Người hâm mộ có được xem World Cup 2022 trên sóng Việt Nam hay không?

© AFP 2023 / Karim JaafarQuảng cáo trên đường bờ biển Doha về Giải vô địch bóng đá thế giới tại Qatar 2022.
Quảng cáo trên đường bờ biển Doha về Giải vô địch bóng đá thế giới tại Qatar 2022. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mức giá bản quyền truyền hình World Cup 2022 lên đến 15 triệu USD (khoảng 350 tỷ đồng), tăng 30% so với thời điểm cách đây 4 năm là câu chuyện tất yếu. Thế nhưng, đây sẽ là thách thức lớn đối với các đơn vị truyền trình tại đất nước hình S mà họ khó có thể chấp nhận.

Xu hướng tăng giá bản quyền là tất yếu

World Cup 2022 diễn ra từ ngày 21.11 đến 18.12.2022. Hiện câu chuyện về bản quyền Vòng chung kết World Cup 2022 - giải bóng đá lớn nhất hành tinh đang thu hút sự quan tâm rất lớn của người hâm mộ.
Với mức giá lên đến 15 triệu USD đối với gói bản quyền truyền hình và radio dành cho các đơn vị truyền hình tại Việt Nam, tăng 30% (khoảng 4 triệu USD) so với thời điểm cách đây 4 năm, Chuyên gia thể thao Trương Anh Ngọc cho rằng, tăng giá bản quyền theo mỗi mùa là chuyện hết sức dễ hiểu.
“Giá bản quyền World Cup tăng theo từng năm một câu chuyện tất yếu, tức là có lũy tiến trong 1 khoảng thời gian, nên chỉ có tăng và sẽ không có giảm. Thậm chí năm 2026 sẽ còn tăng hơn nữa, vì số đội lên đến 48 đội và số trận nhiều hơn. Tôi nghĩ đây là cuộc chơi rất tốn kém và theo tôi được biết, tiền quảng cáo bù lại sẽ không được bao nhiêu. Bởi vậy, giá tăng sẽ là một thách thức lớn đối với đất nước như Việt Nam, bởi gần như họ không thể có lãi”.

Người hâm mộ Việt Nam có thể phải chờ đến phút chót

Chỉ còn khoảng hơn 3 tháng nữa là giải đấu khởi tranh, với xu hướng tăng giá tất yếu của bản quyền World Cup, nhiều khả năng người dân Việt Nam sẽ phải chờ đến khi sự kiện sắp diễn ra mới chắc chắn sở hữu bản quyền của giải, như đã xảy ra cách đây 4 năm.

“Vào năm 2018, trước khoảng 1 tuần trước khi giải bắt đầu bóng lăn trên đất nước Nga mới chính thức xác nhận mua được bản quyền. Lúc đó, một số tập đoàn lớn đã hỗ trợ để mua bản quyền. Còn năm 2022, sau 2 năm đại dịch Covid khó khăn, có lẽ các tập đoàn cũng sẽ rất vất vả và không biết họ sẽ đồng hành mua bản quyền World Cup 2022 hay không”, chuyên gia cho hay.

Nhờ sóng của nhà đài mà những mùa trước, World Cup phủ sóng từ nông thôn đến thành thị, vùng sâu vùng xa hải đảo,... Việc không có bản quyền đối với người hay xem lậu có lẽ sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu không mua được bản quyền, đối với đại đa số người hâm mộ thể thao, đó là việc thiệt thòi cực kỳ lớn bởi đây là món ăn tinh thần đã theo họ nhiều năm.

“Từ trước đến nay, Việt Nam chưa năm nào là không có bản quyền, nên tôi cũng chưa thể hình dung được nếu các nước có bản quyền, còn Việt Nam thì không. Nếu không có bản quyền, sẽ tạo ra tiền lệ cực kỳ khủng khiếp, có lẽ toàn dân đi xem lậu, cực kỳ nguy hiểm”, vị chuyên gia phân tích.

Cầu thủ trong trận đấu vòng bảng FIFA World Cup 2014. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2022
Việt Nam bị 'hét giá' 15 triệu USD cho bản quyền World Cup 2022

Liên kết các nhà đài và các doanh nghiệp sẽ là thách thức không hề nhỏ

Được biết, ngoài gói bản quyền, các đơn vị nếu mua thành công còn phải chi thêm phí bảo hiểm, phí truyền dẫn phát sóng lên đến hàng chục tỉ đồng. Nếu đồng ý chi ra số tiền 350 tỷ đồng nói trên, họ sẽ phải thu từ 10 - 15 tỉ đồng tiền quảng cáo từ mỗi trận đấu mới tránh tình trạng thua lỗ.
Trong khi, World Cup 2022 chỉ bán trọn gói chứ không chia nhỏ ra thành các gói riêng lẻ. Bởi vậy, theo ông Trương Anh Ngọc, trước mắt các đơn vị truyền hình của Việt Nam cần thiết lập một liên doanh để có những phương án phù hợp nhất đàm phán với đối tác. Trong liên doanh này có những nhà tài trợ, đối tác lớn mới có thể mua được bản quyền.
“Việc liên doanh mua bản quyền tôi tin đó là một giải pháp. Vấn đề là ai, những tập đoàn nào làm việc này, kể cả các kênh truyền hình sẵn sàng hợp tác với nhau không. Chúng ta có thể lập ra một đại diện gồm đại phía truyền hình, đại diện các doanh nghiệp, dựa theo phần đóng góp để trao đổi quyền lợi nhà tài trợ, quảng cáo theo phương thức 3 bên cùng có lợi”.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nhìn nhận, các mô hình liên kết như vậy giữa các đơn vị để mua bản quyền World Cup tại Việt Nam là chưa từng có. Vì vậy, đây cũng là một thử thách không hề đơn giản với các bên.
Với tình hình này rất có thể phải đến sát giờ bóng lăn, người hâm mộ mới biết mình có được xem World Cup trên sóng truyền hình Việt Nam hay không.
Trận đấu vòng loại World Cup 2022. Slovenia - Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2022
Người Việt có thể phải xem World Cup qua ảnh nếu các nhà đài không mua được bản quyền phát sóng
Theo xác nhận mới nhất từ Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), họ đã bán bản quyền truyền hình World Cup 2022 thành công cho 217 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, mức giá ở mỗi nước là khác nhau và không được tiết lộ công khai. Tại khu vực Châu Á, gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chốt xong với các đối tác để sở hữu bản quyền giải đấu số một hành tinh.
Tại khu vực Đông Nam Á, 6 quốc gia đã tuyên bố sở hữu bản quyền World Cup 2022. Philippines là quốc gia mới nhất ở Đông Nam Á tuyên bố có bản quyền World Cup 2022, bên cạnh Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei và Timor-Leste. Trong khi đó, Việt Nam và Thái Lan vẫn chưa có đơn vị nào đấu thầu thành công.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала