https://kevesko.vn/20220826/kho-danh-bai-vi-sao-trung-quoc-la-con-dau-dau-cho-ca-viet-nam-va-my-17370133.html
“Khó đánh bại”. Vì sao Trung Quốc là ‘cơn đau đầu’ cho cả Việt Nam và Mỹ?
“Khó đánh bại”. Vì sao Trung Quốc là ‘cơn đau đầu’ cho cả Việt Nam và Mỹ?
Sputnik Việt Nam
Tại sao kể cả Việt Nam hay Mỹ đều khó ‘đánh bại’ vị trí vững chắc của Trung Quốc trong vai trò chuỗi cung ứng hàng đầu, công xưởng sản xuất của thế giới? 26.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-26T16:57+0700
2022-08-26T16:57+0700
2022-08-26T16:56+0700
việt nam
trung quốc
hoa kỳ
báo chí thế giới
doanh nghiệp
sản xuất
kinh tế
cạnh tranh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/08/99/089962_0:52:1000:615_1920x0_80_0_0_fe4ffb82c6391d5c6392262bae790c8a.jpg
Theo Bloomberg, sẽ còn là vấn đề đau đầu với cả châu Á (bao gồm Việt Nam – PV) và Mỹ nhằm loại bỏ hạn chế dần các nhà sản xuất của Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay.Vị trí khó thay thế của Trung QuốcBloomberg cho biết, nhiều cuộc thảo luận về việc chuyển chuỗi cung ứng sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã nổ ra. Một số nước muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, với nghi ngại rằng Bắc Kinh nắm giữ quá nhiều quyền lực trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.Tuy nhiên, việc tái cấu trúc ngành sản xuất và thay thế vị thế của Bắc Kinh không hề dễ dàng. Để làm được điều đó, ở bất kỳ quốc gia nào trong chuỗi cung ứng cũng đòi hỏi phải xây dựng đường cao tốc và dây chuyền sản xuất hoạt động trơn tru, với mạng lưới các nhà cung ứng liên kết chặt chẽ, tức từ cơ sở hạ tầng đến công nghiệp phụ trợ đều phải tốt từ A-Z.Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã thiết lập được cơ sở hạ tầng tỉ mỉ và năng lực công nghiệp dồi dào khó nước nào có thể vượt mặt.Với hệ thống đường cao tốc hiện đại và lớn hàng đầu thế giới của nước này giúp đảm bảo logistics và chuỗi cung ứng hoạt động thông suốt kể cả khi thế giới đang lao đao vì đứt gãy.Việt Nam rất tốt nhưng sẽ còn rất khó khănTheo Bloomberg, hiện tại, nhiều quốc gia như Mỹ, Việt Nam và Indonesia đều đang cố gắng chứng minh mình là lựa chọn thay thế tốt nhất cho đất nước tỷ dân. Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng như vậy.Mỹ hay Việt Nam, Indonesia đều khó “đánh bại” được vị thế công xưởng số 1 toàn cầu của Trung Quốc. Vì sao?Theo Bloomberg, Đạo luật CHIPS trị giá 53 tỷ USD mà Nhà Trắng ban hành có mục đích nhằm kéo hoạt động sản xuất chip bán dẫn về Mỹ. Washington cũng dự định xây dựng chuỗi cung ứng pin lithium-ion vào cuối thập kỷ này trên chính sân nhà của mình.Theo các chuyên gia, mặc dù các bộ phận trong chuỗi cung ứng có thể dịch chuyển khỏi Trung Quốc, tuy nhiên, cần thừa nhận thực tế rằng, hiện chưa có quốc gia nào trên thế giới có thể xây dựng một mạng lưới phức tạp các nhà máy, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như chính quyền Bắc Kinh đã làm được.Hãng tin Mỹ lấy Việt Nam làm dẫn chứng để cho thấy chuỗi cung ứng của Trung Quốc hoạt động hiệu quả đến mức nào.Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Hon Hai Precision Industry tức Foxconn) là một nhà cung ứng lớn của Apple và có kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam.Tuy nhiên, theo Bloomberg, hiện Việt Nam còn bộc lộ một điểm yếu là dễ dàng rơi vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu.Ấn phẩm phân tích, chẳng hạn, những vật liệu xây dựng như bệ cửa sổ bằng nhôm, vốn luôn sẵn có ở Trung Quốc, lại không dễ kiếm ở Việt Nam, nhất là khi khủng hoảng hay có tình huống xấu xảy ra.Điều này xuất phát từ việc chính Việt Nam và nhiều nước châu Á khác đang nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều sản phẩm công nghiệp cơ bản như hóa chất, nhựa về làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất trong nước.Ngay cả khi Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế trở lại từ tháng 3/2022, chỉ cần Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách Zero Covid, chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn sẽ có nguy cơ tắc nghẽn vì đứt gãy chuỗi cung ứng.Chỉ số thời gian giao hàng của các nhà cung ứng tại Việt Nam đã tiếp tục giảm trong tháng 7 (thời gian giao hàng lâu hơn). Cần lưu ý rằng, chỉ số thời gian giao hàng chiếm 15% trọng số trong Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global.Trong khi đó, Trung Quốc đã dần vươn lên trong chuỗi giá trị với việc sản xuất những hàng hóa và sản phẩm cao cấp hơn.Trung Quốc vẫn là “cơn đau đầu”Báo Mỹ phân tích, Trung Quốc sở hữu một lĩnh vực sản xuất rộng lớn, cung cấp tỷ lệ đáng kể các thành phần, hoặc hàng hóa trung gian được sử dụng trong thành phẩm. Nước này hiện là nhà xuất khẩu số 1 thế giới tính theo giá trị của hàng hóa trung gian.Theo Bloomberg, Trung Quốc vẫn sẽ thu hút dòng tiền nước ngoài. Theo đó, Trung Quốc đã vay nợ để xây dựng mạng lưới giao thông toàn diện bao gồm đường sắt, cảng biển, sân bay và các trạm phát sóng 5G.Phần lớn gánh nặng tài chính do chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước gánh chịu.Đáng chú ý, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất cho thấy, dù không được xếp hạng tốt về quản trị hoặc minh bạch thể chế, Trung Quốc đã thể hiện tốt ở những khía cạnh quan trọng với chuỗi cung ứng như đường bộ, các hãng tàu thủy hay kết nối sân bay. Bắc Kinh cũng chi mạnh tay cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.Có thế nói, rất ít doanh nghiệp đủ kiên nhẫn để chuyển hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác để rồi phải chờ đợi cơ sở hạ tầng xây xong. Các khu vực sản xuất mới có thể xuất hiện, nhưng hệ thống logistics sẽ khó mà hiệu quả đối với những doanh nghiệp đã quá quen với Trung Quốc.Theo đó, để đạt được hiệu quả này, Bắc Kinh đã phải trả giá rất đắt, trong đó có cả khoản nợ doanh nghiệp hơn 200% tổng sản phẩm quốc nội và các khoản tín dụng không hiệu quả.Chính quyền Bắc Kinh đã mạnh tay chi tiêu để xây dựng cơ sở hạ tầng, và doanh nghiệp nước ngoài đang được trải nghiệm chuỗi cung ứng thông suốt một cách miễn phí.Để cạnh tranh về FDI với Trung Quốc, theo các chuyên gia, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ hay thậm chí kể cả Mỹ và các nước đều cần một chiến lược dài hơi. Từ khẳng định những nền tảng ổn định, chính sách thuế, thu hút đầu tư hấp dẫn, đến phát triển cơ sở hạ tầng vượt bậc, tự chủ nguồn nguyên liệu, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của những ông lớn khó tính nhất.
https://kevesko.vn/20220824/viet-nam-tu-ben-chien-thang-trong-thuong-chien-my---trung-den-hub-moi-cua-the-gioi-17317936.html
https://kevesko.vn/20220822/thang-loi-moi-cua-viet-nam-khien-nguoi-trung-quoc-them-lo-lang-17262169.html
https://kevesko.vn/20220308/hoa-ky-viet-nam-la-mot-mat-xich-quan-trong-trong-chuoi-cung-ung-hang-hoa-toan-cau-14107298.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/08/99/089962_56:0:945:667_1920x0_80_0_0_d0942f40c95761368917b8480eebd327.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, trung quốc, hoa kỳ, báo chí thế giới, doanh nghiệp, sản xuất, kinh tế, cạnh tranh
việt nam, trung quốc, hoa kỳ, báo chí thế giới, doanh nghiệp, sản xuất, kinh tế, cạnh tranh
Theo Bloomberg, sẽ còn là vấn đề đau đầu với cả châu Á (bao gồm Việt Nam – PV) và Mỹ nhằm loại bỏ hạn chế dần các nhà sản xuất của Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay.
Vị trí khó thay thế của Trung Quốc
Bloomberg cho biết, nhiều cuộc thảo luận về
việc chuyển chuỗi cung ứng sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã nổ ra. Một số nước muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, với nghi ngại rằng Bắc Kinh nắm giữ quá nhiều quyền lực trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Tuy nhiên, việc tái cấu trúc ngành sản xuất và thay thế vị thế của Bắc Kinh không hề dễ dàng. Để làm được điều đó, ở bất kỳ quốc gia nào trong chuỗi cung ứng cũng đòi hỏi phải xây dựng đường cao tốc và dây chuyền sản xuất hoạt động trơn tru, với mạng lưới các nhà cung ứng liên kết chặt chẽ, tức từ cơ sở hạ tầng đến công nghiệp phụ trợ đều phải tốt từ A-Z.
Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã thiết lập được cơ sở hạ tầng tỉ mỉ và năng lực công nghiệp dồi dào khó nước nào có thể vượt mặt.
Với hệ thống đường cao tốc hiện đại và lớn hàng đầu thế giới của nước này giúp đảm bảo logistics và chuỗi cung ứng hoạt động thông suốt kể cả khi thế giới đang lao đao vì đứt gãy.
“Dù Bắc Kinh đang đối diện với sự mất cân bằng về kinh tế, nhưng vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu sẽ không dễ dàng bị thay đổi nhanh chóng”, - Bloomberg khẳng định.
Việt Nam rất tốt nhưng sẽ còn rất khó khăn
Theo Bloomberg, hiện tại, nhiều quốc gia như Mỹ, Việt Nam và Indonesia đều đang cố gắng chứng minh mình là lựa chọn thay thế tốt nhất cho đất nước tỷ dân. Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng như vậy.
Mỹ hay Việt Nam, Indonesia đều khó “đánh bại” được vị thế công xưởng số 1 toàn cầu của Trung Quốc. Vì sao?
Theo Bloomberg, Đạo luật CHIPS trị giá 53 tỷ USD mà Nhà Trắng ban hành có mục đích nhằm kéo hoạt động sản xuất chip bán dẫn về Mỹ. Washington cũng dự định
xây dựng chuỗi cung ứng pin lithium-ion vào cuối thập kỷ này trên chính sân nhà của mình.
“Việt Nam thì đang nổi lên mạnh mẽ trong lĩnh vực điện tử. Indonesia, nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới, cũng đang cố gắng nắm bắt giá trị gia tăng từ quá trình chuyển đổi sang xe điện trên toàn cầu”, - Bloomberg nhận định.
Theo các chuyên gia, mặc dù các bộ phận trong chuỗi cung ứng có thể dịch chuyển khỏi Trung Quốc, tuy nhiên, cần thừa nhận thực tế rằng, hiện chưa có quốc gia nào trên thế giới có thể xây dựng một mạng lưới phức tạp các nhà máy, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như chính quyền Bắc Kinh đã làm được.
“Sẽ là không hề dễ dàng để có thể thay đổi hợp đồng và nhà cung ứng hay thiết lập hệ thống vận hành đã hoạt động trong nhiều năm trong thời gian ngắn”, - Bloomberg khẳng định.
Hãng tin Mỹ lấy Việt Nam làm dẫn chứng để cho thấy chuỗi cung ứng của Trung Quốc hoạt động hiệu quả đến mức nào.
Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Hon Hai Precision Industry tức Foxconn) là một nhà cung ứng lớn của Apple và có kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, hiện Việt Nam còn bộc lộ một điểm yếu là dễ dàng rơi vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu.
Ấn phẩm phân tích, chẳng hạn, những vật liệu xây dựng như bệ cửa sổ bằng nhôm, vốn luôn sẵn có ở Trung Quốc, lại không dễ kiếm ở Việt Nam, nhất là khi khủng hoảng hay có tình huống xấu xảy ra.
Điều này xuất phát từ việc chính Việt Nam và nhiều nước châu Á khác đang nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều sản phẩm công nghiệp cơ bản như hóa chất, nhựa về làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất trong nước.
Ngay cả khi
Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế trở lại từ tháng 3/2022, chỉ cần Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách Zero Covid, chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn sẽ có nguy cơ tắc nghẽn vì đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chỉ số thời gian giao hàng của các nhà cung ứng tại Việt Nam đã tiếp tục giảm trong tháng 7 (thời gian giao hàng lâu hơn). Cần lưu ý rằng, chỉ số thời gian giao hàng chiếm 15% trọng số trong Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global.
Trong khi đó, Trung Quốc đã dần vươn lên trong chuỗi giá trị với việc sản xuất những hàng hóa và sản phẩm cao cấp hơn.
Trung Quốc vẫn là “cơn đau đầu”
Báo Mỹ phân tích, Trung Quốc sở hữu một lĩnh vực sản xuất rộng lớn, cung cấp tỷ lệ đáng kể các thành phần, hoặc hàng hóa trung gian được sử dụng trong thành phẩm. Nước này hiện là nhà xuất khẩu số 1 thế giới tính theo giá trị của hàng hóa trung gian.
“Do đó, sẽ là một vấn đề đau đầu với cả châu Á và Mỹ nhằm loại các nhà sản xuất của Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng”, - Bloomberg khẳng định.
Theo Bloomberg, Trung Quốc vẫn sẽ thu hút dòng tiền nước ngoài. Theo đó, Trung Quốc đã vay nợ để xây dựng mạng lưới giao thông toàn diện bao gồm đường sắt, cảng biển, sân bay và
các trạm phát sóng 5G.
Phần lớn gánh nặng tài chính do chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước gánh chịu.
Đáng chú ý, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất cho thấy, dù không được xếp hạng tốt về quản trị hoặc minh bạch thể chế, Trung Quốc đã thể hiện tốt ở những khía cạnh quan trọng với chuỗi cung ứng như đường bộ, các hãng tàu thủy hay kết nối sân bay. Bắc Kinh cũng chi mạnh tay cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Có thế nói, rất ít doanh nghiệp đủ kiên nhẫn để chuyển hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác để rồi phải chờ đợi cơ sở hạ tầng xây xong. Các khu vực sản xuất mới có thể xuất hiện, nhưng hệ thống logistics sẽ khó mà hiệu quả đối với những doanh nghiệp đã quá quen với Trung Quốc.
“Trong một chuyến công tác đến Việt Nam, một doanh nhân cho biết, gói hàng chuyển phát nhanh từ Hà Nội đến TP.HCM có thể mất đến 4 ngày. Đây là điều hầu như không xảy ra tại Trung Quốc”, - Bloomberg lưu ý.
Theo đó, để đạt được hiệu quả này, Bắc Kinh đã phải trả giá rất đắt, trong đó có cả khoản nợ doanh nghiệp hơn 200% tổng sản phẩm quốc nội và các khoản tín dụng không hiệu quả.
Chính quyền Bắc Kinh đã mạnh tay chi tiêu để xây dựng cơ sở hạ tầng, và doanh nghiệp nước ngoài đang được trải nghiệm chuỗi cung ứng thông suốt một cách miễn phí.
“Do đó, việc các doanh nghiệp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ dòng tiền đầu tư vào Trung Quốc trong thời gian tới không phải là điều đáng ngạc nhiên”, - theo Bloomberg.
Để cạnh tranh về FDI với Trung Quốc, theo các chuyên gia, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ hay thậm chí kể cả Mỹ và các nước đều cần một chiến lược dài hơi. Từ khẳng định những nền tảng ổn định, chính sách thuế, thu hút đầu tư hấp dẫn, đến phát triển cơ sở hạ tầng vượt bậc, tự chủ nguồn nguyên liệu, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của những ông lớn khó tính nhất.