https://kevesko.vn/20220726/chuyen-gia-muc-song-o-lien-minh-chau-au-tuot-doc-the-tham-do-phai-tiet-kiem-khi-dot-16615376.html
Chuyên gia: Mức sống ở Liên minh Châu Âu tuột dốc thê thảm do phải tiết kiệm khí đốt
Chuyên gia: Mức sống ở Liên minh Châu Âu tuột dốc thê thảm do phải tiết kiệm khí đốt
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nước thuộc Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt với sự suy giảm mức sống, thực tế gắn với quyết định chưa từng có của Hội đồng EU về... 26.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-26T23:36+0700
2022-07-26T23:36+0700
2022-07-26T23:37+0700
thế giới
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
eu
hội đồng eu
khí đốt
chính trị
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/40/73/407383_0:158:3077:1889_1920x0_80_0_0_04b27c2ce1cbec16201a2eb13a78e6d7.jpg
Đó là ý kiến do Giáo sư Olga Butorina, Phó Giám đốc Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chuyên gia Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) nêu ra trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.Tại cuộc họp của Hội đồng EU hôm thứ Ba, các Bộ trưởng Năng lượng của EU đã đạt thỏa thuận chính trị về tự nguyện giảm nhu cầu với khí đốt tự nhiên, xuống 15% trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 8 năm 2022 đến ngày 31 tháng 3 năm 2023. Mỗi nước có thể tự chọn cách tiết kiệm riêng của mình.Tiết kiệm năng lượng theo tỷ lệ chung như vậy, dù là với các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao, chẳng hạn như Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, hay là nước có GDP bình quân đầu người thấp như Bulgaria, Romania, Latvia và Litva, đều sẽ dẫn đến sự biến đổi khác nhau về chất lượng đời sống. Ngoài ra, mức tiêu thụ năng lượng còn bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng kỹ thuật số, chẳng hạn như các hệ thống «nhà thông minh» đa dạng.Theo lời chuyên gia Butorina, các nước EU vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên, từ nay sẽ phải thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm.
https://kevesko.vn/20220726/lien-minh-chau-au-co-nhan-nhuong-voi-cac-nuoc-vung-baltic-va-quoc-dao-ve-tiet-kiem-khi-dot-16613081.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/40/73/407383_174:0:2903:2047_1920x0_80_0_0_56c9984aa8790e7ea150ce0dfd5ce0e0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, eu, hội đồng eu, khí đốt, chính trị, kinh tế
thế giới, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, eu, hội đồng eu, khí đốt, chính trị, kinh tế
Chuyên gia: Mức sống ở Liên minh Châu Âu tuột dốc thê thảm do phải tiết kiệm khí đốt
23:36 26.07.2022 (Đã cập nhật: 23:37 26.07.2022) MATXCƠVA (Sputnik) - Các nước thuộc Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt với sự suy giảm mức sống, thực tế gắn với quyết định chưa từng có của Hội đồng EU về giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong mùa đông này. Khổ sở trước hết là các nước «nghèo» với GDP bình quân đầu người tương đối thấp, và các nước không phát triển công nghệ số về tiết kiệm năng lượng.
Đó là ý kiến do Giáo sư Olga Butorina, Phó Giám đốc Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chuyên gia Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) nêu ra trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Tại cuộc họp của Hội đồng EU hôm thứ Ba, các Bộ trưởng Năng lượng của EU đã đạt thỏa thuận chính trị về tự nguyện giảm nhu cầu với khí đốt tự nhiên, xuống 15% trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 8 năm 2022 đến ngày 31 tháng 3 năm 2023. Mỗi nước có thể tự chọn cách tiết kiệm riêng của mình.
"Quyết định của Hội đồng EU về việc giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong mùa đông này là giải pháp chưa từng có tiền lệ. Liên minh châu Âu xưa nay chưa từng thực hiện điều gì như thế này, và lịch sử hiện vẫn chưa hề biết đến những bước tập thể kiểu đó. Tất nhiên, các nước châu Âu đã buộc phải tiết kiệm hydrocacbon trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhưng bây giờ là lần đầu tiên với khối lượng như vậy", - chuyên gia lưu ý.
Tiết kiệm năng lượng theo tỷ lệ chung như vậy, dù là với các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao, chẳng hạn như Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, hay là nước có GDP bình quân đầu người thấp như Bulgaria, Romania, Latvia và Litva, đều sẽ dẫn đến sự biến đổi khác nhau về chất lượng đời sống. Ngoài ra, mức tiêu thụ năng lượng còn bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng kỹ thuật số, chẳng hạn như các hệ thống «nhà thông minh» đa dạng.
Theo lời chuyên gia Butorina,
các nước EU vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên, từ nay sẽ phải thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm.