được ký giữa hai nước năm 2001, với quy chế MFN trong buôn bán song phương đã mở ra nhiều cơ hội làm ăn mới cho các doanh nghiệp hai nước. Đây thực sự là khung pháp lý quan trọng cho hoạt động trao đổi hàng hoá giữa hai bên.
“Tanzania là nhà xuất khẩu hạt điều thô lớn nhất cho Việt Nam. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam xuất sang Tanzania gần 300 triệu đô/năm thì chiếm 85% là xuất gạo. Do vậy, quan hệ giữa Việt Nam - Tanzania dù chưa nhiều nhưng đã có nhiều "cái nhất", vị chuyên gia khẳng định.
Theo Viện trưởng IAMES, đất nước Đông Phi này hiện tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) được thành lập vào tháng 1/2021, tích cực chuyển đổi số, cách mạng 4.0.
“Thông qua Diễn đàn chúng tôi cũng mong muốn tìm được giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là về khoa học nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng", ông Minh bày tỏ.
Trong đó, vai trò của Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Nam – châu Phi (VAECA) đối với các hoạt động tại Tanzania là rất quan trọng. PGS. TS Lê Phước Minh nhấn mạnh:
“Đối với Châu Phi, VAECA mong muốn trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và Châu Phi, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước của các quốc gia Châu Phi. Đặc biệt, chúng tôi đi sâu vào khía cạnh tăng cường hiểu biết giữa hai bên; hỗ trợ tìm ra giải pháp cho "điểm nghẽn” giữa hai bên như thanh toán, cơ chế pháp lý trong thương mại-đầu tư v.v. Nếu doanh nghiệp Việt Nam đi một mình sẽ rất khó khăn, nhưng kết nối nhiều doanh nghiệp với nhau sẽ dễ dàng hơn".