Chuyến thăm của Pelosi và ‘tiêu chuẩn kép’ của Mỹ trên chính trường quốc tế
14:02 03.08.2022 (Đã cập nhật: 00:35 04.08.2022)
© AP Photo / Taiwan Presidential OfficeChủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi trong buổi hội kiến chính thức với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) ngày 3/8/2022
© AP Photo / Taiwan Presidential Office
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tối 2/8, chuyên cơ chở Chủ tịch hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã hạ cánh tại sân bay Tùng Sơn, Đài Loan. Điều không hề được thông báo trong lịch trình công du châu Á của người quyền lực thứ 3 trong hệ thống chính trị Mỹ. Động thái này khiến quan hệ Mỹ - Trung ngày càng nóng.
Sputnik đã phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị CAND, về chuyến thăm của quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Loan sau 25 năm này.
Sputnik: Thưa ông, ông nhận xét như thế nào về tình hình xung quanh việc bà Pelosi đến Đài Loan? Việc này có đúng như những gì ông dự đoán?
Ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị CAND:
Dư luận quốc tế có nhiều đánh giá và góc nhìn khác nhau về chuyến đi này. Đó là lẽ thường tình bởi từ khi Trung Quốc thay thế Đài Loan tại chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Mỹ đã công nhận thực trạng “Một Trung Quốc”. Theo đó, giống như Hồng Kông và Ma Cao, Đài Loan chỉ còn là một vùng lãnh thổ trong tình trạng “chờ tái nhập” vào lãnh thổ Trung Quốc.
Điều bất bình thường dẫn đến nhiều luồng ý kiến khác nhau là ở chỗ tuy về hình thức ngoại giao, Mỹ không thể đặt quan hệ với Đài Loan như đặt quan hệ với một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng thực chất các động thái quan hệ Washington – Đài Bắc trong mấy chục năm qua cho thấy quan hệ đó còn vượt trên cả mức độ quan hệ ngoại giao thông thường. Thậm chí là tiếp cận mức độ đồng minh chiến lược.
© AP Photo / Taiwan Presidential OfficeChủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen trong cuộc gặp
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen trong cuộc gặp
© AP Photo / Taiwan Presidential Office
Vì vậy, các đánh giá về chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi đã chia làm hai nhóm. Nhóm đứng về công pháp quốc tế cho rằng hành động của Mỹ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, khi đơn phương quan hệ với một thực thể chính trị có xu hướng ly khai. Đồng thời, Mỹ đã đi ngược lại cam kết của chính mình vào năm 1976 khi họ thừa nhận rằng hỉ có một nước Trung Quốc mà thôi. Những người ủng hộ Mỹ và Đài Loan cho rằng những người thuộc phái kia “ủng hộ Trung Quốc” nhưng thực chất, họ cố tình quên rằng Mỹ đang phản bội lại chính cam kết của họ và vi phạm công pháp quốc tế. Những người ủng hộ Mỹ và “ghét” Trung quốc cho rằng Đài Loan đã từng là một quốc gia độc lập với tên gọi “Trung Hoa dân quốc” và Đài Loan hoàn toàn có lý do để khôi phục lại sự độc lập ấy.
Riêng tôi thì cho rằng Mỹ và phương Tây đang áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa địa chiến lược với Trung Quốc và Liên bang Nga. Trong vấn đề Ukraina, Mỹ kịch liệt phản đối Nga công nhân hai thực thể chính trị ở Donbass là Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Nhưng đối với Trung Quốc, Mỹ lại có mưu đồ từng bước “hợp thực hóa” địa vị pháp lý của Đài Loan nhằm tìm kiếm lợi thế địa chính trị, địa chiến lược trước Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương để khôi phục vành đai bên trong bao vây Trung Quốc từ hướng biển vốn được Mỹ thiết lập từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Vì vậy, chuyến đi của Chủ tịch hạ nghị viện Mỹ đến Đài Loan có thể được coi là một bước “leo thang” của Mỹ về đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc để từng bước thực hiện ý đồ chia cắt Đài Loan khỏi Trung Quốc về chính trị và pháp lý.
Sputnik: Mỹ giữ bí mật việc đến Đài Loan cho đến giây phút cuối cùng. Sau khi hạ cánh xuống Hawaii, Mỹ thậm chí còn che đậy "chuyến công du châu Á" và không chỉ định Đài Loan là mục tiêu cho chuyến thăm của bà Pelosi.
Liệu chuyến thăm này có phải là một hành động khiêu khích được lên kế hoạch trước từ phía Hoa Kỳ hay là "tùy cơ ứng biến" và thăm dò giới lãnh đạo Trung Quốc?
Ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị CAND:
Mục đích của Washington trong vụ việc này không hẳn là một sự khiêu khích. Bởi nếu cần khiêu khích đối với trung Quốc, Mỹ sẽ “bật đèn xanh” cho Đài bắc triển khai chứ không tự mình thực hiện nhằm tránh gây căng thẳng trực tiếp giữa hai nước. Trước chuyến đi của bà Chủ tịch Hạ nghị viện Mỹ, ngày 14-4-2022, một đoàn các thượng nghị sĩ Mỹ do ông Lindsey Graham, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, dẫn đầu. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Menendez cũng có mặt trong phái đoàn này. Phía Trung Quốc, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã cảnh báo các thượng nghị sĩ Mỹ không nên “đi vào con đường sai lầm và nguy hiểm” và “Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.
Mặc dù Nhà Trắng tuyên bố rằng chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi là chuyến đi có tính chất cá nhân, không đại diện cho nhà nước Mỹ nhưng thực ra, người Trung Quốc đã biết rõ ý định của Mỹ ngay từ khi mọi kế hoạch của Mỹ còn “nằm trên giấy”. Bởi trong danh sách các nơi dùng chân dừng của Chủ tịch Hạ nghị viện Mỹ trong chuyến công du Châu Á mà Mỹ công bố lần này không có một nơi nào có thể được coi là điểm nhấn. Đó là Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nội dung chương trình nghị sự cũng không có gì “đặc sắc” với những vấn đề đã từng được các bên trao đổi và đưa ra quyết sách trước đó, đặc biệt là tại Hội nghị thượng đỉnh tay ba Mỹ-Nhật-Hàn vừa qua cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh “Bộ tứ QUAD”.
© AP Photo / Taiwan Presidential OfficeChủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen trong cuộc gặp
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen trong cuộc gặp
© AP Photo / Taiwan Presidential Office
Thực ra thì người Mỹ khó mà che đậy được chuyến đi này của bà Chủ tịch Hạ nghị viện nên họ tìm mọi lý do để biện minh trong thế bị động đối phó. Khi thông tin bị rò rỉ, người Mỹ cố gắng dự báo các phản ứng của Trung Quốc đẻ có các biện pháp đáp trả phù hợp. Vì vậy, việc Trung Quốc tiết lộ một phần nguồn tin tình báo của họ về việc bà Nancy Pelosi có ý định sẽ đến Đài Bắc là lời cảnh báo của Bắc Kinh đối với Washington về hành động của họ.
Riêng cá nhân tôi cho rằng thực chất đây không phải là một hành động khiêu khích ngoại giao của Mỹ như thường thấy mà là một hành động “leo thang” chiến tranh chính trị theo kiểu “nước dâng bèo nổi” nhằm mục đích cuối cùng là chia cắt vĩnh viễn Đài Loan khỏi Trung Quốc. Mặt khác, Mỹ cũng muốn dùng chuyến đi của bà Chủ tịch Hạ nghị viện đến Đài Loan như một cách gây sức ép đối với Trung Quốc trên bàn đàm phán nhằm đi đến chấm dứt chiến tranh thương mại giữa hai nước sao cho có lợi đối với Mỹ.
Và Trung Quốc không nói suông. Ngay trong ngày 2-8-2022, Hải quân Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp trên biển của họ đã tổ chức tập trận tại 6 khu vực biển xung quanh Đài Loan bên ngoài ranh giới 12 hải lý. Đây là lời cảnh cáo thứ hai được phát ra từ Bắc Kinh. Còn về lời cảnh cáo thứ ba, lời cảnh cáo cuối cùng thì chúng ta hãy chờ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng. Ngoài ra, phía Trung Quốc có thể sẽ có “đòn trả đũa” nhưng chắc chắn sẽ nhằm vào những vấn đề “nhạy cảm” trong quan hệ Trung - Mỹ chứ nhằm vào cá nhân bà Nancy Pelosi.
Sputnik: Chúng ta mong đợi những phát triển nào tiếp theo sau động thái này, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị CAND:
Kịch bản đáng lo ngại nhất có thể diễn ra là xung đột quân sự. Trung Quốc đã từng lên kế hoạch tấn công để giải phóng Đài Loan vào cuối năm 1949, đầu năm 1950 ngày khi quân đội của Thống chế Tưởng Giới Thạch vừa bại trận trên lục địa và phải rủ ra đây dưới sự yểm hộ của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, Liên Xô đã không đồng ý trực tiếp trợ giúp cho Trung Quốc về hải quân vì họ không muốn trực tiếp xung đột với Mỹ tại khu vực này. Mặt khác, Chiến tranh Triều Tiên đã thu hút sự quan tâm của Trung Quốc bởi nếu họ bị tấn công trên bộ từ hướng bán đảo Triều Tiên sẽ nguy hiểm hơn nhiều bởi dù sao thì Đài Loan cũng còn cách lục địa Trung QUốc bởi một eo biển rộng trên dưới 100 hải lý.
Hơn 70 năm qua, việc thu hồi lãnh thổ Đài Loan vẫn luôn là một trong các nhiệm vụ thường trực trong tất cả các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, kịch bản Trung Quốc dùng vũ lực đói với Đài Loan là một khả năng có thể có mặc dù khả năng này là nhỏ nhất. Khả năng này tuy không lớn nhưng nó sẽ dẫn đến nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai cường quốc hạt nhân và cùng là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
© AP Photo / Chiang Ying-yingNhững người ủng hộ cầm biểu ngữ bên ngoài khách sạn nơi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi lưu trú, Đài Bắc, Đài Loan
Những người ủng hộ cầm biểu ngữ bên ngoài khách sạn nơi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi lưu trú, Đài Bắc, Đài Loan
© AP Photo / Chiang Ying-ying
Kịch bản thứ hai là Trung quốc tiếp tục dùng “quyền lực mềm” để cô lập Đài Loan và dùng biện pháp ngoại giao để thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc đại lục trong hòa bình. Trung Quốc cũng đã thử dùng biện pháp này trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Cơ sở của biện pháp này là chính sách “Một nhà nước hai chế độ” mà Trung Quốc đã thực thi liên tục từ khi thu hòi các lãnh thổ Hồng Kông và Ma Cao. Uy nhiên, khả năng này vẫn còn xa với bởi vì mục đích cạnh tranh đọa chính trị, địa chiến lược nhằm duy thì vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ chắc chắn sẽ không chịu “buông bỏ” Đài Loan một khi họ vẫn còn tiềm lực.
Kịch bản thứ ba là sau những vụ việc căng thẳng diễn ra từ tháng 4-2022 đến nay, hai bên lại xuống thang để đàm phán về vấn đề còn cấp bách hơn, đó là chấm dứt thương chiến Trung – Mỹ, bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai nước. Nếu kịch bản này diễn ra, hai nước sẽ tiếp tục gây sức ép với nhau trên bình diện chính trị để hỗ trợ và tìm kiếm lợi thế trên bàn đàm phán.
Sputnik: Sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, Trung Quốc và Mỹ đã gửi thông điệp gì tới các nước trong khu vực?
Ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị CAND:
Có một điều chắc chắn rằng Mỹ đang cảm thấy các vấn đề chiến lược của họ không mấy được quan tâm bởi các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Họ coi việc cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược là câu chuyện song phương của Mỹ với Trung quốc và cố gắng tìm kiếm các biện pháp an toàn để tránh sự ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cạnh tranh ấy đối với bản thân mình.
Sau khi đại dịch COVID-19 tạm lắng xuống, cạnh tranh chiến lược Mỹ - trung lại bùng phát. Người Trung Quốc thì kiên trì theo đuổi sách kiến “Vành đai – Con đường”. Còn người Mỹ thì đưa ra các chủ thuyết phát kinh tế liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm lôi kéo các nước trong khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á về phía mình.
Vậy nên chuyến đi của bàn Chủ tịch Hạ nghị viện Mỹ cũng có mục đích khá giống với chuyến công du của bà Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Đông Nam Á hồi tháng 8-2021. Và thông diệp cho các cả hai chuyến đi này đều là “Mỹ sẽ ở lại Châu Á” và “bất kỳ quốc gia nào theo Mỹ chống Trung Quốc sẽ được Mỹ yểm trợ”. Tuy nhiên, thông điệp này có thể là một “cái bẫy chết người”. Những ai ngây thơ về chính trị rất dễ cho rằng đến lãnh thổ Trung Quốc mà Mỹ còn không sợ thì Mỹ có thể yểm trợ bất kỳ ai theo Mỹ.
© AP Photo / Chiang Ying-yingMột người biểu tình cầm biểu ngữ trong cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi bên ngoài một khách sạn ở Đài Bắc, Đài Loan
Một người biểu tình cầm biểu ngữ trong cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi bên ngoài một khách sạn ở Đài Bắc, Đài Loan
© AP Photo / Chiang Ying-ying
Tục ngữ Việt Nam có câu “nước xa không chữa được lửa gần”. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng giữa lời tuyên bố và việc làm của Mỹ có một khoảng cách không nhỏ. Không ít các đồng minh của Mỹ đã bị Mỹ quay lưng, thậm chí là phản bội. Chính quyền ngụy Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam là một ví dụ dễ thấy nhất. Ngoài ra, Iran và Iraq ở Trung Đông cũng như một số quốc gia châu Phi là những ví dụ điển hình khác.
Vấn đề nằm ở chỗ Đài Loan không phải là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được Liên Hợp quốc công nhận mà là một vùng lãnh thổ chờ thống nhất với Trung Quốc. Vì vậy, mâu thuẫn trong vấn đề Đài Loan là mâu thuẫn trực tiếp giữa Mỹ với Trung Quốc. Còn đối với các quốc gia có độc lập, chủ quyền thì nếu để mâu thuẫn giữa hai cường quốc ấy vận vào mình, họ sẽ có thể gánh chịu những hậu quả khôn lường khi không có gì bảo đảm chắc chắn rằng Mỹ sẽ ra tay cứu vớt họ.