Thượng viện Mỹ sẽ không cắt giảm dự luật nâng cao sức cạnh tranh với Trung Quốc

© AP Photo / Kin CheungPhòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông
Phòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Đăng ký
Thượng viện Mỹ đã thông qua việc phân bổ 280 tỷ USD để cạnh tranh với Trung Quốc. Dự luật quy định về đầu tư công quy mô lớn vào phát triển công nghiệp, nghiên cứu và phát triển trong các ngành công nghiệp then chốt.
Một hạng mục riêng dự kiến sẽ phân bổ 52 tỷ đô la cho việc phát triển sản xuất chip điện tử trong nước. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, chính phủ Mỹ trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Chuck Schumer, lãnh đạo đảng Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện, là tác giả đằng sau Dự luật Cạnh tranh Trung Quốc. Ngay từ năm 2019, ông đã chia sẻ ý tưởng của mình với Todd Young thuộc Đảng Cộng hòa. Mặc dù Young đại diện cho đảng đối địch, nhưng ông ta luôn là người nổi tiếng chống Trung Quốc, và Schumer rõ ràng tin ý tưởng của mình sẽ hấp dẫn thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa.

Vấn đề chính

Vấn đề chính mà Schumer phải giải quyết là làm thế nào để thuyết phục đảng Cộng hòa về sự cần thiết của sự can thiệp của chính phủ vào các quy trình thị trường. Đảng Cộng hòa luôn ủng hộ thị trường tự do, và nhiều lần chỉ trích đảng Dân chủ về các chính sách xã hội quá tốn kém. Chính về vấn đề này, mâu thuẫn không thể hòa giải đã kéo dài giữa hai bên trong nhiều năm. Trên thực tế, đảng Cộng hòa đã giữ Nhà Trắng trong tình trạng không chắc chắn về dự luật cạnh tranh với Trung Quốc đến phút cuối cùng. Mới tuần trước, lãnh đạo phe công hòa thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell đã đe dọa sẽ chặn bất kỳ tài liệu nào gợi ý mở rộng tài trợ. Ông nói rõ đảng Cộng hòa sẽ không thông qua một tài liệu phản ánh chương trình nghị sự của đảng Dân chủ, bao gồm tăng chi tiêu chính phủ cho các dự án liên quan đến khí hậu, giảm thuế, thuốc kê đơn, v.v. Do đó, giới truyền thông Mỹ kỳ vọng Thượng viện chỉ có thể thông qua dự luật cắt giảm vốn tập trung vào trợ cấp cho ngành bán dẫn.
Nhưng Chuck Schumer không bỏ cuộc. Theo New York Times, các đại diện của ông đã nói chuyện với đảng Cộng hòa cả tuần, thuyết phục họ về sự cần thiết phải thông qua một tài liệu mở rộng. Do đó, Mitch McConnell đã dịu lại thái độ của mình đối với dự luật. Ông đồng ý điều cực kỳ quan trọng đối với tương lai của Mỹ là bảo tồn và gia tăng các ngành công nghệ cao trên lãnh thổ của mình, để tạo ra phần lớn giá trị gia tăng trong nước. Kết quả là dự luật đã nhận được sự ủng hộ cần thiết của những người thuộc đảng Cộng hòa.
Thượng viện Mitch McConnell - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2022
Tại sao Mỹ nhanh chóng thông qua luật cạnh tranh với Trung Quốc
Theo tài liệu, ngoài 52 tỷ USD để sản xuất chip, 200 tỷ USD tiền thuế khác sẽ được dùng để kích thích nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực chính như trí tuệ nhân tạo, người máy và điện toán lượng tử. Ngoài ra, Bộ Thương mại sẽ nhận được 10 tỷ đô la, phân phối vốn giữa các công ty công nghệ sẽ tham gia vào các dự án chính phủ để tạo ra 20 trung tâm công nghệ khu vực. Người ta cho rằng hợp tác khoa học và công nghiệp sẽ phát triển ở các vùng khác nhau của đất nước. Các bước phát triển của các viện nghiên cứu sẽ được các doanh nghiệp triển khai kịp thời. Nói cách khác, dự luật liên quan đến việc tạo ra sự tương tự như "thung lũng silicon" trên khắp đất nước. Các trung tâm này chủ yếu tập trung vào chất bán dẫn.

Sự chú ý tăng lên đối với chất bán dẫn không phải là ngẫu nhiên

Thứ nhất, Mỹ cũng đang phải hứng chịu như các quốc gia khác từ tình trạng thiếu chip toàn cầu phát sinh trong thời kỳ đại dịch. Thứ hai, căng thẳng với Trung Quốc gia tăng, đặc biệt là xung quanh vấn đề Đài Loan. Trong khi đó, Mỹ đang phụ thuộc vào Đài Loan trong việc sản xuất chip. Ngay cả chất bán dẫn cho máy bay chiến đấu F-35 cũng do TSMC của Đài Loan sản xuất. Hoa Kỳ, hiện chỉ chiếm 12% sản lượng chip của thế giới, cảm thấy Trung Quốc đang đi sát gót mình: 10% sản lượng chip trên thế giới đến từ các công ty Trung Quốc, và nếu tính cả các nhà thầu từ các nước thứ ba - Nhật Bản, Nam Hàn Quốc - những nước có sản xuất tại Trung Quốc, tỷ trọng này sẽ còn cao hơn. Cuối cùng, với những khó khăn kinh tế mà Mỹ đang phải đối mặt, theo quan điểm chính trị trong nước, việc tạo ra nhiều việc làm mới để giảm bớt tác động của lạm phát và các yếu tố tiêu cực khác đối với người dân là vô cùng quan trọng đối với Washington. Vấn đề này được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự trong nước của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Điều nghịch lý của tình hình là hiện giờ Hoa Kỳ đang sử dụng các phương pháp mà họ đã chỉ trích Trung Quốc trong nhiều năm - trợ cấp trực tiếp cho ngành công nghiệp và kinh doanh. Li Kai, giáo sư tại Đại học Tài chính Sơn Tây, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik cho biết, những chiếc mặt nạ cuối cùng cũng được gỡ bỏ.
Vì dự luật của Mỹ rõ ràng là nhằm cạnh tranh với Trung Quốc, nên điều kiện chính để nhận được trợ cấp chính phủ là từ chối mở rộng sản xuất ở Trung Quốc. Nếu không, như các thượng nghị sĩ lưu ý, số tiền được phân bổ sẽ được rút lại. Trong khi đó, hầu hết các nhà sản xuất chip của Mỹ đều tiến hành lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm sản phẩm cuối cùng tại Trung Quốc. Intel ước tính chỉ riêng việc chuyển hoạt động đóng gói chip từ Trung Quốc sẽ tiêu tốn từ 650 triệu đến 875 triệu USD. Do đó, các tập đoàn công nghệ chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: cái gì có lợi hơn, nhận trợ cấp từ chính phủ Mỹ, hay ở lại thị trường Trung Quốc, chuyên gia giải thích.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Bắc Kinh lên án dự luật của Mỹ về cạnh tranh với Trung Quốc
Tất nhiên, Trung Quốc gặp những khó khăn nhất định vì chính sách hỗ trợ công nghiệp của Mỹ. Các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến đang buộc các công ty Trung Quốc phải đầu tư số tiền lớn vào nghiên cứu và phát triển của riêng mình, hoặc tìm kiếm đối tác ở các nước thứ ba. Trong tương lai, Trung Quốc nên đặt cược vào việc phát triển năng lực công nghệ của chính mình, chuyên gia lưu ý.
Đã có một số thành công. Không giống như các công ty Mỹ, các nhà sản xuất chip Trung Quốc đang làm chủ toàn bộ chu trình sản xuất - không chỉ in thạch bản thực tế trên tấm silicon mà còn cả đóng gói, thử nghiệm, v.v. Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC, bất chấp những hạn chế hiện có của Mỹ đối với việc cung cấp công nghệ bán dẫn cho Trung Quốc, đã tăng thu nhập trong hai tháng đầu năm nay lên 59,1% so với cùng kỳ - lên tới 1,22 tỷ USD. Đến năm 2026, các chuyên gia trong ngành ước tính 1/5 số chip mà Trung Quốc tiêu thụ sẽ đến từ sản xuất trong nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала