ASEAN có cần ngôn ngữ chính thức thứ hai?

© AP Photo / Laily Rachev/Indonesian Presidential PalaceTổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra một tuyên bố báo chí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Jakarta.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra một tuyên bố báo chí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Jakarta. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
Đăng ký
Ý tưởng về một "ngôn ngữ chính thức" cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm. Gần đây, vấn đề này lại nổi lên, tờ The Interpreter viết.
Vào tháng 3, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã đề xuất đưa tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ thứ hai của ASEAN cùng với tiếng Anh, vốn là ngôn ngữ làm việc cho đến nay của các quốc gia thành viên. Ông tuyên bố rằng, tiếng Mã Lai được sử dụng ở một số nước ASEAN như Indonesia, Brunei, Singapore, Nam Thái Lan, Nam Philippines và một phần của Campuchia.
Đáp lại, hồi tháng 4, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đề xuất của Thủ tướng Malaysia nên được thảo luận thêm với các thành viên ASEAN, trong khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia Nadiem Makarim đã từ chối đề nghị của Malaysia.
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Tư cách thành viên ASEAN của Myanmar: chấm dứt hay duy trì?
Nếu nói về các tổ chức khu vực, hầu hết trong số họ không có một "ngôn ngữ chính thức" duy nhất. Ví dụ, Liên minh Châu Âu công nhận 24 ngôn ngữ chính thức đại diện cho các ngôn ngữ được sử dụng ở các quốc gia thành viên. Các ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Phi là tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Swahili và "bất kỳ ngôn ngữ châu Phi nào khác".

Nguy cơ chia rẽ ASEAN

Vậy đâu là ngôn ngữ chính thức "thích hợp" cho ASEAN?
Tiếng Indonesia chỉ được sử dụng ở Indonesia. Tiếng Mã Lai được sử dụng ở Malaysia, Singapore và Brunei, và người Indonesia cũng hiểu được thứ tiếng này ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, hai thứ tiếng này hầu như không được nói bởi hầu hết người dân ở phần còn lại của ASEAN, bao gồm Philippines, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Ý tưởng sử dụng một thứ tiếng để thực hiện các công việc của nhiều ngôn ngữ là vô lý. Nếu Đông Nam Á thực sự cần có ngôn ngữ chính thức, thì việc lựa chọn tất cả các ngôn ngữ quốc gia của các nước ASEAN sẽ là một bước đi thông minh. Sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc cũng có thể là một ý tưởng thiết thực.
ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2022
ASEAN nắm bắt cơ hội để củng cố đoàn kết, thống nhất của hiệp hội
Việc chọn tiếng Indonesia, tiếng Mã Lai hoặc bất kỳ thứ tiếng nào khác của Đông Nam Á làm ngôn ngữ chính thức của ASEAN - hay thậm chí là "ngôn ngữ thứ hai" - không chỉ gây chia rẽ mà còn bỏ qua nguyên tắc cơ bản của ASEAN: đây là hiệp hội các quốc gia có chủ quyền trong khu vực Đông Nam Á, mục tiêu là phát triển hợp tác liên chính phủ. ASEAN tìm cách thúc đẩy hội nhập kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, giáo dục và văn hóa xã hội giữa các thành viên và các nước châu Á khác.
Việc áp đặt một trong những ngôn ngữ của Đông Nam Á thành ngôn ngữ "chính thức" tác động tiêu cực tới quyền, lợi ích của các quốc gia khác, khiến họ bị mất bản sắc dân tộc. Ngôn ngữ là một phần của bản sắc dân tộc. Ví dụ, Indonesia đã chỉ định tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức của mình. Và cả hiện nay, tiếng Bahasa Indonesia vẫn là một phần bản sắc của quốc gia Indonesia. Không có nghi ngờ gì rằng, điều tương tự đang xảy ra ở Malaysia, Thái Lan, Philippines và các nước khác trong khu vực.

ASEAN thực sự cần gì?

Nếu không đi sâu vào ngữ nghĩa học, thì ASEAN có nhu cầu cấp bách không phải về một "ngôn ngữ chính thức" và thậm chí không phải về "ngôn ngữ chính thức thứ hai", mà về việc cải thiện quan hệ giữa các nước thành viên và các dân tộc của họ.
Đáng tiếc, thông tin liên lạc trong khu vực vẫn còn yếu. Tờ The Interpreter đặt ra câu hỏi: Người Indonesia có thực sự biết rõ các đối tác ASEAN của họ ở Lào hoặc trên đảo Mindanao không? Làm thế nào để người Singapore hiểu biết rõ hơn về Brunei và người dân của nước này? Các dân tộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có thực sự cảm thấy mình là một phần của khu vực hay họ chỉ là người Indonesia, người Mã Lai hoặc người Thái Lan sống ở các quốc gia tạo nên hiệp hội này?
Quốc kỳ các nước ASEAN và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Liệu ASEAN, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, có thể duy trì sự thống nhất trước sức ép từ phương Tây?
ASEAN được thành lập trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, bao gồm việc công nhận chủ quyền của mỗi nước, cũng như sẵn sàng chấp nhận các nền văn hóa và truyền thống khác nhau của mỗi nước thành viên. Tờ The Interpreter rút ra kết luận rằng, việc trao đặc quyền cho một ngôn ngữ nhất định trong khu vực này bằng cách chỉ định nó là "ngôn ngữ chính thức thứ hai" của ASEAN là một sai lầm. Điều này làm xói mòn giá trị cốt lõi tạo ra bản sắc riêng của ASEAN.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала