VATM lo xung đột vùng trời giữa Tân Sơn Nhất và sân bay quân sự Biên Hoà

CC BY 3.0 / Lưu Ly / Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2022
Đăng ký
Theo lập luận của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) gửi Bộ Giao thông vận tải, việc đưa sân bay quân sự Biên Hoà vào khai thác lưỡng dụng (sân bay quân sự kết hợp với dân dụng), sẽ làm giảm năng lực cất cánh của sân bay Tân Sơn Nhất vì xung đột vùng trời.
Nguyên nhân là vì sân bay Biên Hòa có hướng đường cất hạ cánh giao cắt rất sớm với đường cất hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất ở cự ly 28 km về phía đông, nên dẫn đến hoạt động cất hạ cánh của 2 sân bay này bị tác động qua lại, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Nghiên cứu chuyển sân bay quân sự thành lưỡng dụng

Hồi tháng 7/2022, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một “Tổ công tác” nhằm nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại sân bay quân sự Thành Sơn (Ninh Thuận) và sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai) do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm tổ trưởng.
Theo đó, tại tờ trình, Bộ Giao thông vận tải đề nghị đối với sân bay quân sự Thành Sơn, Biên Hòa, tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức khảo sát, đánh giá vị trí, vai trò, hiện trạng hạ tầng, đất đai của các sân bay quân sự Thành Sơn, Biên Hòacũng như đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, vùng trời khu vực xung quanh các sân bay.
Bộ GTVT cũng đề nghị đánh giá điều kiện, khả năng tổ chức khai thác hàng không dân dụng tại các sân baycũng như các ảnh hưởng tới tổ chức, khai thác, nhu cầu vận tải các các cảng hàng không lân cận.
Trong quá trình lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã có nhiều ý kiến đề nghị quy hoạch sân bay Thành Sơn và Biên Hòa là sân bay lưỡng dụng, kết hợp phục vụ quân sự và dân dụng để tận dụng cơ sở hạ tầng có sẵn của các sân bay này.
Tuy nhiên, trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải không đưa cả 2 sân bay Thành Sơn và Biên Hòa vào dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hồi cuối tháng 4 vừa qua, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 2635/VPCP – CN thành lập tổ công tác triển khai các sân bay Thành Sơn và Biên Hòa để có cơ sở xem xét việc chuyển hai sân bay quân sự này thành các sân bay lưỡng dụng (sân bay quân sự kết hợp với dân dụng), giúp Ninh Thuận, Đồng Nai có động lực mới để phát triển đột phá trong thời gian tới.
Trình bày với Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công các tổ phó gồm: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Tổ phó thường trực), lãnh đạo Bộ Quốc phòng (Tổ phó).
Các thành viên tổ công tác là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Công an; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tư pháp; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và UBND các tỉnh: Quảng Nam, Ninh Thuận, Đồng Nai.

“Từ đó nghiên cứu, đề xuất sơ bộ phương án đầu tư, phương án tổ chức khai thác trong trường hợp bổ sung quy hoạch hai sân bay quân sự: Thành Sơn (Ninh Thuận) và sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai) trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, - Bộ GTVT đề xuất.

Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2022
Sân bay thứ hai của Hà Nội sẽ đặt ở đâu?

Xung đột vùng trời với sân bay Tân Sơn Nhất và Biên Hoà

Mới đây, Tổng Công ty Quản lý Bay Việt Nam (VATM) đã có báo cáo Bộ GTVT về năng lực điều phối cất hạ cánh của các sân bay phía Nam trong trường hợp đưa sân bay quân sự Biên Hòa và khai thác dân dụng.
Cụ thể, qua rà soát, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nêu kết luận việc khai thác dân dụng sân bay Biên Hòa sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động bay trong tương lai của cụm sân bay Tân Sơn Nhất - Long Thành. Cụ thể theo VATM, điều này sẽ dẫn đến làm giảm năng lực cất hạ cánh các sân bay này.
Nguyên nhân, theo VATM,sân bay Biên Hòa có hướng đường cất hạ cánh giao cắt rất sớm với đường cất hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất ở cự ly 28 km về phía đông, nên dẫn đến hoạt động cất hạ cánh của 2 sân bay này bị tác động qua lại, tiềm ẩn nguy cơ xung đột vùng trời.

“Sự xung đột này có thể được giải quyết thông qua biện pháp trì hoãn, sắp xếp thứ tự chuyến bay xen kẽ nhau, nhưng sẽ làm giảm năng lực khai thác vùng trời của mỗi sân bay”, - VATM lưu ý.

Đơn vị này cũng nhấn mạnh, sân bay Long Thành tuy cũng có sự chênh lệch về hướng đường cất hạ cánh với sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau không quá lớn vì cự ly giao cắt lên tới 60 km.
Theo VATM, hiện tổng năng lực khai thác vùng trời tối đa cho cụm sân bay Long Thành - Tân Sơn Nhất là 147 lần chuyến/giờ, trong đó Tân Sơn Nhất 52 lần chuyến, Long Thành 95 lần chuyến.
Boeing 737-300 của Pacific Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Một hãng hàng không bán vé máy bay giá rẻ của Việt Nam có thể bị xóa sổ?
Trong trường hợp cho máy bay dân dụng khai thác sân bay Biên Hòa với giả thiết 15 lần chuyến, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ước lượng tổng năng lực của cụm sân bay vẫn giữ nguyên, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giảm còn 37 lần chuyến, Long Thành vẫn giữ nguyên 95 lần chuyến.
Theo kế hoạch mà Bộ GTVT đề xuất trước đó, tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng việc chuyển các sân bay quân sự thành các sân bay lưỡng dụng trong quý 3/2022 này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала