https://kevesko.vn/20220823/kon-tum-dong-dat-manh-nhat-trong-hon-1-the-ky-quang-nam-da-nang-rung-lac-dan-bo-chay-17290404.html
Kon Tum động đất mạnh nhất trong hơn 1 thế kỷ, Quảng Nam-Đà Nẵng rung lắc, dân bỏ chạy
Kon Tum động đất mạnh nhất trong hơn 1 thế kỷ, Quảng Nam-Đà Nẵng rung lắc, dân bỏ chạy
Sputnik Việt Nam
Trong khi tại huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum ghi nhận trận động đất 4,7 độ richter, được đánh giá là mạnh nhất trong hơn một thế kỷ qua thì tại Quảng Nam – Đà... 23.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-23T17:36+0700
2022-08-23T17:36+0700
2022-08-23T17:37+0700
việt nam
trận động đất
kon tum
thiên nhiên
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/17/17290980_42:0:2190:1208_1920x0_80_0_0_38fd1582eed86463434fb162272f7188.jpg
Viện Vật lý địa cầu trước đó đánh giá khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và các vùng lân cận thuộc đới đứt gãy nhỏ, động đất chủ yếu là động đất kích thích, xảy ra do hồ thuỷ điện tích nước.Kon Tum: Động đất mạnh nhất trong hơn 1 thế kỷNgày 23 tháng 8, một trận động đất 4,7 độ richter xảy ra ở huyện Kon Plông, là trận động đất mạnh nhất được ghi nhận ở Kon Tum trong hơn một thế kỷ vừa qua.Trận động đất mạnh khiến nhiều người dân địa phương sống quanh khu vực lân cận cảm nhận rõ rung chấn, có người bị hoảng sợ.Theo trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thông tin, vào lúc 14h08, trận động đất xảy ra ở độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2km tại vị trí có tọa độ 14.768 độ vĩ Bắc, 108.209 độ kinh Đông gây chấn động một khu vực rộng lớn.Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã phát đi cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở cấp 1 và đây cũng là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay tại huyện Kon Plông, Kon Tum.Cụ thể, theo số liệu thống kê của Viện Vật lý địa cầu, đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra ở Kon Tum trong hơn chuỗi hàng trăm trận động đất tính từ tháng 4/2021 đến nay, cũng là trận động đất mạnh nhất trong hơn một thế kỷ qua ở khu vực này.Trước đó, trận động đất mạnh nhất có độ lớn 4.5 xảy ra ngày 18/4, gây rung chấn mạnh cho Kon Plông và khu vực lân cận cũng đã được các chuyên gia địa chất hàng đầu của Việt Nam mổ xẻ, phân tích, xác định nguyên nhân gây ra động đất.Chủ tịch xã Đắk Nên, huyện huyện Kon Plông Trần Thanh Minh cho biết, trong lúc ông đang ngồi họp trong phòng nghe tiếng rung lắc dữ dội khoảng 3-5 giây khiến nhiều người lo lắng, hoảng sợ.Tuy nhiên, theo ông Minh, sau khi rà soát ban đầu địa phương chưa ghi nhận thiệt hại sau trận động đấtcả về người và của.Quảng Nam – Đà Nẵng cảm nhận rõ rung chấnSau trận động đất 4,7 độ richer lúc 14:08, theo Viện Vật lý địa cầu, vào lúc 14 giờ 11 phút 36 giây ngày 23/8, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tumtiếp tục ghi nhận một trận động đất có độ lớn 3.6 Richter.Tâm chấn xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.796 độ vĩ Bắc, 108.252 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.Hiện tại, trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi 2 trận động đất này.Đáng chú ý, không chỉ ở Kon Tum, người dân các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Gia Lai cũng cảm nhận rất rõ sự rung lắc. Trao đổi với báo chí chiều 23 tháng 8, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thông tin, nhiều xã trên địa bàn huyện vừa báo cáo có xảy ra động đất, dân địa phương có nhiều người bị hoảng sợ.Chủ tịch huyện Nam Trà My nhấn mạnh vào thời điểm xảy ra động đất ông đang đi công tác ở huyện Bắc Trà My nhưng cũng cảm nhận rõ rung lắc. Nhiều người đang họp trong hội trường cũng giật mình bỏ chạy.Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho hay, tại xã Trà Cang, người dân đang tiêm vaccine khi cảm nhận rung chấn đã sợ và bỏ chạy.Cần nghiên cứu thêm về động đất ở Kon TumThực tế, tại địa phận huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, động đất liên tiếp xảy ra trong thời gian từ tháng 4/2021 đến nay (tháng 8/2022) ngay khi công trình Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước và vận hành tổ máy số 1 vào ngày 24/3/2021 năm ngoái.Chỉ trong hơn 1 năm, huyện Kon Plông được cho là đã ghi nhận hơn 200 trận động đất, gấp gần 6 lần số trận động đất xảy ra ở đây trong hơn một thế kỷ trước đó.Trước đó, các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu bước đầu đánh giá về động đất ở Kon Plông. Theo kết quả kiểm tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của động đất, Viện Vật lý địa cầu kết luận các trận động đất xảy ra từ tháng 3/2021 đến 4/2022 có độ lớn M = 1,6 - 4,5 tại khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum và lân cận gây chấn động lớn nhất là cấp V theo thang MSK-64. Với cường độ chấn động như vậy, các nhà khoa học cho rằng, chưa đến mức độ nghiêm trọng.Bước đầu, Viện Vật lý địa cầu lý giải động đất khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây về chế độ kiến tạo và hoạt động động đất tại khu vực Kon Tum và lân cận chưa đủ độ chi tiết, đồng thời, chưa có những nghiên cứu chi tiết về động đất kích thích trong khu vực. Vì vậy, Viện Vật lý địa cầu cho rằng, cần có thêm nghiên cứu chi tiết để phục vụ xác định nguyên nhân, mức độ nguy hiểm động đất và đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp.Thông thường, động đất kích thích xảy ra khi hồ chứa thủy điện hoặc thủy lợi hoạt động tích nước, tạo sức ép lên hệ thống đứt gãy bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với hoạt động tự nhiên.Riêng ở Việt Nam, động đất kích thích từng xảy ra tại thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Đắk Đrink. Trong đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 kéo dài từ năm 2012 đến nay với hàng trăm trận, từng gây xáo trộn đời sống người dân hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) trong thời gian dài.Đáng chú ý, động đất kích thích có thể kéo dài vài năm nhưng cũng có thể kéo dài vài chục năm như từng xảy ra tại Ấn Độ. Do đó, Viện Vật lý Địa cầu đề xuất sớm phê duyệt và triển khai "Nghiên cứu đánh giá hoạt động động đất khu vực tỉnh Kon Tum và lân cận phục vụ công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai do động đất gây ra" với các nội dung chính là làm rõ nguyên nhân phát sinh chuỗi động đất xảy ra tại huyện Kon Plông và lân cận như trong thời gian qua.Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng, cần tìm ra mối liên hệ giữa hoạt động động đất và tích nước hồ chứa; dự báo xu thế hoạt động động đất; đánh giá độ nguy hiểm và xây dựng các kịch bản ứng phó có thể xảy ra cho khu vực huyện Kon Plông và lân cận. Đồng thời, quá trình triển khai cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị quản lý khai thác thủy điện trên địa bàn.Việc cần làm trước hết là kiến nghị các bên liên quan thiết lập nhanh mạng trạm quan sát động đất địa phương (dự kiến gồm 8 trạm, trong đó có 3 trạm đã triển khai từ tháng 5/2021) tại huyện Kon Plông và lân cận, phục vụ công tác báo tin động đất kịp thời.
https://kevesko.vn/20220419/dong-dat-o-kon-tum-vuot-moc-lich-su-chuyen-gia-kien-nghi-gi-14816700.html
https://kevesko.vn/20220418/kon-tum-lien-tiep-xay-ra-dong-dat-bat-thuong-viet-nam-sap-hop-khan-14798134.html
https://kevesko.vn/20191121/dong-dat-manh-o-lao-co-gay-nguy-hiem-cho-viet-nam-8269653.html
kon tum
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/17/17290980_310:0:1921:1208_1920x0_80_0_0_bacb9f7a4b5db6491d0c37e70404cbe4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, trận động đất, kon tum, thiên nhiên
việt nam, trận động đất, kon tum, thiên nhiên
Viện Vật lý địa cầu trước đó đánh giá khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và các vùng lân cận thuộc đới đứt gãy nhỏ, động đất chủ yếu là động đất kích thích, xảy ra do hồ thuỷ điện tích nước.
Kon Tum: Động đất mạnh nhất trong hơn 1 thế kỷ
Ngày 23 tháng 8, một trận động đất 4,7 độ richter xảy ra ở huyện Kon Plông, là trận động đất mạnh nhất được ghi nhận ở Kon Tum trong hơn một thế kỷ vừa qua.
Trận động đất mạnh khiến nhiều người dân địa phương sống quanh khu vực lân cận cảm nhận rõ rung chấn, có người bị hoảng sợ.
Theo trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thông tin, vào lúc 14h08, trận động đất xảy ra ở độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2km tại vị trí có tọa độ 14.768 độ vĩ Bắc, 108.209 độ kinh Đông gây chấn động một khu vực rộng lớn.
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã phát đi cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở cấp 1 và đây cũng là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay tại huyện Kon Plông, Kon Tum.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Viện Vật lý địa cầu, đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra ở Kon Tum trong hơn chuỗi hàng trăm trận động đất tính từ tháng 4/2021 đến nay, cũng là trận động đất mạnh nhất trong hơn một thế kỷ qua ở khu vực này.
Trước đó, trận động đất mạnh nhất có độ lớn 4.5 xảy ra ngày 18/4, gây rung chấn mạnh cho Kon Plông và khu vực lân cận cũng đã được các chuyên gia địa chất hàng đầu của Việt Nam mổ xẻ, phân tích, xác định nguyên nhân gây ra động đất.
Chủ tịch xã Đắk Nên, huyện huyện Kon Plông Trần Thanh Minh cho biết, trong lúc ông đang ngồi họp trong phòng nghe tiếng rung lắc dữ dội khoảng 3-5 giây khiến nhiều người lo lắng, hoảng sợ.
Tuy nhiên, theo ông Minh, sau khi rà soát ban đầu địa phương chưa ghi nhận thiệt hại sau trận động đấtcả về người và của.
Quảng Nam – Đà Nẵng cảm nhận rõ rung chấn
Sau trận động đất 4,7 độ richer lúc 14:08, theo Viện Vật lý địa cầu, vào lúc 14 giờ 11 phút 36 giây ngày 23/8, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tumtiếp tục ghi nhận một trận động đất có độ lớn 3.6 Richter.
Tâm chấn xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.796 độ vĩ Bắc, 108.252 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Hiện tại, trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi 2 trận động đất này.
Đáng chú ý, không chỉ ở Kon Tum, người dân các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Gia Lai cũng cảm nhận rất rõ sự rung lắc. Trao đổi với báo chí chiều 23 tháng 8, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thông tin, nhiều xã trên địa bàn huyện vừa báo cáo có xảy ra động đất, dân địa phương có nhiều người bị hoảng sợ.
Chủ tịch huyện Nam Trà My nhấn mạnh vào thời điểm xảy ra động đất ông đang đi công tác ở huyện Bắc Trà My nhưng cũng cảm nhận rõ rung lắc. Nhiều người đang họp trong hội trường cũng giật mình bỏ chạy.
“Nhiều xã đã báo cáo có xảy ra trận động đất, có thể mạnh nhất từ trước tới nay mà người dân cảm nhận được”, - ông Dũng nói.
Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho hay, tại xã Trà Cang, người dân đang tiêm vaccine khi cảm nhận rung chấn đã sợ và bỏ chạy.
“Các cán bộ, người dân nghe tiếng động mạnh, rung lắc dữ dội bỏ chạy ra khỏi nhà”, - vị này cho biết và khẳng định, hiện vẫn chưa ghi nhận có thiệt hại về người và tài sản.
Cần nghiên cứu thêm về động đất ở Kon Tum
Thực tế, tại địa phận huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, động đất liên tiếp xảy ra trong thời gian từ tháng 4/2021 đến nay (tháng 8/2022) ngay khi công trình Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước và vận hành tổ máy số 1 vào ngày 24/3/2021 năm ngoái.
Chỉ trong hơn 1 năm, huyện Kon Plông được cho là đã ghi nhận hơn 200 trận động đất, gấp gần 6 lần số trận động đất xảy ra ở đây trong hơn một thế kỷ trước đó.
Trước đó, các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu bước đầu đánh giá về động đất ở Kon Plông. Theo kết quả kiểm tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của động đất, Viện Vật lý địa cầu kết luận các trận động đất xảy ra từ tháng 3/2021 đến 4/2022 có độ lớn M = 1,6 - 4,5 tại khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum và lân cận gây chấn động lớn nhất là cấp V theo thang MSK-64. Với cường độ chấn động như vậy, các nhà khoa học cho rằng, chưa đến mức độ nghiêm trọng.
Bước đầu, Viện Vật lý địa cầu lý giải động đất khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây về chế độ kiến tạo và hoạt động động đất tại khu vực Kon Tum và lân cận chưa đủ độ chi tiết, đồng thời, chưa có những nghiên cứu chi tiết về động đất kích thích trong khu vực. Vì vậy, Viện Vật lý địa cầu cho rằng, cần có thêm nghiên cứu chi tiết để phục vụ xác định nguyên nhân, mức độ nguy hiểm động đất và đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp.
Thông thường, động đất kích thích xảy ra khi hồ chứa thủy điện hoặc thủy lợi hoạt động tích nước, tạo sức ép lên hệ thống đứt gãy bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với hoạt động tự nhiên.
21 Tháng Mười Một 2019, 14:02
Riêng ở Việt Nam, động đất kích thích từng xảy ra tại thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Đắk Đrink. Trong đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 kéo dài từ năm 2012 đến nay với hàng trăm trận, từng gây xáo trộn đời sống người dân hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) trong thời gian dài.
Đáng chú ý, động đất kích thích có thể kéo dài vài năm nhưng cũng có thể kéo dài vài chục năm như từng xảy ra tại Ấn Độ. Do đó, Viện Vật lý Địa cầu đề xuất sớm phê duyệt và triển khai
"Nghiên cứu đánh giá hoạt động động đất khu vực tỉnh Kon Tum và lân cận phục vụ công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai do động đất gây ra" với các nội dung chính là làm rõ nguyên nhân phát sinh chuỗi động đất xảy ra tại huyện Kon Plông và lân cận như trong thời gian qua.
Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng, cần tìm ra mối liên hệ giữa hoạt động động đất và tích nước hồ chứa; dự báo xu thế hoạt động động đất; đánh giá độ nguy hiểm và xây dựng các kịch bản ứng phó có thể xảy ra cho khu vực huyện Kon Plông và lân cận. Đồng thời, quá trình triển khai cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị quản lý khai thác thủy điện trên địa bàn.
Việc cần làm trước hết là kiến nghị các bên liên quan thiết lập nhanh mạng trạm quan sát động đất địa phương (dự kiến gồm 8 trạm, trong đó có 3 trạm đã triển khai từ tháng 5/2021) tại huyện Kon Plông và lân cận, phục vụ công tác báo tin động đất kịp thời.
“Phải thực hiện ngay nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra cho nhà quản lý và người dân”, - Viện Vật lý địa cầu lưu ý.