Dự trữ xăng dầu quốc gia Việt Nam còn yếu, vì sao?

© Ảnh : TTXVN - Trần Quốc ViệtGiá bán lẻ xăng dầu giảm nhiệt sau nhiều lần tăng giá
Giá bán lẻ xăng dầu giảm nhiệt sau nhiều lần tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2022
Đăng ký
Dự trữ xăng dầu quốc gia của Việt Nam chỉ tương đương với 6 ngày rưỡi tiêu thụ và 9 ngày nhập ròng, theo Bộ Công Thương. Đây là mức khá khiêm tốn, liệu có đáng lo và đâu là giải pháp để từng bước nâng mức dự trữ xăng dầu?
Ở Việt Nam, cơ cấu dự trữ xăng dầu đến từ 3 nguồn là dự trữ trong sản xuất, dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia. Trong đó, dự trữ sản xuất đến từ 2 nhà máy lọc dầu lớn nhất cả nước là (Lọc dầu Nghi Sơn, Lọc dầu Bình Sơn (đơn vị chủ quản NMLD Dung Quất). Dự trữ thương mại nằm ở các thương nhân kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân, phân phối.
Theo tính toán, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022 khoảng 20,6 triệu m3, bình quân gần 5,2 triệu m3/quý.

Dự trữ xăng dầu Việt Nam còn thấp và mỏng

Bộ Công Thương đã có báo cáo về quản lý Nhà nước mặt hàng xăng dầu. Điểm đáng lưu ý ở đây là việc Bộ Công Thương thừa nhận, ở một số thời điểm, lượng xăng dầu của doanh nghiệp không đủ cho 20 ngày khi dự trữ quốc gia mỏng dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ.
Bộ cho biết, từ năm 2017 đến nay, các doanh nghiệp đầu mối cơ bản thực hiện đúng dự trữ lưu thông, đảm bảo đủ hàng cho hệ thống phân phối, thị trường nội địa, ngay cả khi nguồn cung trong nước gặp sự cố, nhà máy ngừng sản xuất như hồi đầu năm nay.
Mua, bán xăng, dầu tại một cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
7 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép hoạt động: Hàng loạt ông lớn lo lắng
Đối với dự trữ lưu thông, theo Nghị định 95 sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp đầu mối, phân phối phải đảm bảo lượng hàng dự trữ lưu thông đủ 20 ngày tiêu thụ bình quân của năm liền kề. Đồng thời, lượng hàng dự trữ này là mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh thường xuyên và doanh nghiệp tự bỏ chi phí duy trì tồn kho.
“Tuy vậy, việc duy trì lượng hàng dự trữ lưu thông theo quy định 20 ngày tiêu thụ có những thời điểm không đạt”, Bộ Công Thương thừa nhận trong báo cáo về quản lý nhà nước về mặt hàng xăng dầu.
Thực tế, với lượng dự trữ này, khi nhu cầu tăng đột biến, thị trường thấy xu hướng giá tăng cao, lượng hàng và chủng loại dự trữ lưu thông phân bổ cho địa bàn không đều, nên không cung ứng kịp thời cho các cửa hàng bán lẻ, khiến nguồn cung bị gián đoạn một số thời điểm, gây ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ.
Bộ Công thương cho rằng, vì doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí, trong khi giá tăng cao nên chi phí dự trữ tăng. Trong khi, giá bán do Nhà nước kiểm soát lại gần như không gồm chi phí dự trữ, nên để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp phải giảm tối đa hàng lưu kho.
Chưa kể người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu thường có tâm lý đổ xô đi mua khi có thông tin giá sắp tăng, dẫn đến nguy cơ mất an toàn về cháy nổ, ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp hàng liên tục của doanh nghiệp, theo Bộ Công Thương.

Chỉ tương đương 9 ngày nhập khẩu ròng, và 6,5 ngày tiêu thụ

Đối với dự trữ xăng dầu quốc gia, Bộ Công Thương thừa nhận, hiện trong nước vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế.
“Mức bình quân 5 năm qua khoảng hơn 370.000 m3 mỗi năm. Số lượng này chỉ tương đương 9 ngày nhập khẩu ròng, và 6,5 ngày tiêu thụ”, Bộ Công Thương cho biết.
Việc dự trữ xăng dầu còn thấp dẫn tới tình huống trong nhiều giai đoạn thị trường biến động, nhu cầu tăng cao hoặc khi thế giới bất ổn về nguồn cung, nguồn cung trong nước có vấn đề... kéo theo công tác điều hành xăng dầu gặp khó khăn.
Trên thế giới, quốc gia đứng đầu về dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR) hiện nay là Hoa Kỳ. Vào “dịp cao điểm”, SPR của Mỹ trữ đến 727 triệu thùng dầu (năm 2009), sau đó giảm dần về 714 triệu thùng. Cần lưu ý rằng, mức dự trữ này của Mỹ là rất lớn, gấp gần 36 lần tiêu thụ bình quân của người dân (20 triệu thùng dầu mỗi ngày).
Hồi tháng 5 năm nay, do các biến động trên thị trường dầu mỏ cũng như nguy cơ khủng hoảng năng lượng, xung đột Nga – Ukraina, kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ giảm còn 538 triệu thùng nhưng vẫn dư sức đáp ứng nhu cầu xăng dầu của người Mỹ.
Hay như Trung Quốc, láng giềng của Việt Nam, quốc gia nhập khẩu dầu, các sản phẩm xăng dầu nhiều nhất thế giới để đổ đầy kho dự trữ của mình. Theo số liệu từ năm 2018 của Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, dự trữ xăng dầu của chính quyền Bắc Kinh không ít hơn 37,8 triệu tấn, tương đương 281 triệu thùng phục vụ phát triển kinh tế và tiêu dùng. Chưa tính, theo công bố của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trữ lượng dầu thô ước tính của Trung Quốc nhiều khả năng dư sức đảm bảo nhu cầu trong khoảng 40-50 ngày tiêu dùng, còn kho dầu Trung tâm Dự trữ dầu chiến lược quốc gia thì dung tích cực đại, lên đến 70 triệu m3, đủ nguồn cung dự phòng tương đương 100 ngày nhập khẩu, trong khi con số thực tế để so sánh của Việt Nam hiện nay chỉ là khoảng 9 ngày nhập ròng.
Nếu xét chỉ số dự trữ xăng dầu bình quân các nước khoảng 20-30 ngày, thì mức dự trữ hiện tại của Việt Nam chỉ bằng 1/3 thậm chí là 1/8, 1/9 so với Trung Quốc. Việt Nam chưa phải xuất kho hàng dự trữ quốc gia cho tình huống đột xuất, khẩn cấp nhưng với mức dự trữ mỏng như hiện tại, đã đến lúc cần tăng cường lượng xăng dầu dự trữ, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng là rất lớn.

Việt Nam cần chiến lược lâu dài cho dự trữ xăng dầu

Được biết, Bộ Công thương đã xây dựng đề án trình Chính phủ nâng mức dự trữ này lên 1 tháng từ nay tới năm 2025, tức gấp khoảng 4 lần mức hiện tại.
Tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 11/8 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt đề án này, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo Bộ Công Thương, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có vai trò đảm bảo an ninh năng lượng nhưng nguồn lực đầu tư, bảo đảm nguồn dự trữ... chưa tương xứng. Bộ Công Thương đã nhiều lần kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ xem xét, dành nguồn lực đầu tư hệ thống kho bảo quản dự trữ quốc gia riêng với xăng dầu, song do nguồn lực hạn chế nên chưa thực hiện. Bộ này đề nghị Chính phủ quan tâm, đầu tư ngân sách cho dự trữ xăng dầu quốc gia, để bảo đảm an ninh năng lượng và bình ổn thị trường.
“Nguồn lực Nhà nước hiện có hạn, nên việc nâng dự trữ xăng dầu quốc gia sẽ thực hiện theo lộ trình từ nay đến năm 2025. Trước mắt chưa đủ kho thì tiếp tục thuê kho của các doanh nghiệp, nhưng lộ trình tiến tới sẽ xây dựng, đầu tư kho riêng của Nhà nước”, phía Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương lưu ý.
Nhấn mạnh gia tăng mức dự trữ xăng dầu quốc gia là đòi hỏi cấp thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, nếu không có các giải pháp căn cơ, tăng dự trữ quốc gia, thì trong tương lai, việc đảm bảo cung ứng xăng dầu rất khó khăn.
Giá xăng vượt 32.000 đồng mỗi lít - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra hàng loạt vấn đề về xăng dầu
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh, đã đến lúc Việt Nam phải quan tâm đúng mức đối với vấn đề dự trữ chiến lược về xăng dầu. Vì đây là một công cụ can thiệp của cung - cầu, công cụ can thiệp về giá cực kỳ quan trọng.
Đồng quan điểm, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, Việt Nam cần có chiến lược lâu dài, đặc biệt cần tạo dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia để bảo đảm sự an toàn về năng lượng và cho hoạt động của nền kinh tế.
Trước đó, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2022, Bộ trưởng Công thương cho biết, sẽ tiếp tục tham mưu để nâng lượng dự trữ xăng dầu quốc gia, bởi mức dự trữ hiện không lớn, “cần tăng thêm ít nhất hàng chục lần để đảm bảo an ninh năng lượng”.
Theo Bộ Công Thương, một số nước như Australia, Mỹ, Nhật Bản... đều dự trữ xăng dầu quốc gia ở mức 90 ngày. Việt Nam cũng đã rất cân nhắc về vấn đề này, nhưng phải cân đối tài chính và nâng dự trữ xăng dầu quốc gia theo từng bước.
Theo tính toán của nhà chức trách, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022 gàn 21 triệu m3, trong đó, nguồn cung trong nước đóng góp khoảng 14,4 triệu m3, còn lại là nhập khẩu.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực để đảm bảo nguồn cung cho năm 2022. Bộ đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn để có cam kết rõ ràng về khả năng cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước trong quý III và cả năm 2022, cùng với đó là báo cáo Bộ Công Thương để có kịch bản điều hành và chỉ đạo nhập khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала