Liệu gói tài trợ 52 tỷ USD có thể giúp Mỹ đánh bại Trung Quốc trong cuộc đua về chất bán dẫn?

© Fotolia / Olexandrkhoa học
khoa học  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Đăng ký
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký phê chuẩn CHIPS and Science Act (Đạo luật chip và khoa học).
Đạo luật khuyến khích sản xuất chất bán dẫn cho nước Mỹ với điểm nhấn là chính phủ chi 52 tỷ USD hỗ trợ cho ngành sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn trong 5 năm tới. Tuy nhiên, các chuyên gia và những đại diện của ngành bán dẫn không quá lạc quan về khả năng của Mỹ chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ: đạo luật chứa đựng những điều kiện bổ sung cực kỳ khó chịu.
Quá trình tranh luận về dự luật đã được rút ngắn. Chính quyền Biden đã nhấn mạnh rằng, tài liệu cần được thông qua càng sớm càng tốt. Mỗi ngày trì hoãn làm gia tăng khoảng cách tụt hậu về công nghệ giữa Hoa Kỳ và đối thủ địa chính trị chính là Trung Quốc. Chính quyền Biden đã cảnh báo như vậy, khuyến khích các thượng nghị sĩ hợp lực và gạt bỏ những khác biệt khi phải đối mặt với mối đe dọa đối với vị thế dẫn đầu về công nghệ của Mỹ.
Chip xử lý Kunpeng 920 cho trung tâm dữ liệu và lưu trữ đám mây - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2022
Mỹ sẵn sàng làm gì để không bị thua kém trước Trung Quốc trong lĩnh vực chip

Bản chất của Đạo luật chip và khoa học

Bản chất của tài liệu này là chính phủ cung cấp gói tài trợ lớn chưa từng có để khuyến khích sản xuất bán dẫn cho nước Mỹ. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là nhà cung cấp chính các công nghệ sản xuất chip, bao gồm các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), nhưng, sản phẩm cuối cùng không được sản xuất tại Mỹ. Hầu hết tất cả các nhà sản xuất chip của Mỹ - Intel, Micron Technology, Texas Instruments, v.v. - đều có các cơ sở sản xuất hoặc các xưởng sản xuất gia công tại nước này. Trong những năm qua, Trung Quốc đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu sâu đến mức hầu như tất cả các nhà sản xuất chip đều có dịch vụ đóng gói và kiểm tra sản phẩm tại Trung Quốc.
Kết quả là, Mỹ chỉ sản xuất khoảng 10% nguồn cung chất bán dẫn của thế giới, trong khi Đông Á chiếm 75% sản lượng toàn cầu - bao gồm hầu hết các chip cấp cao nhất. Mục tiêu chính của Đạo luật CHIPS do Tổng thống Biden ký là tăng tỷ trọng của Hoa Kỳ trong sản xuất chip toàn cầu. Để làm được điều này, họ có kế hoạch phân bổ 39 tỷ USD trong vòng 5 năm tới dành cho sản xuất chip trong nước, cung cấp 11 tỷ USD cho Bộ Thương mại để nghiên cứu và phát triển sản xuất chip tiên tiến. Cuối cùng, 1,5 tỷ USD sẽ được chuyển đến Quỹ đổi mới chuỗi cung ứng không dây công cộng. Quỹ này sẽ giúp các công ty viễn thông địa phương cạnh tranh với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Ngoài ra, đạo luật cũng bao gồm một khoản tín dụng thuế đầu tư 25% cho các nhà máy sản xuất chip. Theo quan niệm của các tác giả, đạo luật CHIPS ACT sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho người Mỹ.
Logo TSMC trên tòa nhà trụ sở chính tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Lãnh đạo nhà sản xuất chip TSMC kêu gọi Trung Quốc "nghĩ kỹ" vì mối nguy chiến tranh
Có vẻ như những gã khổng lồ công nghệ như Intel hay Texas Instruments sẽ là những người hưởng lợi chính từ đạo luật mới: trong 5 năm tới, họ có nhiều cơ hội để thu hút vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp - trường hợp cực kỳ hiếm đối với một nước tư bản như Mỹ. Tuy nhiên, trong các phiên điều trần về dự luật, các đại diện của ngành đã bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của nó. Vấn đề chính là doanh nghiệp có thể nhận được đầu tư với một điều kiện: công ty không nên đầu tư mở rộng sản xuất ở Trung Quốc trong vòng mười năm tới.
Nhưng, đối với hầu hết các công ty bán dẫn, Trung Quốc là thị trường chính tiêu thụ sản phẩm của họ. Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu gần 400 tỷ USD chất bán dẫn, nhiều hơn cả dầu thô. Và vì lý do chính đáng, các nhà sản xuất Mỹ đã dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Trung Quốc. Trước hết bởi vì Trung Quốc có cơ sở sản xuất và hậu cần hoàn hảo. Thứ hai, vị trí địa lý gần các thị trường tiêu thụ cho phép giảm chi phí vận chuyển (chip không được vận chuyển trong container đường biển, vì thế chi phí hậu cần rất tốn kém).

Đạo luật đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa

Như vậy, đạo luật mới của Hoa Kỳ mâu thuẫn với xu thế toàn cầu hóa. Nó đưa ra các hạn chế giả tạo và nhằm mục đích phá vỡ các chuỗi cung ứng toàn cầu đã phát triển trong những điều kiện thị trường khách quan, - chuyên gia Wang Zhimin, Giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Hiện đại hóa Trung Quốc thuộc Đại học Kinh tế đối ngoại và thương mại, lưu ý. Đạo luật này chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, thay vì hỗ trợ nó trong thời kỳ khó khăn.
Những nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế bằng bất kỳ phương tiện nào sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ đã và đang gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ. Vào năm 2019, khi Hoa Kỳ đưa ra những hạn chế đầu tiên đối với Huawei, các công ty như Qualcomm, Intel, Micron Technology đã mất 10 tỷ USD doanh thu - đó là số lượng linh kiện điện tử mà một công ty Trung Quốc đã mua mỗi năm. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Chính phủ Hoa Kỳ có cung cấp đủ trợ cấp cho các công ty bán dẫn để bù đắp doanh thu bị mất từ thị trường Trung Quốc, chuyên gia ghi chú.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2022
Mỹ đang phá hủy thị trường chip toàn cầu với sự trợ giúp của các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc
Chuyên gia Wang Zhimin thừa nhận rằng, trong ngắn hạn, các biện pháp mà Hoa Kỳ đưa ra sẽ rất khó chịu đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Điều tự nhiên là trong bối cảnh toàn cầu hóa chuỗi cung ứng, hậu quả của chính sách bảo hộ công nghệ tại Mỹ sẽ tác động đến toàn bộ thị trường thế giới. Một câu hỏi khác được đặt ra là ngay cả với mức giá cao mà chính phủ Mỹ sẵn sàng trả để kiềm chế Trung Quốc, vẫn chưa rõ liệu những nỗ lực của Washington nhằm chống lại các thực tế khách quan trên thị trường sẽ mang lại hiệu quả nào. Trong các bình luận về CHIPS ACT trên trang web của Nhà Trắng, nhiều người nhắc đến công ty Micron Technology đã hứa đầu tư 40 tỷ USD vào việc phát triển sản xuất chip nhớ ở Hoa Kỳ. Họ đã tuyên bố, mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy thị phần chip nhớ của Mỹ tăng từ 2% lên 10%. Để so sánh: công ty Yangtze Memory Technologies (YMTC) - một nhà sản xuất chip nhớ của Trung Quốc - đã tăng thị phần toàn cầu từ 1% lên 5% trong hai năm, và các chuyên gia của công ty tư vấn Yole Developpement ước tính rằng, trong vòng 5 năm, YMTC sẽ chiếm lĩnh ít nhất 13% thị phần sản xuất chip.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала