https://kevesko.vn/20220816/du-bao-tinh-trang-thieu-nuoc-uong-tham-khoc-o-chau-a-17132939.html
Dự báo tình trạng thiếu nước uống thảm khốc ở Châu Á
Dự báo tình trạng thiếu nước uống thảm khốc ở Châu Á
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nhà khoa học từ Đại học Pennsylvania, Đại học Texas và Đại học Thanh Hoa đã kết luận rằng biến đổi khí hậu sẽ gây ra tình trạng thiếu... 16.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-16T15:56+0700
2022-08-16T15:56+0700
2022-08-16T15:56+0700
báo chí thế giới
nước
xã hội
châu á
thế giới
khoa học
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/01/9897512_34:0:1920:1061_1920x0_80_0_0_28e6ec24fde835649b0b3c0555013eb9.jpg
Thảm họa nước sẽ ảnh hưởng đến Afghanistan, miền bắc Ấn Độ, Kashmir và Pakistan do băng tuyết tan chảy ở Cao nguyên Tây Tạng, nơi cung cấp nước cho khoảng hai tỷ người. Đây là nội dung bài báo đăng trên tạp chí Nature Climate Change.Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu vệ tinh về lượng nước trong các sông băng, hồ và các nguồn ngầm của Tây Tạng trong 20 năm qua, và dự đoán những thay đổi trong 4 thập kỷ tới. Máy học đã liên kết những thay đổi quan sát được trong nguồn cung cấp nước với các biến khí hậu quan trọng, bao gồm nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm, độ che phủ của mây và ánh sáng mặt trời.Thì ra, biến đổi khí hậu trong những thập kỷ gần đây đã dẫn đến tình trạng là nguồn cung cấp nước ở một số khu vực của Tây Tạng bị cạn kiệt nghiêm trọng, lên tới mức 15,8 tỷ tấn mỗi năm. Điều này đi kèm với tình trạng là trữ lượng nước ở các khu vực khác gia tăng ít hơn (5,6 tỷ tấn), có thể là do tác động cạnh tranh khi sông băng rút lui, sự suy thoái mặt đất đóng băng và sự mở rộng của các hồ chứa nước tan.Trong viễn cảnh, khi nhân loại không thể giảm thiểu đáng kể việc đốt nhiên liệu hóa thạch, có thể chờ đợi rằng chúng ta sẽ mất gần như 100% lượng nước sẵn có ở các khu vực châu Á. Sự thiếu hụt vẫn đáng kể trong kịch bản giảm KNK ở mức vừa phải. Nhìn chung, Tây Tạng có thể mất khoảng 230 tỷ tấn vào giữa thế kỷ 21 (2031-2060), điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy đầy đủ của sông Amu Darya, vốn cung cấp nước cho Trung Á, và sông Indus, cung cấp nước cho vùng phía Bắc Ấn Độ, Kashmir và Pakistan.Ngay cả khi chính sách khí hậu có những thay đổi đáng kể, giúp hạn chế tình trạng tiếp tục nóng lên toàn cầu và những thay đổi khí hậu liên quan, vẫn không thể tránh khỏi thiệt hại đáng kể về nguồn cung cấp nước ngọt, mặc dù tình huống xấu nhất có thể được ngăn ngừa.
https://kevesko.vn/20210604/nguon-nuoc-uong-cua-con-nguoi-bi-de-doa-10596190.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/01/9897512_300:0:1715:1061_1920x0_80_0_0_cd759a57371f6a8553e2817dd9bf3008.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, nước, xã hội, châu á, thế giới, khoa học
báo chí thế giới, nước, xã hội, châu á, thế giới, khoa học
Dự báo tình trạng thiếu nước uống thảm khốc ở Châu Á
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nhà khoa học từ Đại học Pennsylvania, Đại học Texas và Đại học Thanh Hoa đã kết luận rằng biến đổi khí hậu sẽ gây ra tình trạng thiếu nước ngọt thảm khốc ở Trung Á vào giữa thế kỷ này.
Thảm họa nước sẽ ảnh hưởng đến Afghanistan, miền bắc Ấn Độ, Kashmir và Pakistan do băng tuyết tan chảy ở Cao nguyên Tây Tạng, nơi cung cấp nước cho khoảng hai tỷ người. Đây là nội dung bài báo đăng trên tạp chí Nature Climate Change.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu vệ tinh
về lượng nước trong các sông băng, hồ và các nguồn ngầm của Tây Tạng trong 20 năm qua, và dự đoán những thay đổi trong 4 thập kỷ tới. Máy học đã liên kết những thay đổi quan sát được trong nguồn cung cấp nước với các biến khí hậu quan trọng, bao gồm nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm, độ che phủ của mây và ánh sáng mặt trời.
Thì ra, biến đổi khí hậu trong những thập kỷ gần đây đã dẫn đến tình trạng là nguồn cung cấp nước ở một số khu vực của Tây Tạng bị cạn kiệt nghiêm trọng, lên tới mức 15,8 tỷ tấn mỗi năm. Điều này đi kèm với tình trạng là trữ lượng nước ở các khu vực khác gia tăng ít hơn (5,6 tỷ tấn), có thể là do tác động cạnh tranh khi sông băng rút lui, sự suy thoái mặt đất đóng băng và sự mở rộng của các hồ chứa nước tan.
Trong viễn cảnh, khi nhân loại không thể giảm thiểu đáng kể việc đốt nhiên liệu hóa thạch, có thể chờ đợi rằng chúng ta sẽ mất gần như 100% lượng nước sẵn có ở các khu vực châu Á. Sự thiếu hụt vẫn đáng kể trong kịch bản giảm KNK ở mức vừa phải. Nhìn chung, Tây Tạng có thể mất khoảng 230 tỷ tấn vào giữa thế kỷ 21 (2031-2060), điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy đầy đủ của sông Amu Darya, vốn cung cấp nước cho Trung Á, và sông Indus, cung cấp nước cho vùng phía Bắc Ấn Độ, Kashmir và Pakistan.
Ngay cả khi chính sách khí hậu có những thay đổi đáng kể, giúp hạn chế tình trạng tiếp tục nóng lên toàn cầu và những thay đổi khí hậu liên quan, vẫn không thể tránh khỏi thiệt hại đáng kể về nguồn cung cấp nước ngọt, mặc dù tình huống xấu nhất có thể được ngăn ngừa.