https://kevesko.vn/20220810/viec-len-mang-xa-hoi-phai-dinh-danh-de-cac-phat-ngon-co-trach-nhiem-hon-16967136.html
'Việc lên mạng xã hội phải định danh để các phát ngôn có trách nhiệm hơn'
'Việc lên mạng xã hội phải định danh để các phát ngôn có trách nhiệm hơn'
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, hiện các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube đã đáp ứng 90 - 95% yêu cầu của cơ quan nhà... 10.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-10T16:05+0700
2022-08-10T16:05+0700
2022-08-10T16:05+0700
việt nam
mạng xã hội
an ninh mạng
thông tin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0f/14220822_0:61:2000:1186_1920x0_80_0_0_e64a146c44e971837d981ec1f5ad369d.jpg
Bên cạnh đó, một số nghị định quản lý các nền tảng xuyên biên giới đã được sửa đổi và sẽ được ban hành trong quý 3 năm nay, sẽ tạo hành lang pháp lý rất quan trọng để quản lý. Bộ TT-TT cũng đã làm việc với các nền tảng xuyên biên giới thực thi pháp luật tại Việt Nam.Bộ TT&TT đã làm việc với các nền tảng xuyên biên giới thực thi pháp luật tại Việt Nam như Facebook, Youtube đã nâng tỉ lệ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan nhà nước từ dưới dưới 20% năm 2018 lên 90% – 95%.Trước đó, năm 2018 chỉ bóc 5.000 tin, video, đến nay con số này tăng 20 lần, đến gần 100.000 tin, video.Ngoài ra, từ năm 2021, Bộ thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận phản ánh của người dân, các tổ chức về tin giả để xử lý.Ông cho biết, Bộ TT&TT đang soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng về vấn đề này và cho rằng, việc dọn rác không thể chỉ là việc của Bộ TT&TT, Bộ Công an mà là của tất cả các bộ ngành, địa phương và toàn dân để làm sạch không gian sống mới của chúng ta. Bộ TT&TT, Bộ Công an có nhiệm vụ cung cấp công cụ và cơ chế tháo gỡ các thông tin sai sự thật.Về thanh kiểm tra và xử lý hành chính các tin giả, sai sự thật trên không gian mạng, Bộ trưởng cho hay, từ đầu năm 2022 đã xử lý hàng trăm vi phạm, một số vụ có dấu hiệu hình sự đã chuyển sang Bộ Công an.Bên cạnh đó, Bộ TT-TT đã thành lập Trung tâm An toàn không gian mạng quốc gia để phát hiện sớm các thông tin xấu độc, sai sự thật. Khả năng xử lý của trung tâm này đã tăng từ 100 triệu tin lên 300 triệu tin/ngày.Từ năm 2021, Bộ TT-TT thành lập Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận phản ánh của người dân, các tổ chức về tin giả để xử lý.Ông Hùng cũng thông tin, Bộ TT-TT đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm, phát ngôn, phát tin trên mạng xã hội, về các hậu quả có thể gây ra của các tin sai sự thật.Về xây dựng văn hóa trên không gian mạng, Bộ TT&TT đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực, hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức trách nhiệm, phát ngôn, phát tin trên mạng xã hội, về các hậu quả có thể gây ra từ các tin sai sự thật.
https://kevesko.vn/20220524/ukraina-su-dung-mang-xa-hoi-de-phoi-hop-tan-cong-quan-doi-nga-15328585.html
https://kevesko.vn/20210930/vtv-don-rac-vu-hotgirl-coi-do-khoe-than-tin-gia-clip-mv-phan-cam-tuc-tiu-11136208.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0f/14220822_112:0:1889:1333_1920x0_80_0_0_a0ee4d44dbe7e628eb6f3df53b965147.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, mạng xã hội, an ninh mạng, thông tin
việt nam, mạng xã hội, an ninh mạng, thông tin
'Việc lên mạng xã hội phải định danh để các phát ngôn có trách nhiệm hơn'
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, hiện các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube đã đáp ứng 90 - 95% yêu cầu của cơ quan nhà nước về xử lý thông tin giả, xấu độc.
Bên cạnh đó, một số nghị định quản lý các nền tảng xuyên biên giới đã được sửa đổi và sẽ được ban hành trong quý 3 năm nay, sẽ tạo hành lang pháp lý rất quan trọng để quản lý. Bộ TT-TT cũng đã làm việc với các nền tảng xuyên biên giới thực thi pháp luật tại Việt Nam.
Bộ TT&TT đã làm việc với các nền tảng xuyên biên giới thực thi
pháp luật tại Việt Nam như Facebook, Youtube đã nâng tỉ lệ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan nhà nước từ dưới dưới 20% năm 2018 lên 90% – 95%.
Trước đó, năm 2018 chỉ bóc 5.000 tin, video, đến nay con số này tăng 20 lần, đến gần 100.000 tin, video.
Ngoài ra, từ năm 2021, Bộ thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận phản ánh của người dân, các tổ chức về tin giả để xử lý.
“Việc bóc gỡ thông tin sai sự thật trên không gian mạng cũng như dọn rác trên không gian mạng, là việc của cả hệ thống chính trị, các bộ ngành địa phương và mọi người dân”, Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh.
Ông cho biết, Bộ TT&TT đang soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng về vấn đề này và cho rằng, việc dọn rác không thể chỉ là việc của Bộ TT&TT,
Bộ Công an mà là của tất cả các bộ ngành, địa phương và toàn dân để làm sạch không gian sống mới của chúng ta. Bộ TT&TT, Bộ Công an có nhiệm vụ cung cấp công cụ và cơ chế tháo gỡ các thông tin sai sự thật.
Về thanh kiểm tra và xử lý hành chính các tin giả, sai sự thật trên không gian mạng, Bộ trưởng cho hay, từ đầu năm 2022 đã xử lý hàng trăm vi phạm, một số vụ có dấu hiệu hình sự đã chuyển sang Bộ Công an.
“Việc này chúng tôi nhận thức rằng cần tăng cường hơn nữa”, Tư lệnh ngành TT&TT nói.
Bên cạnh đó, Bộ TT-TT đã thành lập Trung tâm An toàn không gian mạng quốc gia để phát hiện sớm các thông tin xấu độc, sai sự thật. Khả năng xử lý của trung tâm này đã tăng từ 100 triệu tin lên 300 triệu tin/ngày.
30 Tháng Chín 2021, 17:24
Từ năm 2021, Bộ TT-TT thành lập Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận phản ánh của người dân, các tổ chức về tin giả để xử lý.
Ông Hùng cũng thông tin, Bộ TT-TT đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm, phát ngôn, phát tin trên mạng xã hội, về các hậu quả có thể gây ra của các tin sai sự thật.
"Việc lên mạng xã hội không phải là vô danh mà phải là định danh để các phát ngôn có trách nhiệm hơn", ông Hùng nhấn mạnh.
Về xây dựng văn hóa trên không gian mạng, Bộ TT&TT đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực, hành vi ứng xử trên
mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức trách nhiệm, phát ngôn, phát tin trên mạng xã hội, về các hậu quả có thể gây ra từ các tin sai sự thật.
“Việc lên mạng xã hội không phải là vô danh mà là phải là định danh để các phát ngôn có trách nhiệm hơn”, Bộ trưởng lưu ý.