https://kevesko.vn/20220821/viet-nam-bat-ngo-tang-nhap-khau-xe-o-to-17249863.html
Việt Nam bất ngờ tăng nhập khẩu xe ô tô
Việt Nam bất ngờ tăng nhập khẩu xe ô tô
Sputnik Việt Nam
Bất chấp “tháng cô hồn”, xe nhập khẩu vẫn ùn ùn đổ về Việt Nam. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 8/2022, đã có 9.906... 21.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-21T21:19+0700
2022-08-21T21:19+0700
2022-08-22T14:14+0700
việt nam
kinh tế
xe ô-tô
nhập khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/0f/12119431_15:0:1905:1063_1920x0_80_0_0_a8e2d3003042ef366bef4e55903f39cb.png
Trong khi đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có một số kiến nghị đối với Chính phủ để phát triển ngành ô tô trung và dài hạn, nhất là xe điện và xe “lai” điện tại Việt Nam.Xe nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnhChỉ tính riêng 15 ngày đầu tháng 8 năm 2022, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc tăng mạnh với số lượng đạt gần 10.000 chiếc và giá trị nhập khẩu hơn 206 triệu USD, tăng hơn 67% so với nửa cuối tháng 7 vừa qua.Cụ thể, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 8/2022, đã có 9.906 chiếc ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu lên tới 206,25 triệu USD.Điều này gây bất ngờ khi lượng xe nhập tăng mạnh bất chấp tháng “Ngâu” khiến hầu hết các hoạt động kinh doanh của người dân đều có phần trầm lắng hơn do tâm lý tháng “cô hồn”.Bên cạnh đó, sau giai đoạn thị trường ô tô thế giới gặp khó khăn chung do đứt gãy chuỗi cung ứng và khủng hoảng thiếu linh kiện phụ tùng, tháng Bảy âm lịch (tháng 8/2022) tình hình đã khởi sắc hơn khi các doanh nghiệp đẩy nhanh triển vọng tăng trưởng lượng xe cung ứng, đồng thời, khách hàng cũng chấp nhận thực tế mua xe "kèm lạc" (tức mua chênh hàng triệu đồng so với hãng công bố hoặc mua thêm các gói phụ kiện bổ sung để có xe sớm hơn) tại thị trường Việt Nam.Theo báo cáo từ cơ quan Hải quan, xe hơi nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 8.840 xe, kim ngạch nhập khẩu 147,6 triệu USD.Con số được Tổng cục Hải quan công bố cũng cho thấy mức tăng vọt so với nửa cuối tháng 7/2022, tới 67,9% (tương đương tăng 3.884 xe) và tăng 58,62% (tương đương 3.550 xe) so với cùng kỳ năm 2021 chứng minh xu hướng khởi sắc đối với lĩnh vực nhập khẩu xe hơi.Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến giữa tháng 8/2022, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam vẫn giảm khá sâu, chỉ đạt 87.909 xe với kim ngạch 2,074 tỷ USD. Trong khi đó, hồi cùng kỳ năm ngoái, số xe nhập khẩu là 105.579 xe, kim ngạch 2,34 tỷ USD.Việt Nam nhập nhiều ô tô nhất từ thị trường nào?Đánh giá về nguyên nhân lượng ô tô nhập khẩu về thị trường Việt Nam giảm trong những tháng trước, theo nhiều chuyên gia, tình trạng này có thể đến từ thực tế thiếu chíp bán dẫn, cùng việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến sản lượng sản xuất ô tô của nhiều nhà máy trong khu vực sụt giảm trong bối cảnh hậu Covid-19 cũng như căng thẳng Nga – Ukraina.Về thị trường nhập khẩu xe, Thái Lan vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với gần 31.800 xe, kim ngạch 634,4 triệu USD (tính đến hết tháng 7). Tiếp sau là Indonesia với 28.109 xe, kim ngạch 401,65 triệu USD, ở vị trí thứ hai. Đứng thứ ba là Trung Quốc với 12.104 xe, kim ngạch 488,2 triệu USD.Đáng chú ý, nửa đầu năm nay, nhiều hãng xe khuấy đảo thị trường tung ra loạt mẫu xe mới, kích thích sức mua của khách hàng Việt bất chấp giai đoạn khó khăn về kinh tế cũng như hậu khủng hoảng. Trong đó phải kể đến việc Toyota Việt Nam đưa về mẫu Avanza và Veloz Cross tạo nên sức nóng cho phân khúc MPV giá rẻ nơi mà Mitsubishi Xpander thường chiếm lợi thế áp đảo hơn.Tương tự hãng xe Anh quốc Morris Garages (MG) cũng giới thiệu MG5, Volkswagen ra mắt mẫu T-Cross và Polo Sport Edition tại thị trường Việt Nam tạo được hiệu ứng tốt.Cao cấp hơn, Audi đưa về Việt Nam mẫu xe Audi A8L và cái tên hoàn toàn mới e-tron GT thuần điện với giá bán dự kiến trên 6 tỷ đồng/chiếc cho những người đam mê các dòng siêu xe đẳng cấp và khả năng tài chính dư dả hơn.Đánh giá chung về thị trường xe nhập trong nước và dù tình hình sản xuất kinh doanh của ngành ô tô có nhiều khởi sắc, tuy nhiên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trước đó cùng nhiều chuyên gia cũng đưa dự báo trong thời gian tới, ngành ô tô Việt Nam vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc duy trì sự tăng trưởng do thiếu hụt linh kiện phụ tùng, chip bán dẫn còn tiếp diễn trên thị trường toàn cầu.VAMA kiến nghị phát triển công nghiệp ô tô Việt NamVừa mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã đưa ra một số kiến nghị đáng chú ý để phát triển ngành công nghiệp xe hơi tại Việt Nam.Theo đó, VAMA đưa ra ba nội dung đáng chú ý để phát triển ngành ô tô Việt Nam trong trung và dài hạn hướng đến 2050.Liên quan đến chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển xe điện hóa, VAMA đề xuất rằng, Việt Nam nên có ưu đãi phù hợp cho từng dòng xe điện hóa nhằm hỗ trợ và khuyến khích người tiêu dùng, đồng thời hướng tới giảm mức phát thải khí carbon CO2.VAMA bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương của Chính phủ trong việc cam kết và thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu phát “thải ròng bằng 0” vào năm 2050, tuy nhiên, Hiệp hội này cho rằng, sẽ cần nhiều thời gian tới hàng chục năm để đầu tư, nghiên cứu phát triển và từng bước phổ biến xe điện chạy pin.Trong đó, một vấn đề đáng quan tâm, theo VAMA, đó là cần đầu tư lớn và đồng bộ để phát triển hệ thống trạm sạc, tích hợp với giao thông tĩnh để có thể sạc trong lúc đỗ xe, hệ thống nguồn phát điện đảm bảo đủ nguồn điện sạch và hệ thống phân phối và điều độ điện.Ngoài ra, công nghệ sạc nhanh và công nghệ pin cũng sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thiện để đạt được sự thuận lợi hợp lý cho người dùng.Do đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam nhấn mạnh, trong thời gian chuyển tiếp - từ nay tới lúc phổ biến hoàn toàn xe điện, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ để hỗ trợ các dòng xe có mức phát thải thấp.Qua đó, có thể đóng góp ngay vào việc giảm phát thải mà không đòi hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng trạm sạc, thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, đó là xe HEV, PHEV.VAMA cho hay, theo kinh nghiệm và dữ liệu của các nhà sản xuất ô tô thế giới, các dòng xe này có thể giúp giảm ngay tới hơn 50% lượng phát thải so với xe động cơ xăng dầu thông thường. Đồng thời, cũng cần có lộ trình và giải pháp, chính sách (thuế phí, ưu đãi đầu tư) phát triển hạ tầng trạm sạc.Như Sputnik đã thông tin, đầu năm nay, Quốc hội Việt Nam đã quyết nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin dưới 9 chỗ ngồi từ 15% xuống còn 3%. Mức thuế mới áp dụng từ tháng 3 năm nay, trong vòng 5 năm. Sau tháng 3/2027, thuế suất tiêu thụ đặc biệt với dòng xe điện chạy pin là 11%.Vấn đề thứ hai, theo Hiệp hội đề xuất, có liên quan tới quy định giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu cho phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam.Cụ thể, theo VAMA, cần xem xét tới yếu tố phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, điều kiện của ngành công nghiệp và chiến lược phát triển của các nhà sản xuất, trong khi đó vẫn đảm bảo thực hiện cam kết Quốc tế với việc cắt giảm phát thải CO2 của Việt Nam tại COP21 và COP26.Nghiên cứu đối chiếu của VAMA cho thấy, với giải pháp giả định E15 áp mức cố định cho từng loại xe dựa trên dung tích xi lanh nêu tại Báo cáo kỹ thuật đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) cập nhật năm 2020 thì 97% mẫu xe hiện theo thống kê bán trên thị trường trong giai đoạn từ 2016 - 2020 không đáp ứng được mức cố định này.Thực tiễn cho thấy hầu hết các quốc gia trên Thế giới xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu thường áp dụng nguyên tắc trung bình chung theo đoàn xe (CAFE) dựa trên khối lượng xe đã chứng minh được hiệu quả giảm phát thải cũng như tạo điều kiện cho các hãng chủ động áp dụng các giải pháp một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu đề ra.Do đó, VAMA đề xuất Chính phủ áp dụng chính sách đồng bộ gồm xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu dựa trên nguyên tắc trung bình chung của đoàn xe (CAFE) thay vì mức tiêu thụ nhiên liệu áp cố định cho từng dòng xe, cùng với các chính sách thuế dựa trên dung tích động cơ xe và mức phát thải CO2.Đáng chú ý, VAMA cũng bày tỏ mong muốn được tham gia quá trình xây dựng dự thảo quy định này.Cuối cùng, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam mong Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong tình hình mới.Cụ thể, theo VAMA, chiến lược mới cần đặc biệt quan tâm đề xuất các chính sách ưu đãi cụ thể, đặc thù cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô tạo hành lang pháp lý, thực sự thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô.Cùng với đó, chiến lược mới của Việt Nam cũng phải đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất ô tô thế giới và thực tiễn hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
https://kevesko.vn/20220810/o-to-nhap-khau-ve-viet-nam-tang-manh-indonesia-giu-ngoi-vuong-xe-vinfast-gay-an-tuong-16969180.html
https://kevesko.vn/20220608/bo-truong-bo-tai-chinh-xe-o-to-nhap-khau-dien-bieu-tang-khong-tron-thue-15541396.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/0f/12119431_252:0:1669:1063_1920x0_80_0_0_6f8419828dc3660d2ea3f42946ce48e4.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, xe ô-tô, nhập khẩu
việt nam, kinh tế, xe ô-tô, nhập khẩu
Trong khi đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có một số kiến nghị đối với Chính phủ để phát triển ngành ô tô trung và dài hạn, nhất là xe điện và xe “lai” điện tại Việt Nam.
Xe nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh
Chỉ tính riêng 15 ngày đầu tháng 8 năm 2022, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc tăng mạnh với số lượng đạt gần 10.000 chiếc và giá trị nhập khẩu hơn 206 triệu USD, tăng hơn 67% so với nửa cuối tháng 7 vừa qua.
Cụ thể, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 8/2022, đã có 9.906 chiếc ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu lên tới 206,25 triệu USD.
Điều này gây bất ngờ khi lượng xe nhập tăng mạnh bất chấp tháng “Ngâu” khiến hầu hết các hoạt động kinh doanh của người dân đều có phần trầm lắng hơn do tâm lý tháng “cô hồn”.
Bên cạnh đó, sau giai đoạn
thị trường ô tô thế giới gặp khó khăn chung do đứt gãy chuỗi cung ứng và khủng hoảng thiếu linh kiện phụ tùng, tháng Bảy âm lịch (tháng 8/2022) tình hình đã khởi sắc hơn khi các doanh nghiệp đẩy nhanh triển vọng tăng trưởng lượng xe cung ứng, đồng thời, khách hàng cũng chấp nhận thực tế mua xe "kèm lạc" (tức mua chênh hàng triệu đồng so với hãng công bố hoặc mua thêm các gói phụ kiện bổ sung để có xe sớm hơn) tại thị trường Việt Nam.
Theo báo cáo từ cơ quan Hải quan, xe hơi nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 8.840 xe, kim ngạch nhập khẩu 147,6 triệu USD.
Con số được Tổng cục Hải quan công bố cũng cho thấy mức tăng vọt so với nửa cuối tháng 7/2022, tới 67,9% (tương đương tăng 3.884 xe) và tăng 58,62% (tương đương 3.550 xe) so với cùng kỳ năm 2021 chứng minh xu hướng khởi sắc đối với lĩnh vực nhập khẩu xe hơi.
Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến giữa tháng 8/2022, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam vẫn giảm khá sâu, chỉ đạt 87.909 xe với kim ngạch 2,074 tỷ USD. Trong khi đó, hồi cùng kỳ năm ngoái, số xe nhập khẩu là 105.579 xe, kim ngạch 2,34 tỷ USD.
Việt Nam nhập nhiều ô tô nhất từ thị trường nào?
Đánh giá về nguyên nhân lượng ô tô nhập khẩu về thị trường Việt Nam giảm trong những tháng trước, theo nhiều chuyên gia, tình trạng này có thể đến từ thực tế thiếu chíp bán dẫn, cùng việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến sản lượng sản xuất ô tô của nhiều nhà máy trong khu vực sụt giảm trong bối cảnh hậu Covid-19 cũng như
căng thẳng Nga – Ukraina.
Về thị trường nhập khẩu xe, Thái Lan vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với gần 31.800 xe, kim ngạch 634,4 triệu USD (tính đến hết tháng 7). Tiếp sau là Indonesia với 28.109 xe, kim ngạch 401,65 triệu USD, ở vị trí thứ hai. Đứng thứ ba là Trung Quốc với 12.104 xe, kim ngạch 488,2 triệu USD.
Đáng chú ý, nửa đầu năm nay, nhiều hãng xe khuấy đảo thị trường tung ra loạt mẫu xe mới, kích thích sức mua của khách hàng Việt bất chấp giai đoạn khó khăn về kinh tế cũng như hậu khủng hoảng. Trong đó phải kể đến việc Toyota Việt Nam đưa về mẫu Avanza và Veloz Cross tạo nên sức nóng cho phân khúc MPV giá rẻ nơi mà Mitsubishi Xpander thường chiếm lợi thế áp đảo hơn.
Tương tự hãng xe Anh quốc Morris Garages (MG) cũng giới thiệu MG5, Volkswagen ra mắt mẫu T-Cross và Polo Sport Edition tại thị trường Việt Nam tạo được hiệu ứng tốt.
Cao cấp hơn, Audi đưa về Việt Nam mẫu xe Audi A8L và cái tên hoàn toàn mới e-tron GT thuần điện với giá bán dự kiến trên 6 tỷ đồng/chiếc cho những người đam mê các dòng siêu xe đẳng cấp và khả năng tài chính dư dả hơn.
Đánh giá chung về thị trường xe nhập trong nước và dù tình hình sản xuất kinh doanh của ngành ô tô có nhiều khởi sắc, tuy nhiên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trước đó cùng nhiều chuyên gia cũng đưa dự báo trong thời gian tới, ngành ô tô Việt Nam vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc duy trì sự tăng trưởng do thiếu hụt linh kiện phụ tùng, chip bán dẫn còn tiếp diễn trên thị trường toàn cầu.
VAMA kiến nghị phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam
Vừa mới đây,
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã đưa ra một số kiến nghị đáng chú ý để phát triển ngành công nghiệp xe hơi tại Việt Nam.
Theo đó, VAMA đưa ra ba nội dung đáng chú ý để phát triển ngành ô tô Việt Nam trong trung và dài hạn hướng đến 2050.
Liên quan đến chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển xe điện hóa, VAMA đề xuất rằng, Việt Nam nên có ưu đãi phù hợp cho từng dòng xe điện hóa nhằm hỗ trợ và khuyến khích người tiêu dùng, đồng thời hướng tới giảm mức phát thải khí carbon CO2.
VAMA bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương của Chính phủ trong việc cam kết và thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu phát “thải ròng bằng 0” vào năm 2050, tuy nhiên, Hiệp hội này cho rằng, sẽ cần nhiều thời gian tới hàng chục năm để đầu tư, nghiên cứu phát triển và từng bước phổ biến xe điện chạy pin.
Trong đó, một vấn đề đáng quan tâm, theo VAMA, đó là cần đầu tư lớn và đồng bộ để phát triển hệ thống trạm sạc, tích hợp với giao thông tĩnh để có thể sạc trong lúc đỗ xe, hệ thống nguồn phát điện đảm bảo đủ nguồn điện sạch và hệ thống phân phối và điều độ điện.
Ngoài ra, công nghệ sạc nhanh và công nghệ pin cũng sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thiện để đạt được sự thuận lợi hợp lý cho người dùng.
“Giá thành sản xuất xe điện nói chung hiện còn rất cao so với khả năng chi trả của số đông khách hàng”, theo lập luận của VAMA.
Do đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam nhấn mạnh, trong thời gian chuyển tiếp - từ nay tới lúc phổ biến hoàn toàn xe điện, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ để hỗ trợ các dòng xe có mức phát thải thấp.
Qua đó, có thể đóng góp ngay vào việc giảm phát thải mà không đòi hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng trạm sạc, thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, đó là xe HEV, PHEV.
VAMA cho hay, theo kinh nghiệm và dữ liệu của các nhà sản xuất ô tô thế giới, các dòng xe này có thể giúp giảm ngay tới hơn 50% lượng phát thải so với xe động cơ xăng dầu thông thường. Đồng thời, cũng cần có lộ trình và giải pháp, chính sách (thuế phí, ưu đãi đầu tư) phát triển hạ tầng trạm sạc.
Như Sputnik đã thông tin, đầu năm nay,
Quốc hội Việt Nam đã quyết nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin dưới 9 chỗ ngồi từ 15% xuống còn 3%. Mức thuế mới áp dụng từ tháng 3 năm nay, trong vòng 5 năm. Sau tháng 3/2027, thuế suất tiêu thụ đặc biệt với dòng xe điện chạy pin là 11%.
Vấn đề thứ hai, theo Hiệp hội đề xuất, có liên quan tới quy định giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu cho phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam.
Cụ thể, theo VAMA, cần xem xét tới yếu tố phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, điều kiện của ngành công nghiệp và chiến lược phát triển của các nhà sản xuất, trong khi đó vẫn đảm bảo thực hiện cam kết Quốc tế với việc cắt giảm phát thải CO2 của Việt Nam tại COP21 và COP26.
Nghiên cứu đối chiếu của VAMA cho thấy, với giải pháp giả định E15 áp mức cố định cho từng loại xe dựa trên dung tích xi lanh nêu tại Báo cáo kỹ thuật đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) cập nhật năm 2020 thì 97% mẫu xe hiện theo thống kê bán trên thị trường trong giai đoạn từ 2016 - 2020 không đáp ứng được mức cố định này.
“Như vậy có thể phải dừng sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp ô tô và khách hàng”, VAMA lo ngại.
Thực tiễn cho thấy hầu hết các quốc gia trên Thế giới xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu thường áp dụng nguyên tắc trung bình chung theo đoàn xe (CAFE) dựa trên khối lượng xe đã chứng minh được hiệu quả giảm phát thải cũng như tạo điều kiện cho các hãng chủ động áp dụng các giải pháp một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu đề ra.
Do đó, VAMA đề xuất Chính phủ áp dụng chính sách đồng bộ gồm xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu dựa trên nguyên tắc trung bình chung của đoàn xe (CAFE) thay vì mức tiêu thụ nhiên liệu áp cố định cho từng dòng xe, cùng với các chính sách thuế dựa trên dung tích động cơ xe và mức phát thải CO2.
Đáng chú ý, VAMA cũng bày tỏ mong muốn được tham gia quá trình xây dựng dự thảo quy định này.
Cuối cùng, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam mong Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong tình hình mới.
Cụ thể, theo VAMA, chiến lược mới cần đặc biệt quan tâm đề xuất các chính sách ưu đãi cụ thể, đặc thù cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô tạo hành lang pháp lý, thực sự thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô.
Cùng với đó, chiến lược mới của Việt Nam cũng phải đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất ô tô thế giới và thực tiễn hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.