Bạo lực gia đình sẽ phải đi lao động công ích: Hành vi nào được coi là bạo lực gia đình?

© Flickr / European ParliamentBác sĩ Saudi tiết lộ phương pháp đánh đập vợ thích hợp
Bác sĩ Saudi tiết lộ phương pháp đánh đập vợ thích hợp  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (5/2022), Thường trực Ủy ban Xã hội đề xuất bổ sung điều 33 quy định về biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” như thể hiện tại dự thảo luật.
Theo đó, Ủy ban Xã hội Quốc hội cho rằng cần có thêm chế tài thực hiện công việc phục vụ cộng đồng trong dự thảo luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Các công việc phục vụ cộng đồng bao gồm: trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận tổ về 2 về dự án luật  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2022
Chồng khen "cô hàng xóm" trước mặt vợ có phải là bạo lực gia đình?
Dự thảo luật cũng quy định, chủ tịch UBND xã là người ra quyết định và tổ chức biện pháp thực hiện; thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần đánh giá thêm tác động của quy định này do đây là quy định mới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục rà soát kỹ, đảm bảo quy định này tương thích với điều ước quốc tế, nhất là 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Theo Chủ tịch Quốc hội, báo cáo của Ủy ban Xã hội viện dẫn luật Thi hành án hình sự có hình phạt cải tạo không giam giữ tương. Tuy nhiên, hình phạt cải tạo không giam giữ là quyết định của tòa, còn ở đây quyết định hành chính của chủ tịch UBND cấp xã.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng băn khoăn về tính khả thi của quy định này.
“Có trường hợp vi phạm ở cơ sở nhưng là người tổ chức, cơ quan đơn vị, suốt ngày ở trên này thì khó làm được công việc phục vụ cộng đồng. Rồi một ông đi làm 2 ông đi trông thì lấy đâu người mà đi trông”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng, nếu như thực hiện công việc này như một biện pháp bổ sung cần thiết thì có thể khả thi chứ quy thành chế tài như tòa tuyên thì “khó chứ không phải không”.

Hành vi nào được coi là bạo lực gia đình?

Cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng bày tỏ băn khoăn nhiều quy định về hành vi bạo lực gia đình tại điều 3 dự thảo luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi.
Ông Cường nêu tại điểm e điều này nêu ngăn cản thành viên gia đình ra khỏi nhà, gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh là hành vi bạo lực gia đình.
Tuy nhiên khi thảo luận tổ có ý kiến đại biểu chỉ ra việc có con, cháu 16 - 17 tuổi cuối tuần không chịu đi học mà định cùng nhóm bạn đi chơi, đi phượt song gia đình không cho thì con cháu tố cáo là bị bạo lực gia đình. Liệu có đúng không?
Tân Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc António Guterres  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2020
Tổng thư ký LHQ tuyên bố gia tăng bạo lực gia đình trong bối cảnh cách ly chống dịch
Bên cạnh đó, khoản o quy định về việc cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức. Nhưng rất nhiều bố mẹ, gia đình ngoài việc học chính thống ở trường sẽ bắt con đi học thêm suốt. Khi bị tố cáo, thì việc mẹ thường xuyên đưa con đi học có phải hành vi bạo lực gia đình không?
Cùng với khoản o quy định việc cưỡng ép thành viên đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng được coi là bạo lực gia đình.
Về điều này, ông Cường phản ánh ở Việt Nam, vợ chồng có tài khoản chung, thậm chí vợ lấy luôn thẻ ATM của chồng có phải bạo lực gia đình không?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc nhận diện hành vi cụ thể có phải là bạo lực gia đình không là việc rất khó. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cố gắng phân ra làm 4 nhóm và nhận diện thành 16 biểu hiện quy định trong dự thảo luật.
Nhật hoàng và hoàng hậu thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Thờ ơ với bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo luật
Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
1.
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
2.
Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
3.
Cưỡng ép chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
4.
Bỏ mặc, không quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh không có khả năng tự chăm sóc;
5.
Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
6.
Ngăn cản thành viên gia đình ra khỏi nhà, gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc các hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
7.
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
8.
Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
9.
Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
10.
Cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung, trình diễn hành vi khiêu dâm, kích thích bạo lực;
11.
Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
12.
Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
13.
Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình;
14.
Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
15.
Cô lập, giam cầm hoặc cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật;
16.
Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức thành viên khác trong gia đình thực hiện hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала