Tham vọng của Trung Quốc phát triển sáng kiến Vành Đai-Con đường vấp phải trở ngại lớn

© AP Photo / Andy WongÁp phích các dự án xây dựng của Trung Quốc (Con đường tơ lụa)
Áp phích các dự án xây dựng của Trung Quốc (Con đường tơ lụa) - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Đăng ký
Với các dự án cơ sở hạ tầng "Con đường tơ lụa mới" ở Đông Nam Á, Trung Quốc đang cố gắng tái tạo truyền thống cũ khi đã có nỗi ám ảnh về hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, các cường quốc châu Âu và Thái Bình Dương hiện đang cạnh tranh với Bắc Kinh để cung cấp cho các đối tác thương mại châu Á của họ một giải pháp thay thế, cổng tin Asian News International (ANI) viết.
Theo Nikkei Asia, Mỹ, châu Âu và Ấn Độ đã chấp nhận tăng rủi ro để tham gia các dự án xây dựng chuỗi cung ứng khu vực từ Thái Lan đến Việt Nam và tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.
Con đường tơ lụa, một mạng lưới các tuyến đường thương mại nối Trung Quốc và Viễn Đông với Trung Đông và châu Âu từng gây nên nỗi ám ảnh về đồ sứ trắng xanh của Trung Quốc vốn trở nên phổ biến với người tiêu dùng Anh. Nỗi ám ảnh đến nỗi vào cuối những năm 1800, hiện tượng này đã được gọi là “Chinamania”.
Phòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Thượng viện Mỹ sẽ không cắt giảm dự luật nâng cao sức cạnh tranh với Trung Quốc
Tuy nhiên, hiện nay con đường của Trung Quốc dẫn đến “con đường tơ lụa ở châu Á” rất trơn trượt bởi vì những cường quốc khác cũng đưa ra các giải pháp thay thế trong khu vực và cùng với đó, nỗi ám ảnh về Trung Quốc đã trở nên u ám hơn.
Trận chiến đang diễn ra căng thẳng ngay trước cửa Trung Quốc ở Đông Nam Á. Ở khu vực này đã mọc lên các cây cầu và cảng để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới cũng như các trung tâm chuỗi cung ứng chính.
Trong thời gian khá dài Tokyo đã là nhà tài trợ chính đằng sau các tuyến đường xe tải và xe lửa trong khu vực, nhưng Bắc Kinh đã thay đổi cuộc chơi sau khi bắt đầu thực hiện Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) gần một thập kỷ trước để xây dựng mạng lưới thương mại của riêng mình.

Các nền dân chủ tham gia cuộc chiến

Giờ đây, các mảnh ghép lại đang thay đổi khi hàng tỷ đô la của Bắc Kinh gặp phải phản ứng dữ dội từ các đối thủ dân chủ.
Các đồng minh phe dân chủ đã công bố một loạt các dự án đầy tham vọng sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước. Chính phủ mới của Úc dự kiến sẽ tăng viện trợ phát triển, Liên minh châu Âu muốn ký một thỏa thuận cơ sở hạ tầng với Đông Nam Á, và các nước G7 sẽ phân bổ 600 tỷ USD cho sáng kiến ​​Đối tác đầu tư và cơ sở hạ tầng toàn cầu vào năm 2027.
Theo cổng thông tin này, một số nước cũng đang đề xuất buông lỏng các tập đoàn Ấn Độ.
“Chinamania đang dẫn dắt các chính trị gia của chúng tôi và họ đưa ra những quyết định hấp tấp”, - Terence Wood, nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính sách Phát triển (tổ chức tư vấn của Úc) và là cựu quan chức viện trợ của New Zealand, cho biết.
Ông lập luận rằng, các nước giàu có đang tài trợ cho một số dự án dựa trên mối đe dọa từ Trung Quốc mà họ nhận thức được, chứ không phải là nhu cầu của các nước nhận đầu tư.
Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
Có quốc gia nào không sợ hãi trước mối đe dọa từ Trung Quốc?
Bà Pavida Pananond, giáo sư về kinh doanh quốc tế tại Đại học Thammasat của Thái Lan, hoan nghênh các khoản tài trợ của G7, nhưng, bà hỏi: số tiền nào sẽ thành hiện thực và các dự án chung của “các quốc gia có những lợi ích khác nhau” sẽ được lựa chọn như thế nào.
“Những vấn đề này có thể làm giảm tác động thực sự của kế hoạch G-7 và làm dấy lên nghi ngờ liệu nỗ lực này chỉ nhằm chống lại sức mạnh địa chính trị và địa kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc hay không”, - Giáo sư về kinh doanh quốc tế nói với Nikkei Asia.
Bà Pavida Pananond nói thêm:
"Vẫn chưa rõ liệu kế hoạch này có thể bắt kịp BRI của Trung Quốc hay không".
Theo bà Gisela Grieger, nhà nghiên cứu Nghị viện Châu Âu, các đồng minh dân chủ coi BRI như một tấm lá chắn cho những gì họ gọi là “định hướng giá trị chất lượng cao và minh bạch”.

Các nước dân chủ đang tích cực đầu tư vào Đông Nam Á

Gần đây Nhật Bản đã cung cấp các khoản viện trợ, bắt đầu từ khoản vay với lãi suất 0,1% cho Cảng Patimban của Indonesia đến các dự án tàu điện ngầm ở Indonesia, Việt Nam và Philippines. Vào tháng 5, Hoa Kỳ, nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới, đã cam kết thiết lập quan hệ đối tác trong lĩnh vực giao thông vận tải với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và tài trợ năng lượng sạch cho cơ sở hạ tầng ASEAN.
Các khoản hỗ trợ này là một phần của gói hỗ trợ 150 triệu USD được công bố tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ diễn ra tại Nhà Trắng. Gói hỗ trợ lớn này ngay lập tức khiến người ta chú ý đến khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ, và kết quả so sánh không mấy tốt đẹp với Trung Quốc, chẳng hạn, Bắc Kinh đã chi 14 triệu USD chỉ cho một dự án tuyến đường cao tốc ở Campuchia.
Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Chính sách ngoại giao ''tư vấn'' Trung Quốc ở Đông Nam Á: Trao đổi ý tưởng hay chỉ là tiếng vọng?
Có lẽ sự tái sinh nổi bật nhất của “Con đường Tơ lụa” ở Đông Nam Á là kế hoạch của Trung Quốc xây dựng mạng lưới cao tốc đi qua 5 quốc gia. Trung Quốc đã đặt đường ray cho "Con đường Tơ lụa", con đường này sẽ dẫn đến Singapore qua Lào, Thái Lan và Malaysia.
Những cây cầu ở Thái Lan được tài trợ bằng đô la Úc, người Pháp sẽ giúp xây dựng một sân bay ở Indonesia và những người đóng thuế Hoa Kỳ đã tài trợ dự án nghiên cứu nâng cấp cảng container sầm uất nhất của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала