- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam vượt Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19?

© Depositphotos.com / TsugulievKit xét nghiệm Covid-19
Kit xét nghiệm Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Đăng ký
Hai quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới có nhiều điểm chung. Hơn 1 năm trước, các nhà lãnh đạo đảng Việt Nam đã trao cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 3 chưa từng có với tư cách nhà lãnh đạo cao nhất, ghi nhận ông đã ngăn chặn thành công đại dịch Covid-19.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 trong năm nay. Bloomberg viết: Cả hai quốc gia đều đã dỡ bỏ các giới hạn về độ tuổi đối với các nhà lãnh đạo tối cao.
Trong nỗ lực duy trì tính hợp pháp của chế độ một đảng, Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình cũng là những chiến binh chống tham nhũng. Ở Trung Quốc, phạm vi của cuộc chiến rất rộng và các hình phạt nghiêm khắc đến mức bất kỳ quan chức nào đứng đầu ngân hàng, công ty môi giới hoặc bộ phận bảo hiểm đều có thể sợ phải ngồi tù vì những sai lầm tiềm ẩn. Kết quả là, việc phê duyệt các khoản vay của doanh nghiệp bị chậm lại. Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã so sánh chiến dịch chống tham nhũng của mình như “lò lửa bùng cháy”, dữ dội đến nỗi các quan chức chết lặng vì sợ hãi, - Bloomberg viết. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam chỉ phân bổ 34,5% vốn kế hoạch của Chính phủ cho đầu tư công.
Nhưng có một điểm khác biệt then chốt. Khi Trung Quốc đào sâu hơn vào lỗ hổng kinh tế của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể sửa chữa những sai lầm của mình.
Cách tiếp cận của họ đối với đại dịch Covid-19 là một ví dụ hoàn hảo. Ngay từ đầu, cả hai quốc gia đã tìm cách phát triển vắc-xin nội địa như một biểu tượng niềm tự hào quốc gia và lợi ích chiến lược. Khi thuốc Nanocovax của Việt Nam bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vào tháng 6 năm 2021, cả nước còn kém xa về vấn đề tiêm chủng, với tỷ lệ chỉ 1,5% trong số 98 triệu dân số được tiêm ít nhất một loại vắc xin. Vào thời điểm đó, ở Hà Nội vẫn kiên định tìm cách chỉ sử dụng vắc xin của chính mình, không mua từ các nước khác. Cũng giống như Thượng Hải, thành phố Hồ Chí Minh đã phải hứng chịu 4 tháng phong tỏa vào mùa hè năm ngoái. Trong bối cảnh thiếu lương thực và con số tử vong, quân đội đã tham gia chống dịch.
Nhân viên y tế mặc phương tiện bảo vệ cá nhân tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Đại dịch COVID-19
WHO: Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số ca Covid-19 mới, Bộ Y tế chưa tuyên bố hết dịch

Thay đổi theo hướng hiệu quả

Việt Nam chậm trễ trong việc tiêm chủng, nhưng đã nhanh chóng bắt kịp tốc độ vào mùa thu, cho phép đất nước mở cửa hoàn toàn với thế giới.
Có lẽ đang hồi phục sau sự hỗn loạn, Việt Nam gác lại niềm tự hào của mình, các vắc xin được chấp thuận từ khắp nơi trên thế giới, và vào mùa thu năm 2021, người dân đã được tiêm các loại vắc xin từ AstraZeneca Plc, Pfizer Inc. và thậm chí cả Sinopharm của công ty Trung Quốc. Việt Nam chấp nhận viện trợ từ các chính phủ nước ngoài, thông qua cơ chế Covax của Tổ chức Y tế Thế giới, và khuyến khích các công ty như Samsung Electronics Co. tìm và thanh toán nguồn cung cấp vắc xin.

Có phải Trung Quốc đang mất ưu thế?

Mặt khác, Trung Quốc vẫn đang "bám chặt " vào các vắc xin nội địa của mình.
Với các loại vắc-xin hiệu quả hơn để bảo vệ người dân, Việt Nam đã có thể mở cửa hoàn toàn biên giới vào giữa tháng Ba. So sánh với Trung Quốc, Trung Quốc vẫn từ chối nhập khẩu vắc xin mRNA hiệu quả hơn và tiếp tục sử dụng các biện pháp "phong thành " đóng cửa thành phố.
Kết quả là, sự tương phản kinh tế giữa hai nước càng rõ nét hơn.
Để nhập cảnh vào Việt Nam , du khách không cần xuất trình hộ chiếu tiêm chủng hoặc xét nghiệm PCR âm tính. Trong khi đó, con đường đến Trung Quốc dài và quanh co. Bên cạnh những yêu cầu khó khăn, khách du lịch chỉ đơn giản là không thể mua được vé máy bay cho mình. Trước Covid-19, hãng hàng không hàng đầu của Hồng Kông Cathay Pacific Airways Ltd. khai thác các chuyến bay hàng giờ đến Bắc Kinh và Thượng Hải; hiện nay nó có nhiều chuyến bay đến Thành phố Hồ Chí Minh hơn là đến trung tâm chính trị hoặc kinh tế của Trung Quốc. Sân bay Quốc tế Hồng Kông đã trở thành" thành phố ma", đến nỗi du khách không thể không nghĩ đến triều đại nhà Thanh, thời kỳ đế quốc cuối cùng khi Trung Quốc cố gắng đóng cửa với những ý tưởng và sáng tạo từ nước ngoài.
Điều trị bệnh nhân bị COVID-19 trong bệnh viện dự bị tại VDNKh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2022
Đại dịch COVID-19
Số ca COVID-19 trở nặng tăng nhanh: Liệu đại dịch có quay lại Việt Nam?
Trong những tháng gần đây, người Trung Quốc đã có nhiều tranh luận về việc liệu Việt Nam có thay thế đất nước của họ để trở thành một trung tâm sản xuất hàng đầu hay không. Mối lo lắng này còn do sự ra đi của các công ty toàn cầu. Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay, trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều thừa nhận rằng nước này sẽ không đạt được mục tiêu 5,5%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала