Thảm sát Phong Nhị, xin lỗi Việt Nam nhưng Hàn Quốc chối bồi thường nạn nhân chiến tranh
© Ảnh : The HankyorehNguyễn Đức Choi, nhân chứng vụ thảm sát dân thường của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam, phát biểu tại cuộc họp báo về vụ bồi thường nhà nước
© Ảnh : The Hankyoreh
Đăng ký
Nguyễn Đức Chơi trở thành nhân chứng đầu tiên người Việt Nam cùng nguyên đơn Nguyễn Thị Thanh, nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhị - tham gia vụ kiện yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc buộc bồi thường thiệt hại tại phiên toà cáo buộc quân đội Hàn Quốc (lính đánh thuê Hàn Quốc) thảm sát dân thường trong chiến tranh Việt Nam năm 1968.
Cũng như vụ thảm sát Hà My, những người theo đuổi công lý ở Hàn Quốc yêu cầu Chính phủ Đại Hàn Dân quốc điều tra xác đáng sự thật vụ thảm sát Phong Nhị và vạch trần tội ác diệt chủng dân thường trong chiến tranh Việt Nam.
Yêu cầu Hàn Quốc bồi thường vụ lính Hàn thảm sát dân thường Việt Nam
Tội ác chiến tranh của Quân đội Hàn Quốc nhìn từ thảm sát Phong Nhị - Thảm sát Hà My một lần nữa được gợi lại.
Lần đầu tiên, một nhân chứng Việt Nam đã làm chứng tại tòa án Hàn Quốc về vụ thảm sát thường dân Việt Nam của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Thanh, một nạn nhân may mắn sống sót từ vụ thảm sát Phong Nhị, vào tháng 4/2020 đã đệ đơn kiện Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu bồi thường 30 triệu won liên quan đến vụ thảm sát giết hại dân thường tại làng Phong Nhị tháng 2 năm 1968, khi các binh sĩ thuộc Đại đội 1, thuộc Tiểu đoàn 1 Rồng Xanh đã thảm sát khoảng 70 dân thường ở thô Phong Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Theo truyền thông Hàn Quốc, nhân chứng này - người đã bay đến Hàn Quốc để trực tiếp công bố lời khai trong phiên tòa, cho biết, ông hy vọng chính phủ Hàn Quốc sẽ thừa nhận sự thật các vụ thảm sát kinh hoàng mà lính đánh thuê Hàn đã gây nên trên mảnh đất Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Chơi (Nguyen Duc Choi), 82 tuổi, một thành viên của lực lượng dân quân miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, đã khai báo trên bục nhân chứng hôm thứ Ba trong vụ kiện đòi bồi thường nhà nước mà bà Nguyễn Thị Thanh, 62 tuổi, (cháu ông Chơi) đã đệ đơn chống lại Chính phủ và quân đội Hàn Quốc.
Vụ kiện do thẩm phán Park Jin-su, thẩm phán toà dân sự số 68 của Tòa án Quận Trung tâm Seoul cầm trịch.
“Đây là lần đầu tiên một nhân chứng Việt Nam làm chứng tại tòa án Hàn Quốc về các vụ thảm sát thường dân trong Chiến tranh Việt Nam”, báo chí Hàn Quốc khẳng định.
Đi tìm sự thật vụ thảm sát Hà My, thảm sát Phong Nhị
Hôm thứ Ba (9/8), ông Chơi khai nhận rằng, chính ông đã tận mắt chứng kiến quân đội Hàn Quốc tàn sát hàng chục cư dân của làng Phong Nhị vào ngày 12 tháng 2 năm 1968.
Sự kiện mà nhân chứng Việt Nam này nói tới là vụ thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị, nay thuộc phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã tham gia vào cuộc chiến tại Việt Nam, gây ra nhiều vụ thảm sát hàng nghìn người dân vô tội với vai trò lính đánh thuê hỗ trợ lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.
“Chúng tôi tiến vào khu vực lân cận của làng Phong Nhị sau khi nghe đài phát thanh nói rằng quân đội Hàn Quốc đang giết hại dân làng. Qua ống nhòm, tôi đã nhìn thấy binh lính Hàn Quốc giết hại dân làng, và tôi cũng nghe thấy tiếng hét bằng tiếng Hàn”, người đàn ông 82 tuổi nói trên bục nhân chứng.
Bà Nguyễn Thị Thanh, nạn nhân sống sau sau cuộc thảm sát Phong Nhị trong chiến tranh Việt Nam năm 1968 và nhân chứng Nguyễn Đức Chơi (chú bà Thanh) cùng nhau có mặt tại Hàn Quốc để yêu cầu Chính phủ Đại Hàn có cuộc điều tra xác đáng về hàng loạt các vụ thảm sát của lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam, điển hình như cuộc kêu gọi đi tìm sự thật về “Sự cố Hà My” hay “vụ thảm sát Hà My”.
“Tôi đã quen thuộc với các khuôn mặt người Hàn Quốc và tôi đã nghe tiếng Hàn trong một số cuộc chạm trán với lính Hàn ở nhà hàng, cửa hiệu và trên đường phố”, nhân chứng nói, giải thích rằng những vụ giết người mà ông nhìn thấy là do binh lính Hàn Quốc thực hiện.
“Sau khi quân đội Hàn Quốc rời đi, chúng tôi cùng quân Mỹ vào làng và tìm thấy hàng chục thi thể chất đống xung quanh làng và thấy hầu hết các ngôi nhà đều bốc cháy”.
Vết thương chiến tranh
Ông Chơi xuất hiện tại phiên tòa và cung cấp lời khai trong vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại cho chính phủ Hàn Quốc của bà Nguyễn Thị Thanh, nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát Phong Nhị trong Chiến tranh Việt Nam.
Theo tài liệu sơ bộ, có khoảng 70 người dân của Phong Nhị - một ngôi làng ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - đã bị giết bởi quân đội Hàn Quốc cùng với Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 2, còn được gọi là Blue Dragons của Mỹ, từng được triển khai chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thanh, lúc đó mới 8 tuổi, cùng 5 người trong gia đình mất tích trong vụ thảm sát.
Bà Thanh kể, một viên đạn do một người lính Triều Tiên bắn trúng vào bên trái của bà, một vết thương vẫn còn ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Chơi, nhân chứng trong phiên tòa, là bác ruột của bà.
Chính phủ Hàn Quốc từ chối chịu trách nhiệm
Liên quan đến vụ kiện này, Chính phủ Hàn Quốc từ chối chịu trách nhiệm với lý do khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thanh cho rằng bà đã bị quân đội Hàn Quốc làm bị thương chưa được chứng minh một cách đầy đủ.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra khả năng dân thường đã bị tấn công bởi các phần tử Việt Cộng giả dạng lính Hàn Quốc như một phần của chiến tranh tâm lý chống lại quân đội Mỹ và rằng, ngay cả khi quân đội Hàn Quốc giết hại dân làng, họ có thể nhầm họ với chiến binh của đối phương.
Một người họ Ryu thuộc đơn vị từng hoạt động ở Phong Nhị đã ra hầu tòa vào tháng 11 năm 2021 để làm chứng về vụ thảm sát. Nhưng chính phủ đã từ chối chấp nhận lời khai của ông, với lý do đây là mâu thuẫn nội bộ.
Nguyên đơn buộc chính phủ Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm trên cơ sở một báo cáo tìm hiểu thực tế do quân đội Hoa Kỳ soạn thảo ngay sau vụ thảm sát Phong Nhị.
Báo chí Hàn lưu ý rằng, các vụ bạo lực thường khó chứng minh vì nạn nhân thường phải mất một thời gian dài mới đủ can đảm để lên tiếng.
Tuy nhiên, trong trường hợp của biến cố năm 1968 này, quân đội Hoa Kỳ đã vào Phong Nhị ngay sau vụ thảm sát để điều tra xem chuyện gì đã xảy ra. Báo cáo của quân đội Hoa Kỳ, được lưu trữ tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ, bao gồm lời khai của người dân địa phương và các bức ảnh chụp hiện trường.
Chính phủ Hàn Quốc được cho là đã tự soạn thảo một báo cáo dựa trên một cuộc điều tra riêng biệt được thực hiện 1 năm sau vụ thảm sát Phong Nhị. Nhưng chính phủ cũng phớt lờ yêu cầu của nguyên đơn về việc gửi báo cáo của mình.
“Trong trường hợp chính phủ cho rằng nguyên đơn không có đủ tài liệu để chứng minh tuyên bố của mình, họ nên gửi báo cáo do Cơ quan Tình báo Quốc gia nắm giữ để khắc phục vấn đề đó”, Im Jae-sung, luật sư cho nguyên đơn, cho biết trong một cuộc họp báo trước phiên tòa vào thứ Ba.
“Thành thật xin lỗi Việt Nam”
Chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh cho biết, bà sẽ tiếp tục kiên trì đi tìm công lý và “vụ thảm sát Hà My” là một trường hợp tiêu biểu cho các vụ thảm sát dân thường của Quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam.
“Đây là vụ việc rất đau lòng. Tôi rất mong Ủy ban Sự thật và Hòa giải nhanh chóng lên tiếng và có hành động đòi lại công lý cho các nạn nhân Việt Nam”, bà Thanh nhấn mạnh.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” đã từng gây sốc và tạo nên làn sóng xã hội đáng chú ý ở Hàn Quốc, thậm chí, hashtag #ApologizeToVietnam (Xin lỗi Việt Nam) trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều trên Naver (công cụ tìm kiếm của Hàn Quốc) nhiều năm qua.
Trước đó, đại diện Hội Luật sư thành phố Seoul và Hội Luật gia Việt Nam đề nghị Chính phủ Hàn Quốc điều tra làm rõ những thiệt hại mà người dân Việt Nam phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thống kê cho thấy, từ năm 1964-1973, có khoảng 300.000 binh lính Hàn Quốc được điều động đến tham chiến tại Việt Nam.
Từ năm 2000 trở đi, một số tổ chức, cá nhân ở Hàn Quốc đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến những thiệt hại mà người dân Việt Nam phải gánh chịu trong chiến tranh Việt Nam như tiến hành tố tụng đòi Chính phủ Hàn Quốc phải công khai các tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam, tổ chức phiên tòa nhân dân để vạch trần sự thật, khiếu nại lên Nhà Xanh đòi công lý cho các nạn nhân Việt Nam.