Vì sao Kon Tum và các tỉnh lân cận liên tiếp xảy ra động đất?

© Depositphotos.com / Konstantin SutyaginBiểu đồ địa chấn với các giá trị đỉnh
Biểu đồ địa chấn với các giá trị đỉnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2022
Đăng ký
Trong ngày 27/8, Kon Tum liên tiếp ghi nhận 3 trận động đất. Và cho đến sáng nay 28/8, hai giáp ranh Kon Tum là Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng ghi nhận động đất.
Chỉ trong tháng 8 này, Kon Tum đã ghi nhận đến 28 trận động đất với các cường độ khác nhau. Các chuyên gia cho rằng, đây có thể là động đất kích thích, gây ra bởi hồ chứa thủy điện.

Động đất từ Kon Tum lan sang Quảng Ngãi, Quảng Nam

Theo bản tin của Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, vào 7 giờ 36 phút 44 giây (giờ Hà Nội) ngày 28/8, một trận động đất mạnh 2,5 độ richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ (14,817 độ Vĩ Bắc, 108,440 độ Kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Vị trí động đất được xác định là xảy ra tại khu vực huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Đây là địa phần nằm giáp ranh với tỉnh Kon Tum, nơi đã xảy ra đến 28 trận động đất trong tháng 8/2022. Trước đó, ngày 27/8, một trận động đất mạnh 3,0 độ richter cũng xảy ra tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Và cũng trong ngày 27/8, đã có 3 trận động đất.
Động đất  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2022
Nguyên nhân gây ra 12 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum
Theo các nhà khoa học, những trận động đất này liên quan đến chuỗi động đất kích thích xảy ra ở Kon Tum trong thời gian gần đây.
Trước đó, ngày 23/8, trận động đất có độ lớn 4,7 độ ở Kon Plông, tỉnh Kon Tum cũng khiến nhiều địa phương giáp ranh với tỉnh này bị ảnh hưởng. Tại một số khu vực, người dân cảm nhận được sự rung lắc mạnh nên bỏ chạy ra ngoài. Các điểm xảy ra động đất nằm trong đứt gãy Rào Quán - A Lưới.
TS.Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, trong vòng khoảng hơn 100 năm, từ năm 1903 đến năm 2020, khu vực huyện Kon Plông chỉ ghi nhận khoảng 33 trận động đất có độ lớn từ 2,5 trở lên.
Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay đã xảy ra một loạt trận động đất với khoảng gần 200 trận mới.
"Tần suất các trận tăng lên đột biến", - TS.Xuân Anh cho biết.
Theo số liệu của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, các trận động đất trong quá khứ ở khu vực Kon Plông xảy ra ít, mức độ nhẹ, cao nhất chỉ ở mức 3,9 độ. Trận động đất gần nhất có độ lớn 4,7 richter, cao hơn với các trận trong lịch sử, nhưng cũng chỉ là trận động đất ở mức trung bình trên thang đo quốc tế.

Động đất kích thích do hồ chứa thuỷ điện

Theo ông Xuân Anh, đây là động đất kích thích, gây ra bởi hồ chứa thủy điện. Hiện vẫn cần tiếp tục quan trắc hoạt động động đất, nghiên cứu các mạng trạm để đánh giá chi tiết, xem xét các đứt gãy ở khu vực và vấn đề tích nước.
Động đất kích thích được cho là do tác động của con người vào thiên nhiên gây ra động đất, chứ không phải động đất thiên nhiên như ở các khu vực phía bắc, do đới đứt gãy tự nhiên.
PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn Viện Vật lý địa cầu, cho biết động đất kích thích có quy luật dễ hiểu, đa phần xảy ra ở khu vực có hồ chứa hoạt động, nhất là hồ thủy điện hoặc hồ chứa tích nước lớn.
Một góc thị trấn Măng Đen, Kon Tum.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Kon Tum động đất mạnh nhất trong hơn 1 thế kỷ, Quảng Nam-Đà Nẵng rung lắc, dân bỏ chạy
Cụ thể, khi hồ chứa tích nước, lượng nước gây ra sức ép lớn xuống đáy hồ, kết hợp với những đứt gãy địa phương (dù nhỏ), gia tăng ứng suất của cột nước lớn sẽ gây ra động đất kích thích.
Các trận động đất kích thích thường xảy ra theo một chu kỳ, sau thời gian tích nước và thời kỳ mùa mưa. Khi đã lên đến đỉnh nào đó sẽ bắt đầu nhỏ dần đi, thành chuỗi các trận động đất trung bình và vừa, sau đó tắt dần.
"Thời gian tắt dần bao lâu sẽ cần phải nghiên cứu, phụ thuộc vào các trạm quan trắc địa phương, do ở những vùng khác nhau thì chu kì lặp lại cũng sẽ khác nhau", - ông Phương nói.
PGS.TS Cao Đình Triều cho biết, huyện Kon Plông có thể xảy ra kịch bản động đất kích thích như ở sông Tranh 2.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Động đất ở Kon Tum vượt mốc lịch sử: Chuyên gia kiến nghị gì?
Theo đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 bắt đầu từ năm 2012, kéo dài cho đến nay với hàng trăm trận lớn nhỏ. Các đợt địa chấn này đã gây xáo trộn đời sống người dân hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) trong thời gian dài.
Rất có thể, trong thời gian tới, Kon Tum vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận các trận động đất xảy ra.
PGS. Cao Đình Triều cũng lưu ý, nền địa chất tại khu vực xảy ra động đất ở Kon Plông bị phong hóa khá mạnh nên người dân cảm nhận được rung chấn rõ do động đất gây ra, thậm chí kèm theo những tiếng nổ trong lòng đất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала